Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe
Môi trường - Sức khỏe - 08/04/2023 17:18 AN VINH
Điều đáng chú ý là, những bức ảnh và clip ghi lại hiện trường xe ô-tô tông vào 17 xe máy cho thấy nam tài xế Hoàng Ngọc Vĩnh (63 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) đang đi đôi dép lê ở chân. Ông khai nhận với cơ quan công an rằng, có lẽ ông bị nhầm chân ga với chân phanh nên dẫn tới sự việc kinh hoàng nói trên.
Bàn luận về vụ tai nạn nghiêm trọng trên, nhiều ý kiến trong các cộng đồng dùng xe cho rằng, việc tài xế gây ra vụ tai nạn đã sử dụng dép lê khi lái xe là nguyên nhân dẫn tới việc nhầm chân ga. Đặc biệt qua quan sát, đôi dép này có phần hơi kích chân, thừa cả gót, cho nên ngoài việc nhấn nhầm phanh với ga, rất có thể còn có một nguyên nhân nữa là chân ga đã bị kẹt do chiếc dép lê bị chật của người lái trong lúc hoảng loạn đã bị tuột khỏi chân, rơi vào dưới pedal chân ga, chân ga bị kẹt không giảm ga được, nên xe đã lao vào đám đông với tốc độ kinh hoàng như thế.
Trước đó, đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn do không làm chủ được tốc độ, do nhấn nhầm ga và phanh, và đa số trong các vụ đó có lái xe là nữ, và hầu hết các hình ảnh ghi lại hiện trường tai nạn đều cho thấy họ đi dày cao gót hoặc dép lê.
Điển hình là vụ tai nạn xảy ra tại Hà Nội ngày 20/11/2019 mà chắc nhiều người còn nhớ. Người gây ra tai nạn là một nữ lái chiếc xe Mercedes-Benz, cũng do đạp nhầm chân phanh thành chân ga trên tuyến đường Láng Hạ - Lê Văn Lương (Hà Nội). Chính nữ tài xế này cũng đã thừa nhận, nguyên nhân đạp nhầm chân ga và luống cuống ko rút chân ra kịp là bởi đôi giày cao gót.
Mặc dù có một số ý kiến của các thầy đào tạo lái xe và một số tài xế lâu năm khi phân tích lỗi nhầm chân ga theo lời khai của tài xế trong vụ tai nạn ô-tô đâm 17 xe máy cho rằng, dép lê không phải là nguyên nhân chính, nhưng, trao đổi với báo chí, ông Nghiêm Xuân Đỉnh, người phụ trách đào tạo của Trung tâm Đào tạo lái xe LOD (Hà Nội) đã cho biết: “Thao tác chuyển chân ga sang chân phanh là kỹ năng quan trọng nhất mà anh cùng các đồng nghiệp thường xuyên luyện tập cho người học lái, đặc biệt là nữ giới. Trong mọi tình huống có chướng ngại vật phía trước, mũi chân phải không bao giờ được đặt ở bàn đạp ga mà phải chuyển sang đặt sẵn ở chân phanh”.
Ông Đính cũng nói thêm, các chuyên gia nhiều năm đào tạo lái xe này vẫn luôn yêu cầu học viên của mình phải đi giày thể thao đế bằng hoặc dép quai hậu khi học lái xe. Bởi, các loại giày dép này sẽ chắc chân, cho cảm giác ga, phanh tốt nhất và tránh tối đa rủi ro. Ông phân tích thêm: "Đi dép lê, dép xỏ ngón thường dễ bị tuột, mắc dép vào các pedal. Còn các chị em hay đi giày gót quá cao trên 5cm thì chân sẽ phải chúi nhiều gây mỏi cổ chân bởi thiết kế bàn đạp ga thường thấp hơn bàn đạp phanh nên khi chuyển từ ga sang phanh sẽ gặp khó hơn".
Đồng tình với ý kiến trên, chị Phạm Thanh Hương ở Hà Nội, người từng có hơn 10 năm lái xe và nhiều chuyến đi xuyên Việt kể, với những chuyến đi gần trong phố, chị vẫn thường sử dụng luôn đôi giày cao khoảng 5-6 cm của mình mà không cảm thấy khó chịu gì. Tuy nhiên, nếu đi xa thì nên sử dụng giày thể thao thay cho giày cao gót.
"Tôi thường để một đôi giày thể thao đế bệt trên xe, khi đi xa thì thay giày cao gót cho đỡ mỏi chân. Nhưng có điều, nên cất hẳn đôi giày còn lại ra phía sau xe chứ không nên để cùng ở dưới ghế lái, rất vướng víu và ảnh hưởng khi lái xe", chị Hương chia sẻ.
Qua bài học từ các vụ tai nạn, qua ý kiến trên của chuyên gia và các tài xế lâu năm, theo tôi, các trung tâm đào tạo lái xe cần phải chú trọng định hướng và đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với các học viên trong việc sử dụng giày dép khi lái xe. Đồng thời, những người lái xe cũng nên tự mình liên tục trau dồi phản xạ, kỹ năng xử lý tình huống để hạn chế tối đa việc nhầm chân ga, đặc biệt tránh sử dụng giày cao gót, dép lê không quai hậu, không vừa khít chân khi lái xe
Mặc dù Luật Giao thông đường bộ hiện hành không cấm sử dụng dép lê, giày cao gót lái xe nhưng để đảm bảo an toàn, các tài xế cả nam và nữ không nên đi các loại giày cao gót hay dép lê ngay cả khi đã lái xe thuần thục.
Đã từng có một khẩu hiệu rất thiết thực và hữu ích với các bác tài: "Không uống rượu khi lái xe", vậy tại sao các cơ quan đảm trách công tác tuyên truyền cho an toàn giao thông quốc gia lại không đề ra thêm một khẩu hiệu: “Không đi dép lê và giày cao gót khi lái xe”. Tại sao không?
Tôi tin rằng, một khẩu hiệu như thế chắc chắn sẽ như một lời khuyến cáo cần thiết và hữu ích, sẽ sớm đi vào đời sống một cách hiệu quả, góp phần giảm thiểu những vụ tai nạn thương tâm và đáng tiếc như vụ tai nạn trên đường Võ Chí Công (Hà Nội) và nhiều vụ tai nạn giao thông khác trên địa bàn cả nước.
Và khi đó, những đôi dày cao gót, những đôi dép lê, dép không có quai hậu và không vừa khít chân mới không còn là một mối nguy hiểm thường trực, đeo bám mỗi người lái xe và những người đồng hành trên những cung đường xuôi ngược của mình.
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 13/01/2025 16:07
Dùng kiếm “nói chuyện”
Một người đàn ông ở Nha Trang sau khi tranh cãi với nhân viên môi trường đã bất ngờ rút kiếm từ cốp xe để "nói chuyện".
Cà phê tối - 11/01/2025 14:24
Thay kỳ thi bằng “đánh giá năng lực”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố bỏ hoàn toàn kỳ thi lớp 6 ở tất cả các trường trên hệ thống giáo dục toàn quốc. Thay vào đó, Bộ vẫn để ngỏ phương án “đánh giá năng lực” cho các trường chất lượng cao.
Cà phê tối - 08/01/2025 14:56
Madam Pang và câu chuyện hòa khí bóng đá
Giữa những tranh cãi không hồi kết về trận chung kết đã kết thúc 3 ngày trước giữa cổ động viên hai đội, cách hành xử của bà Pang - Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan - khiến các bên đều nể phục.
Cà phê tối - 06/01/2025 13:54
Việt Nam vô địch lẫm liệt và đàng hoàng
Đội tuyển Việt Nam đã đả bại kỳ phùng địch thủ Thái Lan 3-2 ngay trên sân Rajamangala. Qua đó, giành chiến thắng chung cuộc 5-3 và mang cúp vô địch ASEAN Champions về Hà Nội.
Cà phê tối - 04/01/2025 10:57
Không sợ Thái Lan và lời nguyền 3 thập kỷ
Chiến thắng nức lòng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở trận chung kết lượt đi tại Việt Trì (Phú Thọ) đã giúp đội nhà có lợi thế nhất định trong trận lượt về. Hơn thế, nó cũng giải “lời nguyền” đeo đẳng đội tuyển tới gần ba chục năm của đội nhà trước Thái Lan.
Cà phê tối - 01/01/2025 12:30
Ước vọng đầu năm thời công nghệ
Năm mới, nhiều người có thói quen đặt ra những mục tiêu và nguyện ước. Song, kỷ nguyên công nghệ đã mở ra những hướng đi mới trong công việc tưởng chừng mộng mơ và nặng ý chí con người này.