Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Đời sống - 06/12/2024 15:52 Nguyễn Việt (thực hiện)
TS Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn về việc sau sáp nhập, sắp xếp tinh gọn bộ máy.
PV: Vấn đề được mọi người quan tâm nhất hiện nay, đó là sau sáp nhập thì sẽ có một bộ phận không nhỏ công chức, viên chức phải chuyển công tác hoặc nghỉ việc. Theo bà, chúng ta cần giải quyết vấn đề này như thế nào?
TS Nguyễn Thị Việt Nga: Sau khi sắp xếp, sáp nhập, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và rất nhiều các tổ chức bên trong. Như vậy, sau khi giảm các đầu mối thì chắc chắn cũng sẽ nhiều cán bộ công chức, viên chức phải nghỉ việc.
Vấn đề con người bao giờ cũng là quan trọng nhất trong tất cả mọi công việc. Đánh giá về vai trò của công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Khi sắp xếp theo hướng sáp nhập và tinh giảm thì việc xử lý về mặt con người bao giờ cũng là điều khó khăn nhất.
TS Nguyễn Thị Việt Nga |
Tuy nhiên, chúng ta cũng đã có kinh nghiệm trong vấn đề này vì việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW được bắt đầu từ những đơn vị sự nghiệp, sau đó đến các đơn vị hành chính cấp xã. Sau 7 năm, từ 2017 đến nay chúng ta đã đạt được những kết quả, đặc biệt có kinh nghiệm giải quyết khâu cán bộ sau sáp nhập.
Theo tôi được biết, Bộ Nội vụ đang trình phương án giải quyết khâu công tác cán bộ, công chức, viên chức sau sáp nhập. Cụ thể, với những người không tiếp tục giữ cương vị lãnh đạo nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu mà không tiếp tục công tác sẽ có những chế độ như nghỉ hưu sớm thì không bị trừ tiền % như quy định pháp luật hiện hành.
Hiện nay, chúng ta quy định số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội và tuổi đời để nghỉ hưu. Nếu chỉ đạt một trong hai điều kiện trên thì khi nghỉ hưu sẽ bị trừ %. Ví dụ, đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi đời muốn nghỉ hưu thì sẽ bị trừ %. Nhưng nếu là cán bộ ở diện sau sáp nhập mà không bố trí được công việc thì có thể xin về sớm nhưng không bị trừ %.
Bên cạnh đó, còn có những ưu đãi về tiền lương, như tính số năm công tác để tính số tháng lương được hưởng thêm vào khoản lương và phụ cấp được giữ nguyên. Đây là chế độ rất nhân văn đối với những cán bộ, công chức, viên chức không sắp xếp được mà phải nghỉ việc sớm trước tuổi.
Trong công tác cán bộ, phải cân nhắc nhiều chiều, điều quan trọng là không để cán bộ, công chức, viên chức bị thiệt thòi khi không tiếp tục làm việc. Đây là phương án theo tôi là tối ưu.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự thảo và tôi mong muốn sau khi Bộ Nội vụ xây dựng phương án trình Chính phủ thì Chính phủ sẽ xem xét thấu đáo để cán bộ, công chức, viên chức không tiếp tục làm việc về hưu trước tuổi có được tư tưởng và tâm trạng thoải mái, đặc biệt là quyền lợi không bị ảnh hưởng nhiều.
Thực tế, sau khi sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách. Do đó, Chính phủ cần sớm có hướng dẫn, quy định cụ thể để có cơ chế thông thoáng, thuận lợi nhất hỗ trợ đội ngũ cán bộ dôi dư.
Cần có chế độ chính sách phù hợp, rõ ràng, cụ thể để những người bị tinh giản sắp tới hài lòng chuyển sang làm việc khác. Cơ bản và cốt lõi là vấn đề con người. Giải quyết được vấn đề con người mới giải quyết được vấn đề nhận thức, tư tưởng.
- Có ý kiến đánh giá, có thể hỗ trợ từ một đến hai tháng lương, thậm chí một năm lương cho những cán bộ công chức, viên chức bị nghỉ việc. Nhưng vấn đề cán bộ, công chức, viên chức trăn trở đó là việc ảnh hưởng đến đời sống của mỗi cá nhân như con cái học tập vì họ đang là những người chủ gia đình. Bà có thể chia sẻ về những lo lắng này?
Tôi rất thấu hiểu những băn khoăn này và đó là sự lo lắng chính đáng. Bởi, họ đang có cuộc sống ổn định nhưng sau khi sáp nhập, sắp xếp sẽ khiến cuộc sống của không ít cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng. Họ có thể được hỗ trợ bằng tiền với số tháng lương cụ thể, nhưng đây cũng chỉ mang tính ngắn hạn.
Về lâu dài, tôi đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp tổng thể. Thứ nhất, đối với khu vực công đang hưởng lương từ ngân sách khi sáp nhập, sắp xếp lại để đảm bảo tinh gọn bộ máy, thì cũng phải đảm bảo người đang làm tại vị trí sau sáp nhập phải là những người có năng lực thực sự để làm cho bộ máy hoạt động hiệu quả hơn.
Thứ hai, cần có giải pháp song song và đồng bộ khuyến khích khu vực tư nhân. Chúng ta không nên suy nghĩ, sau khi tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy thì sẽ có nhiều người bị mất việc. Chúng ta cần tư duy, những cán bộ, công chức, viên chức này sẽ có cơ hội dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư.
Thứ ba, để tạo đà cho sự dịch chuyển đó Chính phủ phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt nhằm hỗ trợ khu vực tư. Đơn cử, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh. Khi đó, khu vực tư nhân sẽ thu hút được số cán bộ, công chức, viên chức từ khu vực công sang khu vực tư. Đây là điều chúng ta cần phải tính đến.
Video: TS Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương.
Theo bà, Chính phủ cần phải có những giải pháp gì để hỗ trợ cho đời sống cán bộ, công chức, viên chức sau sáp nhập, sắp xếp lại?
Trước hết, phải khẳng định cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy là sự thay đổi mang tính đột phá và đây là thời điểm chín muồi để thực hiện. Mặc dù, đây không phải là việc lần đầu tiên chúng ta tiến hành sắp xếp lại bộ máy, nhưng tôi cho rằng kế hoạch sáp nhập và quan điểm lần này là rất táo bạo.
Vì chúng ta sẽ đồng bộ sáp nhập từ cấp bộ, ngành cho đến địa phương và các đầu mối được thu gọn lại khá nhiều để đảm bảo có được một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Do đó, sẽ có nhiều cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng. Đây là điều khó tránh khỏi, bởi trước mỗi một cuộc đổi mới thì chúng ta phải chấp nhận sẽ có những sự ảnh hưởng nhất định. Việc này tác động đến không ít cá nhân và phải chấp nhận hy sinh quyền lợi về mặt vật chất, thậm chí cả quyền lợi chính trị của mình nhưng chúng ta vẫn phải làm.
Vì lợi ích lâu dài, theo tôi mỗi cá nhân nên suy nghĩ đến lợi ích lâu dài và to lớn của đất nước khi tiến hành sắp xếp lại để bộ máy hoạt động hiệu quả hơn. Khi đó, đất nước mới phát triển nhanh và mạnh.
Như vậy, mỗi cá nhân cũng có lợi ích riêng trong lợi ích chung của cả đất nước. Tuy nhiên, trước mỗi sự việc cụ thể, thường mọi người sẽ nghĩ đến lợi ích cá nhân trước, đây là điều chúng ta nhìn thấy rõ nhất.
Với kế hoạch của Bộ Nội vụ đang xây dựng, thì khâu con người đang được chú ý đến rất nhiều. Trong chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rất rõ, đó là phải đảm bảo được quyền và lợi ích của con người. Việc sáp nhập giúp tinh gọn lại bộ máy, nhưng cũng phải đặc biệt chú ý đến khâu sắp xếp con người sau sáp nhập.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện sắp xếp lại bộ máy, sau rà soát mới lên phương án sáp nhập. Cho nên, tại thời điểm này vẫn chưa có được số liệu cụ thể về số người không tiếp tục làm việc tại khu vực nhà nước sau sáp nhập, do đó cũng chưa thể đưa ra được giải pháp cụ thể.
Tuy nhiên, tôi đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến yếu tố con người. Tôi mong muốn những người ít nhiều bị ảnh hưởng về quyền lợi cá nhân khi không còn tiếp tục công tác, chúng ta sẽ có những chế độ thoả đáng để tránh việc sáp nhập nhưng quyền lợi của người lao động lại không được đảm bảo, khi đó dễ gây ra tư tưởng không tốt trong tập thể những người lao động.
Tóm lại, sau sáp nhập và sắp xếp bộ máy cần có những giải pháp toàn diện và thấu đáo như vấn đề lương hưu, bảo đảm chế độ chính sách cho công chức, viên chức khi triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương, chính sách hỗ trợ đối với cán bộ dôi dư sau sáp nhập các xã, phường.
- Xin cảm ơn bà!
Trân trọng mời độc giả xem thêm bài viết cùng chủ đề:
|
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ ... |
Nghiên cứu những vấn đề của công nhân là nhiệm vụ bức thiết trong kỷ nguyên mới Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định yêu cầu: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh ... |
Luật Công đoàn (sửa đổi): Luật của thời kỳ hội nhập sâu rộng và kỷ nguyên vươn mình Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua ngày 27/11 vừa qua. Bên cạnh những ý kiến của ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 20/01/2025 14:27
Những món quà ấm áp đến với công nhân môi trường Hà Nội
Sáng 20/1, không khí rộn ràng ngày giáp Tết như thêm ấm áp khi các công nhân môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đón nhận những phần quà ý nghĩa.
Người lao động - 18/01/2025 16:57
Điểm tựa của buôn làng
40 năm đưa cây cao su đến các vùng đất Tây Nguyên cũng là 40 năm hành trình của những người lính Binh đoàn 15 mang màu xanh và sự no ấm, bình yên đến với vùng đất này.
Người lao động - 16/01/2025 17:08
Cảnh giác “bẫy” vé máy bay Tết giá rẻ
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày, nhu cầu mua vé máy bay về quê của người lao động tăng cao. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo lợi dụng để giăng bẫy với nhiều chiêu trò tinh vi, khiến không ít người mất tiền oan.
Đời sống - 14/01/2025 18:47
Công nhân Quảng Trị sắm Tết từ phiếu giảm giá của công đoàn
Chương trình “Chợ Tết Công đoàn ngành Công thương” được tổ chức tại Siêu thị Sepon, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Đời sống - 14/01/2025 15:58
Khi Tết Công đoàn không chỉ là niềm vui của riêng ai
“Vợ con bảo tôi đừng đi, ngại với mọi người lắm, rồi sợ tôi đi lang thang nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn đi”. Người đàn ông khuyết tật với đôi mắt ánh lên niềm vui, nói vậy khi kể về hành trình ba ngày liên tiếp vượt quãng đường ba cây số đến Chợ Tết Công đoàn ở huyện Hải Hậu (Nam Định).
Người lao động - 12/01/2025 21:13
Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết
Tại Lâm Đồng, 37 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Công đoàn tặng vé xe về quê đón Tết và quay trở lại làm việc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Ai nấy đều vui mừng và xúc động vì được đoàn tụ gia đình ngày Tết.
- Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
- Khi ước mơ sum họp thành hiện thực nhờ chuyến tàu công đoàn
- "Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024
- Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã
- Công đoàn Bình Dương: Tặng vé miễn phí cho hàng trăm công nhân lên tàu về quê đón Tết 2025