Hành xử với tiến sĩ đạo văn
Cà phê tối - 27/11/2024 10:52 Mỹ Anh
Cụ thể, theo đơn tố cáo về việc luận án tiến sĩ của bà L.T.A.H. có dấu hiệu đạo văn, dùng sai sử liệu, Đại học Huế đã lập hội đồng kiểm định lại nội dung tố cáo.
Kết quả, Đại học Huế xác định, trong luận văn của bà H. có 12 trang giống ý tưởng, đoạn văn của các công trình khác mà không dẫn nguồn. Trường kết luận trường hợp này, nội dung tố cáo là đúng.
Gọi tên chính xác là đạo văn. Còn vấn đề dùng sai sử liệu, trường kết luận “đúng một phần”.
Sau đó, cách hành xử của Đại học Huế khiến câu chuyện thêm lắt léo và gây bức xúc trong giới học thuật. Khi ĐH Huế đã kết luận luận án trên đạo văn tới 12 trang, và đưa ra kết luận xử lý vụ việc, trong đó có ý: "Phải chỉnh sửa những nội dung đã được chỉ ra trong kết luận tố cáo và nộp lưu chiểu theo quy định hiện hành".
Một cuốn luận án nộp lưu chiểu tới 6 năm với 12 trang đạo văn, nay lại rút ra và sửa lại. Thú vị, Đại học Huế có đề “theo quy định hiện hành” nhưng thực tế, ngay cả nhà trường khi trả lời báo giới cũng không thể hiện được quy định hiện hành là quy định nào trong trường hợp trên.
Thực tế, một tiến sĩ đứng đầu một phòng nghiên cứu bị kết luận đạo văn ngay trong chính công trình luận án là một chuyện rất buồn. Buồn cho Đại học Huế, cho đơn vị Tiến sĩ này công tác và cho chính cả bà Tiến sĩ. Trong giới học thuật, đạo văn là một lỗi rất nghiêm trọng.
Chỉ một ý tưởng có phần trùng với người đi trước mà không dẫn nguồn đã là tạo nên những lận cận trong liêm chính học thuật, đằng này, luận án được kết luận đạo lên tới 12 trang.
Trong một nền học thuật liêm chính và lành mạnh, phàm những học giả đã dính lỗi đạo văn, tất cả sự nghiệp của họ coi như chấm dứt. Môi trường ấy không cần một cơ quan (mà cụ thể ở trường hợp này là Bộ Giáo dục - Đào tạo) phải có quyết định “rút bằng” mới ngã ngũ vụ việc.
Họ cũng không cần phải xử lý vô cùng cồng kềnh là lấy lại luận án, sửa lại những trang đã kết luận là đạo rồi… tính tiếp. Thậm chí, chính những học giả bị kết luận đạo văn cũng tự mình bẻ bút, ngừng làm khoa học để vãn hồi chút danh dự, trước khi cả hệ thống từ chối họ.
Nhưng trong trường hợp này, ở ta, phần nhiều, mọi thứ xử lý đúng quy trình hành chính. Điều này cũng là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc yêu cầu tiến sĩ đạo văn rút lại luận án đã nộp lưu chiểu sửa lại rồi nộp lại của Đại học Huế cũng chẳng hoàn toàn đúng quy trình.
Và cách hành xử này dẫn tới những lo ngại về việc “xử lý kỹ thuật” để sự vụ chìm xuồng.
Lo ngại là quyền của công chúng. Việc Đại học Huế hành xử như nào là cái lý của Đại học Huế. Kết luận cuối cùng sẽ ở Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ quản của bà tiến sĩ đang là trưởng phòng nghiên cứu khoa học.
Và dù kết luận ấy có ra sao, thì điều người ta cần nhất từ một nhà khoa học cũng đã mất đi rồi. Giá kể nơi đào tạo hành xử rốt ráo hơn, thấu đáo hơn thì người đã phạm lỗi có thể rút lui trong danh dự hơn.
Bằng không, không còn liêm chính học thuật thì không làm khoa học nổi, dù học hàm học vị có là thế nào chăng nữa!
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Hành xử với tiến sĩ đạo văn" bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” frontiers Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Di cư ngược: Được đó chớ
- Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới
- Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới
- Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam kết nạp thành viên mới là CLB Xe thể thao Hải Phòng
- Cô giáo Phạm Thị Mây: tấm gương yêu nghề mến trẻ