Cô giáo Phạm Thị Mây: tấm gương yêu nghề mến trẻ

Hoạt động Công đoàn - Nguyễn Thị Hà

Cô giáo Phạm Thị Mây - Trường Mầm non Phúc Lý (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) là một trong những giáo viên tiêu biểu về sự tận tâm, yêu nghề, mến trẻ. Đó là tấm gương giàu nhiệt huyết, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường mà ai cũng quý mến.
Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - bông hoa tươi thắm của Trường Mầm non Phú Diễn

Cô giáo hết lòng yêu thương học sinh

Sinh năm 1987 tại Hà Nội, cô Mây đã quyết tâm theo đuổi ước mơ, lựa chọn trở thành một cô giáo, người ươm những mầm non cho đất nước. Cô vẫn thường bảo rằng: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ biết dành phần ai”. Vậy nên cô chưa bao giờ hối hận vì theo đuổi ngành sư phạm mặc dù nghề giáo viên đặc thù với những khó khăn vất vả mà nếu không phải trong ngành thì khó có thể hiểu hết được.

Cô giáo Phạm Thị Mây: tấm gương yêu nghề mến trẻ
Cô giáo Phạm Thị Mây và học trò của mình. Ảnh: ĐVCC

Từ khi nhận công tác tại trường đến nay gần 20 năm, cô luôn gương mẫu, yêu nghề, mến trẻ, hăng say, nhiệt tình, tích cực tham gia mọi phong trào hoạt động chung của trường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn là một giáo viên dạy giỏi.

Trong công việc cô thường xuyên quan tâm đến hoàn cảnh, năng lực của từng học sinh nên cô đã đưa ra các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Bản thân cô không ngừng nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn mà ngành giáo dục tổ chức.

Chia sẻ về đồng nghiệp của mình, cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Hiệu trưởng cho biết: “Cô giáo Phạm Thị Mây là giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, tâm huyết. Cô không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân. Cô là giáo viên yêu nghề, mến trẻ, hoạt bát, năng động, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn tốt, hết lòng tận tụy với công việc. Cô có lối sống giản dị, gần gũi luôn hòa đồng với mọi người nên được đồng nghiệp quý mến, các con yêu quý và phụ huynh tin tưởng”.

Cô Thu Hiền cho biết thêm, cô Mây luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và kiến thức đã được học tập của mình, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đồng thời cô không ngừng học tập trau dồi kiến thức, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhờ đó mà lớp do cô chủ nhiệm năm học nào cũng đạt danh hiệu lớp tốt.

Các cháu đến lớp đều được cô ân cần chăm sóc, dạy dỗ từ những kĩ năng đơn giản như: Nếp ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. Đặc biệt cô luôn tạo các tình huống trong mọi hoạt động để kích thích sự phát triển tư duy của trẻ giúp trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động ở trường ở lớp, phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo của trẻ.

Nhất là đối với trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi các cháu chuẩn bị bước vào lớp 1 cô giáo Mây bỏ kinh phí tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân lớp tiền tiểu học để quan tâm, uốn nắn rèn giũa trẻ từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đưa bút, tô nét, phát âm nhận biết các chữ cái; Nhận biết từng con số, giáo dục các cháu kỹ năng sống nhất định phù hợp độ tuổi để các cháu mạnh dạn, tự tin có nền móng trở thành người tốt.

Cô giáo Phạm Thị Mây tâm sự: “Trong những năm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ tôi luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của cô giáo mầm non. Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà giáo viên mầm non phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì sự bền bỉ, tận tụy… Bởi trẻ ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi các cháu rất hiếu động, tinh nghịch và học tập thông qua việc bắt chước người lớn”.

Huy động nguồn lực xã hội để phục vụ giáo dục

Với tấm lòng yêu mến trẻ, cô Phạm Thị Mây luôn tìm mọi cách để các cháu thụ hưởng những nhu cầu tốt nhất. Theo cô Mây, với mong muốn đem lại điều kiện tốt nhất cho các cháu, tuy nhiên nguồn lực của trường có hạn. Vì vậy bằng mối quan hệ của mình, cô huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức để mua sắm có thiết bị, dụng cụ học tập và những món quà ý nghĩa để giúp học sinh của mình được hưởng lợi nhiều hơn.

Theo cô Đinh Thị Tuyết Mai, cô Phạm Thị Mây luôn thực hiện tốt việc tuyên truyền với phụ huynh học sinh, tham mưu với cấp trên, các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xã hội hóa (XHH) giáo dục cho lớp, cho trường. Trong các cuộc vận động XHH giáo dục lớp cô Mây luôn đi đầu. Bản thân cô cũng trích từ những đồng lương ít ỏi của mình để xã hội hóa đồ chơi phát triển thể chất cho học sinh.

Để xây dựng cảnh quan môi trường học, cô Mây cùng ban phụ huynh của lớp mẫu giáo lớn A1 đã xã hội hóa tặng nhà trường bộ bàn ghế đá; mua đồ chơi ngoài trời cho trẻ, ủng hộ cây xanh xây dựng trường học thêm đẹp hơn, tham gia sơn đồ chơi ngoài trời, sơn vẽ phòng bảo vệ. Ngoài ra, cô huy động nhiều phần quà ý nghĩa tặng các cháu trong dịp tổng kết năm học.

Cô giáo Phạm Thị Mây: tấm gương yêu nghề mến trẻ
Huy động nguồn lực xã hội hóa để tặng bàn ghế đã cho nhà trường. Ảnh: ĐVCC

“Cô không chỉ phối hợp với phụ huynh học sinh trong công việc chăm sóc giáo dục trẻ, tư vấn chia sẻ với phụ huynh những phương pháp nuôi con tốt dạy con ngoan mà cô còn chung tay cùng phụ huynh học sinh XHH đồ dùng xây dựng môi trường lớp học thêm đẹp và phong phú hơn cho con em mình. Cô Mây đã tạo mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường tổ chức cho trẻ xem xiếc, tổ chức cho trẻ xem múa rối nước; mua sách truyện làm mới thư viện của lớp của trường và nhiều chương trình XHH khác mà cô khởi động và kêu gọi”, cô Đinh Thị Tuyết Mai cho biết.

Bên cạnh đó cô luôn tích cực, nhiệt tình trong các phong trào thiện nguyện, văn hóa văn nghệ, thể thao, các hoạt động vì cộng đồng của nhà trường cũng như công đoàn trường, địa phương và ngành phát động.

Những thành công mà cô đạt được mới chỉ là những bước đầu trong sự nghiệp trồng người. Nhưng đó là nền tảng, là động lực để cô phấn đấu làm tốt hơn sứ mệnh "trồng người". Những phấn đấu nỗ lực của cô góp phần không nhỏ vào bảng thành tích chung của Trường Mầm non Phúc Lý. Cô giáo Phạm Thị Mây xứng đáng là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp học tập và noi theo.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Thầy giáo trẻ, tâm huyết, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy Thầy giáo trẻ, tâm huyết, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy

Trường Tiểu học Trung Yên (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) là ngôi trường trẻ với những giáo viên đầy nhiệt huyết, luôn sôi nổi, ...

Cô giáo Hà Ánh Phượng: Tấm gương nỗ lực vượt khó và tinh thần đổi mới trong giáo dục Cô giáo Hà Ánh Phượng: Tấm gương nỗ lực vượt khó và tinh thần đổi mới trong giáo dục

Cô giáo Hà Ánh Phượng giáo viên tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) không chỉ là niềm tự ...

Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận ...

Chia sẻ
In bài viết
Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng Lao động & Công đoàn media

Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng

Công an vừa khởi tố 2 cô gái về tội làm nhục người khác. Hành vi của họ là đăng tải, livestream trên mạng xã hội những chuyện thuộc bí mật đời tư của một người họ hàng. Hậu quả là nạn nhân rơi vào tình trạng trầm cảm nặng nề. MC Mai An hôm nay sẽ trò chuyện với chị Tám Bính, một nhân vật đến từ tiểu thuyết Bỉ Vỏ.

Những điểm trường bị bỏ hoang Cà phê tối

Những điểm trường bị bỏ hoang

Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Công đoàn Công ty Vật tư hóa chất mỏ Hà Nội: chỗ dựa tin cậy của người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Công ty Vật tư hóa chất mỏ Hà Nội: chỗ dựa tin cậy của người lao động

Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Vật tư hóa chất mỏ Hà Nội (Tổng Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin) là chỗ dựa tin cậy cho cán bộ công nhân viên. Đơn vị không ngừng đổi mới, nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động; giúp họ yên tâm công tác, cống hiến và gắn bó lâu dài.

LĐLĐ tỉnh Quảng Bình sẽ hỗ trợ cho 5.500 đoàn viên, NLĐ khó khăn vào dịp Tết

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ tỉnh Quảng Bình sẽ hỗ trợ cho 5.500 đoàn viên, NLĐ khó khăn vào dịp Tết

Theo kế hoạch của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình, tại chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025, LĐLĐ tỉnh sẽ trao 5.500 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền hơn 2,7 tỉ đồng.

Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh

Hoạt động Công đoàn -

Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh

Tôi là Đinh Thùy Dương- chuyên viên Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Thái Nguyên (Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin) không may mắn mắc bệnh K khi tuổi đời còn trẻ. Trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh, những lúc khó khăn tuyệt vọng nhất, công đoàn luôn bên cạnh tôi, chia sẻ và giúp đỡ tôi.

Nữ Phó Chủ tịch Công đoàn say mê phong trào

Hoạt động Công đoàn -

Nữ Phó Chủ tịch Công đoàn say mê phong trào

Cô Ngô Thị Khuyên - Phó Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực (TP. Thủ Đức, TP. HCM) là một tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của đồng nghiệp. Là cán bộ đoàn tâm huyết với phong trào, cô được đồng nghiệp đánh giá cao, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến.

Công đoàn huyện Đức Huệ lan tỏa ấm áp “Bữa cơm công đoàn”

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn huyện Đức Huệ lan tỏa ấm áp “Bữa cơm công đoàn”

Nhìn bữa ăn trưa với đầy đủ các món: thịt, cá, canh, rau, tráng miệng…, các đoàn viên không giâu được niềm phấn khởi. Quan trọng hơn, bữa cơm ấy diễn ra trong bầu không khí ấm áp như một gia đình.

Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động

Anh Nguyễn Văn Thắng- Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Xí nghiệp Cơ điện (Công ty Cổ phần Dệt may Huế) là lãnh đạo trưởng thành từ công nhân nên anh luôn trăn trở và chia sẻ với người lao động. Trong 24 năm gắn bó với nghề, anh đã góp phần cho sự phát triển chung của xí nghiệp.

Chị Phùng Thị Thúy Hường: 30 năm sống như những đóa hoa

Hoạt động Công đoàn -

Chị Phùng Thị Thúy Hường: 30 năm sống như những đóa hoa

Chị Phùng Thị Thúy Hường- Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội có nhiều năm gắn bó với nghề. Với vai trò lãnh đạo công đoàn, chị đã hết mình chăm lo đến đời sống người lao động; bên cạnh đó, chị là “người thân”- hết lòng yêu thương của những đứa trẻ bất hạnh đang được bảo trợ tại đây.

"Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội

Hoạt động Công đoàn -

"Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội

“Ngôi nhà yêu thương” mà tôi đang nhắc đến đó chính là Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội, nơi đã thắp sáng niềm tin cho biết bao thế hệ học viên, tạo động lực cho cán bộ không ngừng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội.

Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp

Cô Trịnh Thị Thủy – Giáo viên dạy môn Vật lí Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, Tp Hồ Chí Minh) là người giàu nghị lực và sự lạc quan. Dù mang trong mình căn bệnh nan y nhưng bằng niềm tin yêu cuộc đời, cô vẫn mỉm cười, sống tích cực. Cô trở thành điểm sáng truyền cảm hứng cho đồng nghiệp.

Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh

Giữa vô số khó khăn do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, các cấp công đoàn TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực chăm lo, giúp đời sống công nhân lao động được ổn định, để an tâm sản xuất…