Hà Tĩnh tiếp tục xin dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê
Đời sống - 03/10/2019 22:40 Duy Ngợi
Sau nhiều năm khai thác rồi bị tạm dừng, mỏ sắt Thạch Khê tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người dân địa phương - Ảnh Q,C |
Theo đánh giá, phân tích của tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị chuyên môn cho thấy dự án tổ hợp khai thác, tuyển quặng tại mỏ sắt Thạch Khê (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) còn rất nhiều vấn đề đặc biệt lo ngại về công nghệ, kỹ thuật khai thác chưa phù hợp với đặc thù địa chất mỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động lớn đến môi trường. Thêm nữa, phương thức vận chuyển quặng khó khả thi, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông của địa phương.
Cùng với đó, thị trường tiêu thụ quặng sắt chưa chắc chắn, năng lực tài chính của chủ đầu tư không đảm bảo; dự án khó đảm bảo được hiệu quả kinh tế, nhiều rủi ro về mặt xã hội, môi trường, an ninh trật tự trên địa bàn…
Do đó, thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã nhất quán quan điểm đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét dừng dự án, đồng thời chỉ đạo giải quyết tồn đọng, hoàn trả nguyên trạng, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
Tại buổi làm việc, ông Lê Đình Sơn, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh phân tích những vấn đề có thể xảy ra nếu dự án được triển khai. Bên cạnh đó, tiếp tục khẳng định quan điểm của tỉnh Hà Tĩnh về việc cần sớm dừng triển khai dự án.
Người đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh tham mưu Thủ tướng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị kết luận về chủ trương dừng tổ hợp dự án khai thác, tuyển quặng sắt Thạch Khê và dự án liên hợp luyện thép công suất 2 triệu tấn/năm. Qua đó để địa phương có cơ sở vững chắc hơn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới.
Mỏ sắt Thạch Khê (thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) được xem là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng lên đến 544 triệu tấn. Từ năm 2008 đến 2011, chủ đầu tư đã triển khai thực hiện thử nghiệm công nghệ và bóc đất tầng phủ được khoảng 12,7 triệu m3 đến độ sâu -34m so với mực nước biển, thu hồi 3 nghìn tấn quặng. Về cơ bản, dự án đã dừng hoạt động khai thác từ năm 2011 đến nay theo yêu cầu của Chính phủ. Tính đến nay, tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 830 ha, diện tích đã ký hợp đồng thuê đất là 552 ha, và thực hiện di dời 113 hộ dân. |
An toàn thở Có một điều mà trước đây là nghiễm nhiên được hưởng thì giờ chúng ta đang phải đấu tranh cam go từng ngày. Đó là ... |
Làm gì để kéo dài tuổi thọ cho ắc quy ô tô? Là bộ phận không thể thiếu trên một chiếc ô tô, nhưng ắc quy lại có tuổi thọ không cao và rất dễ trở thành ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 15/12/2024 12:49
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập
Các chính sách cần tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục phát huy năng lực trong các lĩnh vực khác thay vì cảm giác bị “loại bỏ”.
Đời sống - 13/12/2024 08:19
Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới
Bên cạnh việc động viên về tinh thần, hỗ trợ tài chính thì Chính phủ cũng cần có chính sách hướng nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về nghỉ sau sáp nhập.
Đời sống - 12/12/2024 18:43
“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân
Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.