agribank-plus-4112024-522025

Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới

Bên cạnh việc động viên về tinh thần, hỗ trợ tài chính thì Chính phủ cũng cần có chính sách hướng nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về nghỉ sau sáp nhập.
Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Ông Nguyễn Quang Huân - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn về những giải pháp hỗ trợ các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sáp nhập.

Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới
Ông Nguyễn Quang Huân - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Bình Dương.
PV: Sau tinh gọn bộ máy sẽ có nhiều cán bộ, công chức, viên chức và người lao động rời khỏi bộ máy khi tuổi tác “nhỡ nhàng”, thậm chí còn 5-7 năm nữa mới đến tuổi hưu. Vậy câu chuyện việc làm, thu nhập, đảm bảo đời sống của họ và gia đình sẽ được đặt ra như thế nào, thưa ông?

ĐBQH Nguyễn Quang Huân: Qua thông tin báo chí tôi được biết Bộ Nội vụ đang dự kiến lên phương án hỗ trợ các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như mô hình của Đà Nẵng đã triển khai trước đây.

Đó là, tập trung nguồn lực để động viên những người phải nghỉ việc sớm có một khoản kinh phí nhất định để hỗ trợ họ. Điều này cũng phần nào giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ thấy thoải mái, bớt tâm tư. Đặc biệt, từ số tiền này có thể sẽ giúp nhiều người có bước chuyển mới trong cuộc sống bằng việc khởi nghiệp với những ngành nghề mới.

Tôi cho rằng, đây là một trong những hình thức thiết thực và cụ thể nhất để hỗ trợ các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập bên cạnh hình thức động viên bằng tinh thần như lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm, đó là các đảng viên cũng phải hy sinh quyền lợi cá nhân nếu không bố trí được công việc mới vì không còn phù hợp trong bộ máy mới, tình hình mới thì cũng nên chủ động xin nghỉ.

Hiện nay số lượng công chức rất lớn thì cũng cần có sự chia sẻ với đất nước, Tổng Bí thư đã kêu gọi thì chúng ta cũng nên đồng lòng ủng hộ. Như vậy, ”lực lượng dôi dư” vừa thực hiện trách nhiệm đảng viên, vừa được ủng hộ về cả tinh thần và vật chất thì tôi nghĩ họ sẽ đồng ý.

- Nhưng cũng khó tránh khỏi việc có một số cán bộ công chức, viên chức khi về có thể bị hụt hẫng giai đoạn đầu. Ông có thể chia sẻ về vấn đề này?

Điều này chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng tôi tin sẽ có nhiều người sẽ tìm được công việc mới và biết đâu đây có thể lại là một sự khởi đầu tốt nếu chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn tinh thần khởi nghiệp quốc gia.

Như tại Israel 70 tuổi vẫn còn khởi nghiệp, trong khi những cán bộ công chức, viên chức của chúng ta khi về thì độ tuổi chỉ khoảng 50-55. Với độ tuổi này có thể rất nhiều người sẽ khởi nghiệp thành công khi mở doanh nghiệp hay phát triển một ngành nghề nào mà mình có kinh nghiệm sau nhiều năm đi làm tại các cơ quan nhà nước.

Cho nên, theo tôi bên cạnh việc động viên về tinh thần, hỗ trợ tài chính thì Chính phủ cũng cần có chính sách hướng nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về nghỉ sau sáp nhập.

Đơn cử, đối với những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm trong các cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập hoặc vụ, ban, ngành có gắn với phát triển kinh tế thì động viên họ tiếp tục phát huy sở trường đã có.

Ví dụ, có thể xem xét mở những lớp hướng nghiệp để họ thích ứng ngay với môi trường mới. Việc tạo ra các lớp này ở nước ngoài đã làm rất nhiều, như tại Phần Lan họ thường xuyên mở lớp đào tạo nghề trong thời gian ngắn từ 5-6 tháng cho những người bị mất việc, sau khoá học trung tâm đào tạo này sẽ giúp họ đi tìm việc mới.

Chúng ta cũng có thể áp dụng mô hình này bằng việc đào tạo cho những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia các khóa học về kinh doanh. Cụ thể, như kinh tế số, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, chế biến thủy, hải sản… đang cần những đối tượng có kinh nghiệm về những lĩnh vực này.

Nhà nước nên định hướng về những ngành nghề đó, từ đây họ sẽ nắm bắt được cơ hội, nếu thành công thì số tiền hỗ trợ chưa hẳn đã là lớn nếu họ ra mở doanh nghiệp và kinh doanh thành công. Khi đó, họ sẽ tự thay đổi được kinh tế cho gia đình mình và cho cả đất nước.

Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới
Có thể xem xét mở những lớp hướng nghiệp để các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thích ứng ngay với môi trường mới. Ảnh minh hoạ

- Thực tế, có nhiều người đang làm trong môi trường nhà nước ổn định, không quen với công việc kinh doanh thì liệu họ có bắt nhịp kịp với môi trường bên ngoài hay không, thưa ông?

Bao giờ cũng vậy, trong quá trình phát triển sẽ phải có câu chuyện sàng lọc. Nếu chuyển đổi sang một lĩnh vực mới thì tất yếu sẽ gặp nhiều “bỡ ngỡ”. Để tránh “bỡ ngỡ”, có thể Nhà nước cần nghiên cứu giải pháp hỗ trợ bằng việc tổ chức các nhóm nhỏ khoảng 40-50 cán bộ công chức, viên chức trong nhóm ngành nghề có sự tương đồng.

Sau đó mời giáo viên có chất lượng từ các trường đại học chuyên đào tạo về quản trị doanh nghiệp như Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Hà Nội, Học viện Tài chính… về giảng cho cán bộ, công chức, viên chức bằng hình thức học ngoài giờ với thời gian từ 2 đến 3 tháng, sau đó cấp cho họ chứng chỉ để ra mở doanh nghiệp hoặc làm quản trị cho doanh nghiệp tư nhân.

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp tư nhân đang rất cần nguồn nhân lực có kinh nghiệm, với độ tuổi từ 50 đến 55 nếu có thêm chứng chỉ nghề nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân rất yên tâm tuyển dụng.

Bên cạnh đó, chính họ cũng có thể tự mở doanh nghiệp của mình. Qua đây có sự sàng lọc nguồn cán bộ, công chức, viên chức bằng việc có người ra mở công ty, có người vào làm cho doanh nghiệp tư nhân. Trong nền kinh tế thị trường chúng ta phải chấp nhận sự sàng lọc này, sẽ không có giải pháp nào an toàn tuyệt đối cho tất cả mọi trường hợp. Nhưng đa số tốt thì cũng là điều rất tốt.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Xem thêm:

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao ...

Luật Công đoàn (sửa đổi) mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn Luật Công đoàn (sửa đổi) mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn

Ngày 27/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm ...

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán ...

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Đêm hội “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức dần khép lại. Trong bầu không khí rộn ràng nhưng thấm đẫm tình cảm sẻ chia, giọng MC vang lên, chuẩn bị công bố giải đặc biệt – chiếc xe máy Honda Wave Alpha.
Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.
Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.
Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã trao tận tay 100 suất quà Tết cho 100 cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025, người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng tổng cộng 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó có 11 ngày nghỉ hưởng nguyên lương và 11 ngày nghỉ liền kề.
Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Tác phẩm đạt giải Ba cuộc thi "Sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma tuý" của tác giả Trần Thị Thu Ánh - giáo viên Trường THPT Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.
Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Hôm nay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội. Với tên gọi mới - Thành phố Huế, là thành phố thứ 6 trong cả nước trực thuộc Trung ương.