"Hôm nay anh đọc cuốn sách gì vậy?"
Cà phê tối - 20/04/2022 14:10 PHẠM XUÂN DŨNG
Ngày nay tuy có điều kiện hơn nhưng việc đọc sách xem ra vẫn là nhu cầu xa xỉ, nhất là khi các phương tiện nghe nhìn chiếm ưu thế trong đời sống .Ảnh minh họa: Internet |
Một dân tộc rất lười đọc sách? Có phải thế không khi thống kê gần đây cho thấy bình quân mỗi người Việt mỗi năm đọc 4 cuốn sách, trong khi các nước phát triển như Nhật, Pháp con số này là 20 cuốn, còn các nước trong khu vực thì như Malaysia là 10 cuốn, Singapore là 14 cuốn...
Vì sao một dân tộc được xem là từ ngày xưa đã coi trọng sách thánh hiền, có truyền thống hiếu học lại lười đọc sách. Câu hỏi này muốn trả lời đầy đủ và chính xác chắc các nhà văn hóa, xã hội học... sẽ góp phần giải đáp nhưng từ trải nghiệm cá nhân và tham vấn cộng đồng cũng có thể nêu lên một số ý kiến.
Dân tộc ta tuy có truyền thống trọng sách thánh hiền, đề cao đạo học nhưng ngày xưa đọc sách, học hành dù vẫn có ý thức trau dồi kiến thức và đạo lý nhưng mục đích cao nhất, là học để thi cử, đỗ đạt rồi làm quan. Có lẽ việc đọc sách tuy có đề cao nhưng chưa phải là nhu cầu tự thân, tự giác nên chưa thể hình thành văn hóa đọc. Hơn nữa ngày xưa, người có điều kiện học hành còn ít, nên số người biết chữ và đọc sách cũng chỉ là phần nhỏ.
Cũng do xuất xứ như vậy nên dù ngày nay tuy có điều kiện hơn nhưng việc đọc sách xem ra vẫn là nhu cầu xa xỉ, nhất là khi các phương tiện nghe nhìn chiếm ưu thế trong đời sống hằng ngày. Điều đáng lo ngại là không chỉ những người lao động bình thường, nông dân lười đọc sách mà ngay cả những người được coi là trí thức, bằng cấp nhiều cũng không mặn mà với đọc sách, kể cả một số không ít như chính khách, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, sinh viên, học sinh...
Rồi khi mạng xã hội lan tỏa thì việc đọc sách xem ra càng lép vế. Đương nhiên sẽ có nhiều người nêu ra lý do bận hoặc ca cẩm: "Lo chạy ăn, chạy mặc, tiền học, tiền cưới... đã mệt phờ, hơi đâu mà đọc sách..." và cả ngàn lý do khác, nhưng những điều đó có thể có lý nhưng cũng không phải là căn nguyên chủ yếu. Đơn giản chỉ vì dân ta lười đọc sách, biết sách có ích nhưng vẫn không đọc.
Rất nhiều người gặp nhau, chỉ hỏi chuyện công việc, thăng tiến, phát tài, mua xe, mua đất, sắm áo quần, đi du lịch đó đây, không thì bàn tán những thông tin giật gân trên mạng... nên không mấy người hỏi chuyện đọc sách, thậm chí nếu hỏi sẽ bị coi là hâm hâm, gàn gàn, hay bị chê là ra vẻ trí thức, lập dị...
Nhiều nhà có điều kiện kinh tế khá giả, thậm chí giàu có nhưng chi chăm chút cho tủ rượu mà không ngó ngàng gì đến tủ sách, nếu có cũng chỉ để trưng bày làm mặt trang trí mà thôi. Nhiều người bỏ ra cả chục triệu, thậm chí trăm triệu mua cây cảnh nhưng chỉ cần bỏ vài trăm ngàn mua một cuốn sách người ta cũng tiếc.
Đáng buồn là một số người có địa vị xã hội được tặng sách, đã không đọc còn bán cho mấy bà đồng nát... Có một nghịch lý là ngày trước nghèo khổ, thiếu thốn đủ bề thì lại chăm đọc sách, nay có điều kiện thì nhiều khi không muốn ngó ngàng đến nó.
Muốn tôn vinh sách và cổ vũ cho văn hóa đọc thực sự thì trước hết những người lớn, những người có vị trí trong xã hội, những trí thức phải tự nhìn nhận lại để có sự điều chỉnh cần thiết. Mặt khác các gia đình cũng cần tác dụng của sách mà ham đọc, truyền tình yêu này lại cho con cháu. Nếu không tạo dựng được tinh thần hiếu học thực sự, truyền lửa cho nhu cầu ham hiểu biết, khám phá thì văn hóa đọc không thể phát triển.
Chưa kể còn phải định hướng để lớp trẻ không đọc những cuốn sách nhàm chàn, vô thưởng vô phạt, thậm chí là độc hại. Và cũng đừng để tình trạng ở thành phố thì thừa sách nhưng ít người đọc, còn ở nông thôn, nhiều nơi cần sách thì lại không có.
Nhà nước cần có một chính sách lớn, từ khuyến khích các tác giả có tác phẩm giá trị bằng hỗ trợ kinh phí cho nhuận bút và xuất bản, phát hành, tổ chức những cuộc thi, những sinh hoạt chuyên đề nói chuyện về sách, tổ chức các tủ sách cộng đồng, đầu tư cho thư viện... thì mới cải thiện được văn hóa đọc.
Nếu người Việt gặp nhau mà chưa hỏi đến chuyện đọc sách... thì mọi sự của văn hóa đọc vẫn chưa thay đổi.
Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
Mối lương duyên giữa văn học và điện ảnh Nếu thơ phổ nhạc là một cuộc "hôn phối nghệ thuật" thường khá dịu êm thì chuyển thể từ truyện ngắn thành phim phần lớn ... |
Người lao động nên dành một giờ đọc sách mỗi ngày Với áp lực của công việc, chuyện cơm áo gạo tiền, nhiều NLĐ không có quỹ thời gian dành cho bản thân, cũng như việc ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh