Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Người lao động - Phương Mai

Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
“Mái nhà chung” cho người lao động khu vực phi chính thức

Những nỗi lo thường trực

Hơn chục năm nay, chị Nguyễn Thị M. (40 tuổi) rong ruổi bên chiếc xe đẩy ở khắp các ngõ phố trung tâm Thủ đô để bán nước uống, đồ ăn vặt. “Bữa đực, bữa cái” là câu trả lời được chị M. đưa ra khi hỏi về mức thu nhập của cái nghề “phơi mặt” cả ngày ngoài đường này.

“Học xong cấp ba là đi làm luôn. Tôi cũng có xin vào một công ty làm, nhưng vì thiếu hiểu biết về luật pháp mà không được ký hợp đồng lao động, các chế độ cơ bản cũng không có. Từ đó, tôi chuyển sang bán nước dạo. Mùa hè thì chủ yếu là các loại trà chanh, trà quất; mùa đông thì bán thêm chè nóng, giá bán cũng chỉ dao động 10.000 - 20.000 đồng/cốc. Vất vả nhất là những hôm mưa, tấm bạt cũng chỉ đủ che đồ đạc để bán, còn mình thì chấp nhận vừa mặc áo mưa vừa bán. Những ngày này, cũng ế lắm”, chị M. chia sẻ.

Theo lời chị M., khách chủ yếu là công nhân tại các công trình, nhân viên văn phòng... nên chị thường di chuyển liên tục qua các địa điểm, được “khách nào hay khách ấy”. Dù vất vả nhưng chị M. vẫn chọn gắn bó với công việc này.

“Không có bằng cấp, chứng chỉ nghề cũng không có, tuổi thì nhiều rồi, chẳng xin được việc ở đâu nữa. Nếu không làm thì lấy gì nuôi con, cho con học hành thành tài để đỡ vất vả như mình, nên tôi vẫn cứ cố thôi. Nói vậy, nhưng nếu giờ được tham gia một tổ chức nào đó, được bảo vệ quyền lợi, chăm lo thì tốt quá”, chị M. tâm sự.

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Thu nhập của nhiều lao động phi chính thức đến từ những gánh hàng rong.

Cũng giống như chị M., bà Bùi Thị H. năm nay đã gần 70 tuổi, vẫn cần mẫn chắt bóp từng đồng từ chiếc xe đạp chở theo thùng cà phê. “30 năm nay rồi!", bà nói về thâm niên trong nghề.

"Khi vừa sinh con gái út thứ ba thì gia đình tôi xảy ra biến cố, nợ nần chồng chất, thế là bỏ việc làm ruộng để lên thành phố bán tào phớ. Sau này, thấy hình thức bán cà phê dạo nổi hơn thì lại chuyển. Bằng tuổi tôi giờ người ta có lương hưu, hưởng an nhàn vì đi làm được đóng bảo hiểm. Còn mưu sinh tự do, tự sản tự tiêu thế này, cũng phải chấp nhận thôi”, bà H. chia sẻ.

Thu nhập bấp bênh, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người lao động phi chính thức vẫn chấp nhận gắn bó với các ngành nghề có tính chất dễ thay đổi và không yêu cầu trình độ cao. Phần lớn họ có trình độ học vấn thấp, quá tuổi lao động hoặc những người đến từ khu vực nông thôn, thiếu cơ hội việc làm chính thức.

Thu nhập thấp hơn đáng kể so với nhóm chính thức

Theo Báo cáo tổng quan lao động có việc làm phi chính thức ở Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023 do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vừa phát hành, cho thấy trong giai đoạn này, lao động phi chính thức tại Hà Nội vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, từ thu nhập thấp hơn đến thiếu quyền lợi và bảo vệ.

Theo đó, tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức trên thị trường Hà Nội là 1,89 triệu người (tăng 15,3% so với năm trước) và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm.

Lao động phi chính thức có thu nhập thấp hơn đáng kể so với lao động chính thức. Thu nhập từ công việc chính của người lao động trong năm 2021 - 2023 lần lượt đạt 6,305 triệu đồng, 8,572 triệu đồng và 8,303 triệu đồng, tương ứng lần lượt bằng khoảng 63%, 80% và 71% thu nhập của lao động khu vực chính thức cùng năm.

Tại thành thị, chênh lệch thu nhập giữa lao động chính thức và phi chính thức khoảng 4 triệu đồng (bình quân thu nhập trong giai đoạn 2021 - 2023 của lao động chính thức là 12,026 triệu đồng so với chỉ 7,916 triệu đồng của lao động phi chính thức).

Ở khu vực nông thôn, mức chênh lệch này khoảng 1,5 triệu đồng (bình quân thu nhập trong giai đoạn 2021 - 2023 của lao động chính thức là 9,037 triệu đồng so với 7,617 triệu đồng của lao động phi chính thức).

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Lao động phi chính thức thường khó tiếp cận với các việc làm chinh thống và các chế độ xã hội.

“Sự chênh lệch này phản ánh nhiều yếu tố, từ quyền lợi và chế độ phúc lợi mà lao động chính thức được hưởng đến điều kiện làm việc ổn định hơn. Lao động phi chính thức thường gặp phải những rủi ro về việc làm, không có hợp đồng lao động rõ ràng và ít được hưởng các chính sách hay quyền lợi khác” - báo cáo nêu.

Thu hút người lao động phi chính thức tham gia nghiệp đoàn

Hầu hết lao động phi chính thức (97,8%) không có bảo hiểm xã hội (BHXH); chỉ có 0,1% được đóng BHXH bắt buộc và 2,1% BHXH tự nguyện. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, chưa được hưởng các chính sách, chế độ an sinh xã hội cơ bản.

Từ thực tế trên, các chuyên gia cho rằng, cần “chính thức hóa” lao động phi chính thức bằng biện pháp tham gia BHXH và bảo vệ quyền của họ mà không cần phải chuyển vào khu vực kinh tế chính thức.

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội tập hợp những người lao động tự do cùng ngành nghề.

Bên cạnh đó, với các tổ chức Công đoàn, việc thành lập các nghiệp đoàn cơ sở, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam đang được quan tâm chú ý.

Đoàn viên nghiệp đoàn sẽ được hưởng mọi quyền lợi như đoàn viên của một công đoàn cơ sở, được tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, được tham gia những chương trình phúc lợi, các hoạt động công đoàn và kịp thời chia sẻ khó khăn để người lao động an tâm hơn trong công việc.

Tại Hà Nội, nhiều mô hình nghiệp đoàn được ra đời, củng cố niềm tin của người lao động Thủ đô với tổ chức công đoàn. Có thể kể đến: Nghiệp đoàn Lái xe vận tải và dịch vụ Hà Nội, Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội, Nghiệp đoàn Gốm huyện Gia Lâm, Nghiệp đoàn Mầm non tư thục huyện Đan Phượng,...

Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Thể, cho biết: Tổ chức công đoàn huyện đang tập trung nhiều giải pháp để vận động, thu hút nhóm lao động phi chính thức tham gia nghiệp đoàn. Bên cạnh đó, tuyên truyền về quyền lợi nghĩa vụ của đoàn viên nghiệp đoàn tới người lao động phi chính thức, lãnh đạo địa phương và cả những chủ cơ sở kinh doanh, sản xuất đang sử dụng nhóm lao động này...

Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn

“Vận động lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn nhằm mang lại quyền lợi cho người lao động, đóng góp vào ...

Sóc Trăng: Chú trọng thành lập các nghiệp đoàn khu vực phi chính thức Sóc Trăng: Chú trọng thành lập các nghiệp đoàn khu vực phi chính thức

Các cấp Công đoàn tỉnh Sóc Trăng đã nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập công ...

Thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại Quảng Trị Thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại Quảng Trị

Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt là nghiệp đoàn đầu tiên do LĐLĐ tỉnh Quảng Trị và các cấp công đoàn ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Không khí lạnh mạnh tràn về đúng kỳ nghỉ Tết, ảnh hưởng thời tiết cả nước

Người lao động -

Không khí lạnh mạnh tràn về đúng kỳ nghỉ Tết, ảnh hưởng thời tiết cả nước

Thời gian trong Tết, từ ngày 27 - 31/1 (tức 28 Tết đến mùng 3 Tết), miền Bắc sẽ chuyển rét đậm, vùng núi có thể rét hại, kèm theo hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn và trời nhiều mây.

Cán bộ Y tế TP. Huế mới chỉ nhận được nửa khoản “lương mới” theo Nghị định 73

Người lao động -

Cán bộ Y tế TP. Huế mới chỉ nhận được nửa khoản “lương mới” theo Nghị định 73

Mặc dù đã có những động thái tích cực từ phía cơ quan chức năng, việc chi trả đầy đủ khoản lương mới được điều chỉnh theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ đối với cán bộ các đơn vị y tế công lập của TP. Huế vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Điểm tựa của buôn làng

Người lao động -

Điểm tựa của buôn làng

40 năm đưa cây cao su đến các vùng đất Tây Nguyên cũng là 40 năm hành trình của những người lính Binh đoàn 15 mang màu xanh và sự no ấm, bình yên đến với vùng đất này.

Cảnh giác “bẫy” vé máy bay Tết giá rẻ

Người lao động -

Cảnh giác “bẫy” vé máy bay Tết giá rẻ

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày, nhu cầu mua vé máy bay về quê của người lao động tăng cao. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo lợi dụng để giăng bẫy với nhiều chiêu trò tinh vi, khiến không ít người mất tiền oan.

Công nhân Quảng Trị sắm Tết từ phiếu giảm giá của công đoàn

Đời sống -

Công nhân Quảng Trị sắm Tết từ phiếu giảm giá của công đoàn

Chương trình “Chợ Tết Công đoàn ngành Công thương” được tổ chức tại Siêu thị Sepon, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, trong những ngày cận Tết Nguyên đán.

Khi Tết Công đoàn không chỉ là niềm vui của riêng ai

Đời sống -

Khi Tết Công đoàn không chỉ là niềm vui của riêng ai

“Vợ con bảo tôi đừng đi, ngại với mọi người lắm, rồi sợ tôi đi lang thang nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn đi”. Người đàn ông khuyết tật với đôi mắt ánh lên niềm vui, nói vậy khi kể về hành trình ba ngày liên tiếp vượt quãng đường ba cây số đến Chợ Tết Công đoàn ở huyện Hải Hậu (Nam Định).

Khi cô gái vàng bị nợ “tiền hỗ trợ dinh dưỡng”! Cà phê tối

Khi cô gái vàng bị nợ “tiền hỗ trợ dinh dưỡng”!

Nguyễn Thị Hương, vận động viên canoeing đầu tiên của Việt Nam giành vé chính thức đến Olympic Paris vừa tuyên bố ngừng tập ở đoàn Vĩnh Phúc, vì cô bị “nợ thưởng” 3 năm và “nợ tiền hỗ trợ dinh dưỡng” trong suốt năm qua.

Khi hiệu trưởng “ăn chênh” tiền học phí sinh viên Cà phê tối

Khi hiệu trưởng “ăn chênh” tiền học phí sinh viên

Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế đã bị bắt tạm giam và khởi tố vì cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản của sinh viên khi ông này còn làm hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế.

Talk Công đoàn: Mang tết ấm, tết vui đến đoàn viên, công nhân Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Mang tết ấm, tết vui đến đoàn viên, công nhân

Cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Anh Tuân - Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Tết sum vầy tại Nam Định: Sắc xuân trọn vẹn, yêu thương lan tỏa Video

Tết sum vầy tại Nam Định: Sắc xuân trọn vẹn, yêu thương lan tỏa

Chương trình ‘Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng’ do Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định tổ chức chiều 19/1 là sự kiện ý nghĩa khép lại chuỗi hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động.

Đọc thêm

Thời tiết 3 miền sắp tới biến động ra sao, người lao động lưu ý gì?

Người lao động -

Thời tiết 3 miền sắp tới biến động ra sao, người lao động lưu ý gì?

Thời gian tới, thời tiết tại ba miền Bắc, Trung và Nam sẽ có nhiều biến động và sự phân hóa rõ rệt do ảnh hưởng của không khí lạnh, các hệ thống áp thấp.

Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Người lao động -

Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Tại Lâm Đồng, 37 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Công đoàn tặng vé xe về quê đón Tết và quay trở lại làm việc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Ai nấy đều vui mừng và xúc động vì được đoàn tụ gia đình ngày Tết.

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Người lao động -

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Đêm hội “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức dần khép lại. Trong bầu không khí rộn ràng nhưng thấm đẫm tình cảm sẻ chia, giọng MC vang lên, chuẩn bị công bố giải đặc biệt – chiếc xe máy Honda Wave Alpha.

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Đời sống -

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.

Hà Nội: Mức thưởng Tết cao nhất 311 triệu đồng

Người lao động -

Hà Nội: Mức thưởng Tết cao nhất 311 triệu đồng

Trong bối cảnh năm 2024 với nhiều thách thức từ thiên tai, biến động giá cả, và nguồn nhân lực khan hiếm, tình hình lương, thưởng Tết năm 2025 tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực, mức tăng đáng kể so với năm trước.

Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng

Người lao động -

Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng

Trong những năm qua, phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” đã trở thành điểm sáng trong hoạt động công đoàn TP. Đà Nẵng.

Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước là hơn 1,9 tỷ đồng

Người lao động -

Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước là hơn 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng thuộc về vị trí quản lý cấp cao tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh.

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Đời sống -

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Người lao động -

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.

Thu nhập 7,7 triệu đồng/tháng: “Cú hích” thu nhập và thách thức mới cho người lao động

Người lao động -

Thu nhập 7,7 triệu đồng/tháng: “Cú hích” thu nhập và thách thức mới cho người lao động

Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong năm 2024 đạt 7,7 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm trước, tương ứng mức tăng tuyệt đối là 610 nghìn đồng. Đây là một con số đáng mừng, thể hiện những nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động trong việc phục hồi và phát triển kinh tế.