Tiền để nuôi bộ máy đã ngốn hết 70% rồi thì còn đâu để đầu tư phát triển. Hình dung, một gia đình làm ra 10 đồng, ăn hết 7 đồng chưa tính tiền hiếu hỉ và tiêu vặt khác thì còn đâu mà dùng khi ốm, khi đau chứ nói gì đầu tư!
Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy

Những người về hưu thường tụ tập uống trà, đôi khi ăn nhậu nên mới có chuyện “trà dư, tửu hậu”. Tôi không vào nhóm nào được không chỉ vì không biết uống rượu, mà thực tình không có sức ngồi từ sáng đến trưa, đôi khi sang chiều với những câu chuyện bàn trà khó dừng.

Hôm vừa rồi, tôi tham gia một bàn trà theo lời mời khó từ chối của người bạn cũ. Tôi đến khi bàn trà đã đông vui và câu chuyện đã ở mức “cao hơn sôi nổi”, nghĩa là, đã có nhiệt trên mức bình thường khi người này cướp lời người kia. Một người đàn ông có vẻ hơn tuổi, tóc bạc trắng vội dang tay dẹp mọi người để được nói.

Cách mạng, cách mạng không ngừng
Tinh giản biên chế đợt này được coi là cuộc cách mạng. Ảnh minh họa.

Ăn theo nói leo đương nhiên là không hay, nhưng có những điều tôi nghĩ thế từ lâu rồi, nhưng chưa có người có vị thế khởi xướng thì chưa nghĩ thấu được. Tổng Bí thư Tô Lâm nói thấu tình, đạt lý tôi mới hết băn khoăn chứ! Việc giảm biên chế có phải bây giờ mới nói. Nói lâu rồi, nhưng có giảm được đâu.

Thậm chí nhiều chỗ còn phình to hơn với một ngàn lẻ một lý do “hết sức đúng quy trình”!

Tiền để nuôi bộ máy đã ngốn hết 70% rồi thì còn đâu để đầu tư phát triển. Hình dung, một gia đình làm ra 10 đồng, ăn hết 7 đồng chưa tính tiền hiếu hỉ và tiêu vặt khác thì còn đâu mà dùng khi ốm, khi đau chứ nói gì đầu tư!

Với quốc gia còn hệ trọng hơn! Thiên tai, địch họa trông vào đâu khi biến đổi khí hậu và tiếng đạn bom vẫn nổ với các diễn biễn khó lường.

Rõ ràng, sắp xếp lại bộ máy, tinh gọn bộ máy là việc bắt buộc phải làm. Không làm có thể chưa chết, nhưng chắc chắn tụt hậu!

Ta đang tiến lên, tiến lên ngoạn mục. Từ đói nghèo, lạc hậu, nay đã thành nền kinh tế thứ 40 của thế giới.

Tuy nhiên, nhìn ra xung quanh, người ta có ngồi yên đâu, người ta cũng đang tiến lên vùn vụt ấy chứ.

Tổng Bí thư nói thật chí lý: “Nếu mình cứ đi túc tắc, bình thản, vui sướng với kết quả đạt được, ngủ quên trên vòng nguyệt quế, người ta đi xa, còn ta tụt lại, có ngủ được không?”

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia nổi tiếng nói tinh giản biên chế là cuộc cách mạng đưa Việt Nam vươn mình đi lên sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới cũng là theo lý thuyết cách mạng, cách mạng không ngừng đấy thôi.

Việc khó, rất khó nhưng không thể dừng được, phải vượt lên, không vượt lên là tụt lại, là cách mạng nửa vời!

Không khí có vẻ lắng xuống thì một ông khác xen vào: Nhập vào, tách ra! Thừa quân không sao, thừa bộ trưởng, thừa thứ trưởng, vụ trưởng xếp vào đâu? Rồi còn trăm thứ bùng nhùng khác chứ!

Ông già khoát tay nói tiếp: Thì khó mới là cách mạng, cách mạng không ngừng.

Năm 1945 có khó không? Ba loại giặc, giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt cùng một lúc đè Nhà nước non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rồi thực dân Pháp quay trở lại, ta nhượng bộ, chúng lấn tới.

Không kháng chiến trường kỳ thì dừng lại sao? Rồi chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu nhưng mới có nửa nước, “nửa mình còn trong nửa nước sôi” chẳng lẽ dừng lại sao?

Chỉ có tiến lên, chỉ có cách mạng không ngừng mới có Việt Nam hòa bình thống nhất và độc lập như hôm nay chứ!

Nhưng dân chủ và giàu mạnh thì sao? Phải tiến lên chứ!

Các bậc tiền bối cách mạng và toàn dân ta đã không sợ hy sinh, gian khổ để có hôm nay chẳng lẽ đến chúng ta là dừng lại sao?

Dừng lại thì làm sao thành nước có thu nhập cao vào năm 2030, nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2040?

Tổng Bí thư bảo phải quyết liệt, phải nỗ lực, phải dứt khoát và phải hy sinh vì cái chung. Như vậy chẳng là cách mạng, cách mạng không ngừng hay sao?

Mà cách mạng ở Việt Nam là cách mạng toàn dân, toàn dân phải đồng thuận, phải “đồng lòng tát biển Đông cũng cạn”!

Dân có đồng thuận, đồng lòng thì bộ trưởng, thứ trưởng mới sẵn lòng hy sinh quyền lợi cá nhân, cán bộ, đảng viên mới vì cái chung mà làm việc. Đục đến cưa, cưa đến gỗ mới có hiệu quả.

Một ông có mái đầu lượn sóng bỗng nói to: Cụ nói nhầm rồi, đục phải đến gì xong mới đến cưa chứ!

Ông già cuời bảo: Thì đại khái thế! Nhưng tôi khẳng định phải cách mạng, cách mạng không ngừng! Đổi mới phải đổi mới không ngừng.

Ông có mài tóc lượn sóng lại nói to: Cụ quá đúng! Phải “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa!” như chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vậy! Tôi xin đọc thơ hiến các vị: “Đời cách mạng từ nay tôi sẽ hiểu/ Dấn thân vô phải chịu thiệt thòi/ Là khổ đi trước, sướng đi sau/ Hạnh phúc đến, ngẩng cao đầu kiêu hãnh”!

Tất cả vỗ tay và đứng dậy. Tự giải tán, chia tay vui vẻ.

Tôi nhìn đồng hồ đã gần 12 giờ trưa. Đa phần đi bộ về nhà, tản vào các ngõ nhỏ.

Tôi cứ nghĩ, chẳng có nơi đâu trên thế giới có được tự nguyện tích cực chính trị như ở Việt Nam.

Sáng nay trong thành phố có bao quán trà như ở đây? Chắc chắn rất nhiều, không hoàn toàn giống nhưng cũng không khác lắm.

Chuyên gia các nước khó hiểu vì sao Việt Nam có thể làm được điều thần kỳ. Các nhà nghiên cứu nói: Lịch sử Việt Nam đã chứng minh hùng hồn sức dân mạnh như nước.

Dân gian nói đơn giản: “Khó trăm lần, dân liệu cũng xong”!

Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thực hiện trọn vẹn ước mơ của Bác Hồ.

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị ...

Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình

Chỉ khoảng nửa năm nữa thôi, vào giữa năm 2025, công cuộc sắp xếp lại cho tinh gọn và hiệu quả hơn bộ máy Đảng, ...

Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy

Cuộc cách mạng tinh gọn các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan hành chính đang diễn ra tại Việt Nam sẽ ...

Cận cảnh nhà ở xã hội bán nửa tỷ đồng/căn, người lao động Đà Nẵng cần biết

Cận cảnh nhà ở xã hội bán nửa tỷ đồng/căn, người lao động Đà Nẵng cần biết

Đà Nẵng - một thành phố năng động, thu hút nhiều lao động từ khắp nơi đến làm việc, sinh sống. Các khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch, xây dựng tạo ra nhiều việc làm, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức về nhà ở. Trong bối cảnh này, thành phố đã và đang xây dựng nhiều dự án nhà ở xã hội để người lao động "an cư lạc nghiệp". Hiện nay, tại thành phố đang cho mở bán 250 căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Bàu Tràm Lakeside giá từ 540 triệu đồng/căn, thể hiện nỗ lực của chính quyền và doanh nghiệp trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Nhà ở xã hội: “Phao cứu sinh” cho người lao động xa quê

Nhà ở xã hội: “Phao cứu sinh” cho người lao động xa quê

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, giấc mơ "an cư lạc nghiệp" luôn là khát khao cháy bỏng của hàng triệu người lao động. Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng "leo thang", nhà ở xã hội nổi lên như một "phao cứu sinh", mang đến cơ hội sở hữu mái ấm cho những gia đình có thu nhập thấp.
Quả ngọt từ tình yêu dành trọn với nghề của một cô giáo

Quả ngọt từ tình yêu dành trọn với nghề của một cô giáo

Danh hiệu Nhà giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; nhiều giấy khen, bằng khen và cả sự trân quý của đồng nghiệp, học trò… chính là quả ngọt từ tình yêu dành trọn với nghề của cô giáo viên Nguyễn Thị Thu Huyền Trường THCS Quang Trung, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Cán bộ dôi dư tìm kiếm cơ hội việc làm

Cán bộ dôi dư tìm kiếm cơ hội việc làm

Khi bộ máy hành chính tinh gọn, khi những thay đổi về tổ chức là điều tất yếu của sự phát triển, nhiều cán bộ, công chức, viên chức phải đối diện với thực tế rằng công việc quen thuộc của họ có thể không còn nữa. Không ít người đã cống hiến cả chục năm cho cơ quan nhà nước, nay phải đối mặt với câu hỏi lớn: Tiếp tục con đường nào khi đã rời khỏi hệ thống hành chính công?
Quyền và nghĩa vụ của người thuê, mua nhà ở xã hội

Quyền và nghĩa vụ của người thuê, mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội mang đến cơ hội an cư lạc nghiệp cho nhiều người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui sở hữu “mái ấm” mơ ước, người mua, thuê nhà ở xã hội cũng cần nắm rõ những quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm để đảm bảo cuộc sống ổn định và lâu dài.
7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để mua nhà ở xã hội.
Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?
Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.
Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, trong đó có kế toán. Liệu AI sẽ thay thế kế toán viên, hay mở ra một kỷ nguyên mới với những vai trò và kỹ năng khác biệt?