Thứ ba 07/05/2024 19:54

Hội nghị Trung ương 8, khoá XIII và cải cách tiền lương

Đảng với công nhân - PHẠM XUÂN DŨNG

Trong nhiều vấn đề quốc gia đại sự mà Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa XIII đang diễn ra thì có một nội dung được dư luận hết sức chú ý là cải cách tiền lương vào tháng 1/ 7/2024 sắp tới.
Hội nghị Trung ương thứ 8, khoá XIII và cải cách tiền lương
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa XIII- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cải cách tiền lương liên quan thiết thân đến đời sống của lực lượng vũ trang, những người làm công ăn lương và gia đình của họ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bộ máy hành chính, trách nhiệm công vụ và hiệu quả lao động, chi phối sâu rộng đến quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Ngay trong diễn văn khai mạc trọng thể Hội nghị ngày 2/10, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến vấn đề cải cách tiền lương mới. Diễn văn nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ hệ trọng trong thời gian sắp tới:

“ …Từ đó, xác định rõ ràng, đúng đắn những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của những tháng còn lại của năm 2023 và cho năm 2024; trong đó có sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024”.

Cơ sở để cải cách tiền lương

Về mặt khái quát thì lương thấp, lương chưa phù hợp với lao động và cống hiến sẽ không thể động viên, khuyến khích cán bộ, công nhân viên, người lao động… toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ, công việc được giao, khiến cho sự vận hành của bộ máy không thể nhanh gọn, thông suốt và hiệu quả như mong muốn và yêu cầu của thực tế.

Theo cách hiểu chính thống thì: cải cách tiền lương là một quá trình thay đổi cơ bản và toàn diện về chính sách tiền lương đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động.

Mục tiêu của cải cách tiền lương là xây dựng một hệ thống tiền lương công bằng, hợp lý, khuyến khích sự nỗ lực và sáng tạo của người lao động, phù hợp với năng lực, trình độ và hiệu quả công việc.

Cải cách tiền lương cũng nhằm tạo ra sự đồng bộ, hài hòa và tương quan giữa khu vực công và khu vực tư.

Cụ thể tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về chính sách cải cách tiền lương có nêu rõ:

- “Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

- Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước”.

Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và lộ trình cải cách tiền lương, mới nhất là việc tăng lương cơ sở từ 1,490 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở trước khi được tăng.

Hội nghị Trung ương 8, khoá XIII và cải cách tiền lương
Cải cách tiền lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bộ máy hành chính, trách nhiệm công vụ và hiệu quả lao động. Ảnh minh hoạ: Người lao động.

Căn cứ để cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018:

- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.

- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.

- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Bảng lương mới ở khu vực công khi cải cách tiền lương

Căn cứ theo điểm b khoản 3.1 Tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW quy định về xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:

Hội nghị Trung ương thứ 8, khoá XIII và cải cách tiền lương
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:

(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Chủ trương cải cách tiền lương đã được tiếp tục thể hiện rõ nét trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8 lần này và đang được Quốc hội, Chính phủ tích cực triển khai. Tiền lương theo đổi theo hướng phù hợp, công bằng với năng lực cống hiến và hiệu quả công việc, thiết thực góp phần rất quan trọng vào cải cách hành chính, minh bạch thông tin và công khai thu nhập, là “cú hích” vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, nâng cao dân sinh và dân chủ, bảo đảm thắng lợi việc thực hiện các nhiện vụ chính trị trọng tâm mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Nguyên Bí thư và nguyên Chủ tịch Quảng Ninh bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

Ngày 5/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị và Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh và nhiều tổ chức đảng trực thuộc vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Vi phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã gây hậu quả nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý vi phạm phải thi hành kỷ luật, một số đảng viên bị khởi tố hình sự, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng.

Hội nghị Trung ương 8, khoá XIII và cải cách tiền lương
Ông Nguyễn Văn Đọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Ảnh: Hoàng Hà (vietnamnet.vn)

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng kết luận, ông Nguyễn Văn Đọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Ông Đọc còn ký và để cấp dưới ký một số văn bản có nội dung vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm tại các dự án, gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) và Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện, thiệt hại lớn ngân sách Nhà nước.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận, vi phạm, khuyết điểm của Nguyễn Văn Đọc gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.

Với các ông, bà: Nguyễn Đức Long, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; Đặng Huy Hậu, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh; Vũ Thị Thu Thủy, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND, Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Các ông, bà nêu trên còn ký nhiều văn bản có nội dung vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm tại các dự án, gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) và Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện, thiệt hại lớn ngân sách Nhà nước.

Vi phạm, khuyết điểm của các ông, bà: Nguyễn Đức Long, Đặng Huy Hậu, Vũ Thị Thu Thủy gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.

Ông Vũ Xuân Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc của Đảng ủy Sở Y tế, Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Ông Diện cũng ký một số văn bản có nội dung vi phạm pháp luật của Nhà nước; thiếu trách nhiệm, để xảy ra vụ án tham nhũng nghiêm trọng tại Dự án Bệnh viện Sản Nhi, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự, gây thiệt hại lớn ngân sách Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.

Các ông: Nguyễn Ngọc Thu, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Trần Văn Hùng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc của Đảng ủy cơ quan, Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; ký một số văn bản có nội dung vi phạm pháp luật của Nhà nước; thiếu trách nhiệm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với các ông, bà: Nguyễn Văn Đọc, Nguyễn Đức Long, Đặng Huy Hậu, Vũ Xuân Diện, Vũ Thị Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Thu, Trần Văn Hùng.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.

Nguồn: vietnamnet.vn

Thủ tướng: Đề xuất nâng lương cơ sở thêm 20,8% Thủ tướng: Đề xuất nâng lương cơ sở thêm 20,8%

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa thông tin về phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ công chức, viên chức lên 20,8% ...

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của cải cách chính sách ...

Lộ trình cải cách tiền lương đến năm 2024 Lộ trình cải cách tiền lương đến năm 2024

Sau khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2023, vấn đề cải cách tiền lương 2024 được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức quan ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Từ người lầm lỡ thành đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế

Đảng với công nhân -

Từ người lầm lỡ thành đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế

Nhiều người khi nhắc về đồng chí Lò Văn Dũng (sinh năm 1969, dân tộc Thái) - Chi ủy viên Chi bộ bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đều dành sự kính trọng, yêu mến về nỗ lực vươn lên từ vũng bùn ma túy, về sự dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế.

Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Đảng với công nhân -

Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, đồng chí Trần Phú luôn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng Đảng. Mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, đồng chí đã cống hiến trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong đó có những đóng góp quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho các thế hệ cán bộ, đảng viên.

Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao

Đảng với công nhân -

Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm và các biểu hiện tiêu cực là một trong những nguyên nhân khiến bản chất giai cấp công nhân trong một số cán bộ, đảng viên bị mai một, gây ra nhiều hệ lụy. Chỉnh Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao làm nguồn bổ sung cho Đảng và tăng cường cho xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa là đòi hỏi khách quan vừa là vấn đề nổi cộm, bức thiết.

Người đảng viên công nhân làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng

Đảng với công nhân -

Người đảng viên công nhân làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng

Sẽ không quá lời khi gọi anh Nguyễn Văn Biên - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam là “vua sáng chế” khi mới hơn 10 năm công tác, anh đã có đến gần 20 sáng chế, có giá trị làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng.

Nữ đảng viên từ chối làm tổ trưởng để là… công nhân may

Đảng với công nhân -

Nữ đảng viên từ chối làm tổ trưởng để là… công nhân may

Có năng lực, chuyên môn cùng với sự gương mẫu, trách nhiệm, chị Đồng Thị Mộng Thơ – Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 (Thái Nguyên) nhiều lần được cất nhắc làm tổ trưởng một chuyền may nhưng chị từ chối để được là… công nhân may.

Cha con công nhân nối gương nhau vào Đảng

Đảng với công nhân -

Cha con công nhân nối gương nhau vào Đảng

Mặc dù làm công việc chân tay nặng nhọc nhưng anh Vũ Xuân Hoàn vẫn động viên con gái vào làm tại công ty và tiếp nối anh đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc? Tôi công nhân

Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc?

Theo quy định của pháp luật, người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình.

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần năm 2024: Người lao động cần biết Tôi công nhân

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần năm 2024: Người lao động cần biết

Theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ hằng tuần ít nhất là 1 ngày. Trong trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hằng tuần thì sẽ bố trí nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 6/5/2024 Infographic

10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 6/5/2024

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024. Dưới đây là 10 đơn vị có số đoàn viên tham gia dự thi đông nhất tính đến 10 giờ,
Bản tin công nhân: Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương" Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương"

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung chính: Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương"; Lao động Việt ít hài lòng về công việc, tỷ lệ cao nhất khu vực Đông Nam Á; Thất nghiệp, công nhân thuê phòng trọ mở nhà trẻ, 6 bé chung 1 cái quạt...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

“Tôi vào Đảng để làm tổ trưởng tốt hơn”

Đảng với công nhân -

“Tôi vào Đảng để làm tổ trưởng tốt hơn”

Được bổ nhiệm vào vị trí Tổ trưởng Tổ thao tác lưu động Quy Nhơn (Truyền tải điện Bình Định, Công ty Truyền tải điện 3) khi chưa là đảng viên, anh Nguyễn Duy Cường mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng với ý nghĩa đơn giản là để hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

“Không có công đoàn, tôi chưa được đứng vào hàng ngũ của Đảng”

Đảng với công nhân -

“Không có công đoàn, tôi chưa được đứng vào hàng ngũ của Đảng”

Anh Trần Duy Đàn, công nhân Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) nói rằng “Trở thành đảng viên không phải là điều xa vời như tôi từng nghĩ!”.

Nữ đảng viên gắn bó với nghề rừng

Đảng với công nhân -

Nữ đảng viên gắn bó với nghề rừng

Chị Trần Thị Thanh Huyền năm nay vừa tròn 40 tuổi, đã có 16 năm gắn bó với nghề rừng vốn không ít gian nan.

“Nhân tố” xây dựng Đảng ở doanh nghiệp FDI

Đảng với công nhân -

“Nhân tố” xây dựng Đảng ở doanh nghiệp FDI

Noi gương bố và anh trai, anh Phạm Văn Phương - Tổ trưởng Tổ sản xuất, Công ty Ogino (Hà Nội) quyết tâm vào Đảng, để rồi trở thành nhân tố tích cực trong việc xây dựng tổ chức Đảng tại doanh nghiệp FDI.

Từ người thợ thành lãnh đạo công đoàn

Đảng với công nhân -

Từ người thợ thành lãnh đạo công đoàn

Dù mới học hết cấp 3 nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, anh Nguyễn Văn Chỉnh - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng phòng Sản xuất, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Asti (KCN Quang Minh, Hà Nội) đã có bước phát triển trong nghề nghiệp và là “cây sáng chế” của công ty.

Một thợ giỏi, đảng viên tận tụy

Đảng với công nhân -

Một thợ giỏi, đảng viên tận tụy

Khi muốn tìm một điển hình khá tiêu biểu là công nhân, đảng viên, tôi đã tìm đến Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị - một doanh nghiệp hàng đầu của địa phương và được giới thiệu về Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa.

Quyết tâm xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng

Đảng với công nhân -

Quyết tâm xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.

Tân Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam: Phấn đấu xây dựng Quảng Nam phát triển khá vào năm 2030

Đảng với công nhân -

Tân Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam: Phấn đấu xây dựng Quảng Nam phát triển khá vào năm 2030

Trên cương vị mới, tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết chia sẻ, đây là vinh dự lớn nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Đồng chí hứa sẽ dốc lòng, dốc sức cùng tập thể Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ phấn đấu xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Quy định mới của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về quy trình kiểm tra

Đảng với công nhân -

Quy định mới của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về quy trình kiểm tra

Ngày 4/1/2024, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quyết định số 139-QĐ/TW về Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Cựu Giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh luôn nói không với "quà cáp"

Đảng với công nhân -

Cựu Giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh luôn nói không với "quà cáp"

Thời còn công tác, ông Nguyễn Thành Danh - cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Dương luôn là một tấm gương chuẩn mực về đạo đức ngành Y. Ông luôn nhắc nhở các bạn trẻ, và cũng từng cảnh báo thuộc cấp về việc tránh sai phạm trong quá trình chống dịch.