“Đường lên đỉnh Olympia “, “Anh hùng nhí” và câu chuyện thần tượng
Cà phê tối - 15/09/2019 19:45 Đức Minh
Thế Trung (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nay. Ảnh: NT |
Ngày hôm nay,
Giới trẻ Nghệ An - Hà Tĩnh còn đang ngây ngất bởi một ‘Phan nhân” vừa giành vòng nguyệt quế trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Trần Thế Trung khi nhận tin chiến thắng đã thốt lên “ Chị ơi em làm được rồi”. Người chị của bạn đã mất, ở nơi rất xa chắc sẽ nghe được câu nói đó và chắc sẽ rất vui. Trên MXH Facebook biết bao câu truyện về học gạo ở trường chuyên Phan Bội Châu được kể lại. Có bạn còn tự hào vì đã học trên Trần Thế Trung 23 khóa.
4 cầu truyền hình phục vụ cho một chương trình hấp dẫn, đã kéo dài 18 năm của một kênh nhiều người xem vào bậc nhất. Hàng triệu người đón đợi trận chung kết của những tài năng trẻ.
Một câu chuyện rất truyền cảm hứng, nếu không nhiều báo ngay lập tức đưa lại con số: chỉ có 3/18 nhà vô địch trở về nước sau khi du học Úc.
Ba ngày trước,
Chúng tôi đến thăm Linh khi năm học mới vừa mới bắt đầu, nắng Thu rải vàng trên từng tàu lá chuối xanh non bên con ngõ nhỏ dẫn vào nhà em.
“Linh không còn mặc cảm đâu, con còn biết ‘cự cãi’ với các bạn đấy,” chị Nương khoe với khách. Với chị, niềm hạnh phúc đơn giản là khi cô con gái bé bỏng vốn chịu nhiều thiệt thòi khi bị khuyết tật bẩm sinh cả hai tay và một bên chân có thể sống vui vẻ, tự tin. Dù khuyết tật, con vẫn tự đứng trên đôi chân của mình. Thiếu hai bàn tay, con vẫn có thể dùng chân để viết chữ, dùng máy tính, thiết kế thời trang, tự dệt tương lai cho chính mình và truyền cảm hứng về nghị lực sống mạnh mẽ cho mọi người.
Bên cạnh quà và học bổng của chương trình Anh hùng nhí, bé Linh còn nhận phần quà đặc biệt là bộ đồ chơi búp bê do các bạn nhỏ gửi tặng. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Nguyễn Như Linh (xã Thượng Lâm, Mỹ Đức, Hà Nội) là một trong số những nhân vật Anh hùng nhí trong chương trình Anh hùng nhí của Báo điện tử VN plus. Anh hùng nhí là một dự án đầy giá trị nhân văn, giới thiệu các em nhỏ dù chỉ ở trong độ tuổi thiếu nhi nhưng đã luôn nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn cho chính mình và cho mọi người.
Viết về các em, chương trình không hướng tới kêu gọi lòng trắc ẩn, thương hại, mà muốn tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị sống tích cực mà các em đã mang tới cho những người xung quanh, cho cộng đồng, cho những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt như mình.(theo Phạm Mai VN+)
Có một điều đáng tiếc duy nhất là ít người được biết đến chương trình và hiện dự án tạm dừng để nạp thêm năng lượng.
Đôi khi tôi nghĩ con mình sẽ có anh hùng nào trong tâm trí. Thời chúng tôi là Kim Đồng, Lê Văn Tám, thầy giáo Nguyễn văn Ký...
Còn bây giờ với các bạn ấy là ai? Bạn Linh, bạn Trung liệu có ở trong bộ nhớ đến một tuần?
Hôm qua Cà phê tối đưa ý kiến: Hãy để mỗi người tự sống. Đúng là tự sống và tự kiếm thần tượng. Nhưng những người làm truyền thông có đưa được gợi ý gì cho họ? Các bậc cha mẹ có bao giờ gửi link cho con một câu chuyện về Anh hùng nhí?
Chúng ta đang không dành đủ thời lượng để tôn vinh những thần tượng cho người trẻ. Nhưng chúng ta lại luôn đưa ra câu hỏi tại sao. Tại sao họ lại thế này? Tại sao họ lại yêu thích cái kia?
Rồi chúng ta lại cuốn vào những điều chúng ta quan tâm. Trung thu sang năm hay Olympia sang năm lại hỏi lại những câu hỏi này. Cho đến một ngày bọn trẻ bảo, sao chúng ta không xây dựng thần tượng cho các cụ già về hưu?
Hết chuyện.
Hãy để mỗi người tự sống Các ông các bà không thích sao Hàn không đồng nghĩa với việc các vị cợt nhả những người thích nó. |
"Chuột bạch" và sách giáo khoa Trong khi Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đánh giá các bản thảo "Công nghệ giáo dục" của Giáo sư Hồ Ngọc Đại không ... |
Gieo “hạt” tử tế, “gặt” quả tốt lành! Cô bé Ô Xin rửa chén thuê vừa trở thành bác sĩ Nam Phương, hai anh công an Đà Nẵng đến tận giường bệnh hoàn ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng