Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân

Đảng với công nhân - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (1/6/1904 - 1/6/2024), nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ những năm 30 của thế kỷ trước, chiều 31/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Hoàng Đình Giong - Nhà lãnh đạo kiên trung, tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin trân trọng giới thiệu bài viết “Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân ở khu mỏ Quảng Ninh” của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Từ người đảng viên cộng sản thế hệ đầu tiên trở thành nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng

Tiếp thu truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của quê hương và gia đình, đồng chí Hoàng Đình Giong sớm hình thành tư tưởng cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, mong muốn tìm kiếm con đường và cách thức đấu tranh chống lại ách áp bức của chế độ thực dân.

Tháng 3/1926, khi đang học tại Trường Bách nghệ (Hà Nội), đồng chí đã tích cực tham gia phong trào bãi khóa của học sinh, sinh viên đòi tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Bị đuổi học, đồng chí trở về quê nhà, tiếp tục hoạt động tuyên truyền tinh thần yêu nước trong thanh niên, đồng bào trong tỉnh.

Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân
Đồng chí Hoàng Đình Giong.

Mùa Thu năm 1927, đồng chí Hoàng Đình Giong sang Trung Quốc hoạt động, bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tham dự lớp huấn luyện chính trị do Hội tổ chức. Tháng 6/1928, đồng chí được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Long Châu (Trung Quốc).

Tháng 12/1929, đồng chí được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng và được bầu làm Bí thư Chi bộ hải ngoại Long Châu (Trung Quốc).

Đồng chí Hoàng Đình Giong đã có công lao to lớn, đặt nền móng đầu tiên đối với phong trào cách mạng và tổ chức đảng ở hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Những năm 1932-1935, đồng chí Hoàng Đình Giong hoạt động tại Cao Bằng, Hải Phòng, Quảng Ninh, trực tiếp lãnh đạo khôi phục tổ chức đảng ở các tỉnh Bắc Kỳ. Đồng chí đã có nhiều đóng góp trong việc chắp mối liên lạc với các cơ sở Đảng ở Bắc Kỳ và khôi phục phong trào cách mạng sau thời kỳ bị địch khủng bố trắng.

Chi bộ đặc biệt Long Châu do đồng chí là Bí thư chính là cầu nối giữa Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng với các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở Bắc Kỳ.

Lần đầu tiên ở Đông Dương, giai cấp vô sản đã giành được thắng lợi rực rỡ

Với tài năng, uy tín cao và những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp cách mạng, tại Đại hội Đảng lần thứ I (họp tại Ma Cao, Trung Quốc) cuối tháng 3/1935, đồng chí Hoàng Đình Giong được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được cử phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ.

Trên cương vị này, đồng chí Hoàng Đình Giong được giao nhiệm vụ kiểm tra, uốn nắn và chỉ đạo xây dựng, củng cố lại tổ chức Đảng và quần chúng ở Hải Phòng và Hòn Gai; đồng thời, chắp nối liên lạc giữa hai Đảng bộ Hải Phòng, Hòn Gai với Xứ ủy Bắc Kỳ, trong đó nổi bật là việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân ở khu mỏ Quảng Ninh.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội I của Đảng là đẩy mạnh phát triển cơ sở Đảng ở các trung tâm công nghiệp, các đồn điền, hầm mỏ, nơi tập trung đông công nhân, khoảng giữa năm 1935, theo sự phân công của Trung ương Đảng, đồng chí Hoàng Đình Giong đến khu mỏ Quảng Ninh để củng cố, xây dựng phong trào cách mạng.

Ở Khu mỏ Quảng Ninh, từ cuối năm 1931, chính quyền thực dân và bọn chủ mỏ lồng lộn điên cuồng săn lùng, đàn áp, bắt bớ những người cách mạng. Cùng với việc đưa thêm đến Khu mỏ những tên mật thám gian ác để đàn áp cách mạng, bọn chủ mỏ thực dân còn cho lính đi lùng sục, khám xét, bắt những người mà chúng nghi ngờ là có tham gia hoạt động cách mạng, kiểm soát ngặt các đường giao thông không cho người ở nơi khác vào Khu mỏ, hòng ngăn chặn cán bộ ta từ ngoài vào.

Nhiều tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng ở các nơi lần lượt bị kẻ thù vây ráp. Cuối năm 1931 đầu năm 1932 hầu như các tổ chức Đảng ở Khu mỏ từ chi bộ đến Đảng ủy mỏ và Đặc khu ủy đều bị phá vỡ. Cho đến đầu năm 1935, các tổ chức cơ sở của Đảng vẫn chưa lập lại được ở Khu mỏ.

Đồng chí Hoàng Đình Giong đến các cơ sở Lộ Trí, Núi Trọc, Mông Giăng… và gặp được các đồng chí Hoàng Thọ Liễu, Hoàng Thọ Tấp, Nguyễn Đức Thành[1]; đồng chí Hàm (Giáo Hàm) hoạt động ở Cái Đá, đồng chí Long hoạt động ở mỏ Sẹc Lồ, đồng chí Nguyễn Trọng Tám hoạt động ở mỏ Công Kêu [2]. Các đồng chí này từ Nam Định ra vùng mỏ hoạt động để tránh địch khủng bố.

Sau khi điều tra, nắm tình hình, đồng chí Hoàng Đình Giong đã chỉ đạo việc phục hồi các cơ sở Đảng, củng cố và phát triển các Hội ái hữu và Công hội đỏ trong công nhân; tổ chức công nhân đấu tranh với bọn chủ mỏ; từng bước củng cố tổ chức Đảng trong công nhân.

Đồng chí Hoàng Đình Giong với việc xây dựng, củng cố phong trào công nhân

Cán bộ, đảng viên tìm hiểu về quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong tại Khu tưởng niệm đồng chí ở làng Nà Toàn, phường Đề Thám, TP.Cao Bằng (Cao Bằng). Ảnh: Báo Cao Bằng.

Đồng chí Hoàng Đình Giong yêu cầu, các cuộc đấu tranh phải được chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất, với nhiều hình thức từ thấp đến cao, nêu rõ khẩu hiệu tuyên truyền, khẩu hiệu hành động, thông qua đó để giác ngộ quần chúng, phát triển lực lượng quần chúng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Đình Giong, một số chi bộ Đảng được khôi phục, như chi bộ Uông Bí – Vàng Danh, chi bộ nhà máy kẽm Quảng Yên. Từ đó, phong trào đấu tranh cách mạng ở Quảng Ninh từng bước được phát triển, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra với nhiều hình thức phong phú.

Những hoạt động không mệt mỏi của đồng chí đã góp phần củng cố lòng tin của công nhân, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo tiền đề để phong trào cách mạng ở Quảng Ninh phát triển thành cao trào.

Đặc biệt là vào cuối năm 1936, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra, như: Cuộc bãi công của hơn 1 vạn thợ mỏ Cẩm Phả (13-11-1936), đòi tăng lương, đòi chủ trả tiền mua cuốc xẻng, dầu mỡ cho công nhân. Tiếp đó là bãi công của công nhân nhà máy cơ khí Hòn Gai, công nhân mở Hà Tu, Hà Lầm, nhà máy điện Cột 5 (23/11), bãi công của công nhân mỏ than Mông Dương (24/11), phong trào bãi công lan tới Cửa Ông, Kế Bào, Cái Đá, Đồng Đăng….

Phong trào bãi công của công nhân “như một vết dầu loang, tạo thành cuộc tổng bãi công của khu mỏ, thu hút toàn bộ công nhân thuộc công ty Pháp, gồm hàng vạn người tham gia”[3].

Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của hơn 3 vạn thợ mỏ (27/11/1936), kéo dài gần 20 ngày trên toàn khu mỏ, đã giành thắng lợi. Chỉ tính 6 tháng cuối năm 1936, đã có 361 cuộc đấu tranh, trong đó có 236 cuộc của công nhân.

Báo Le Travail đã viết: “Lần đầu tiên ở Đông Dương, giai cấp vô sản đã giành được thắng lợi rực rỡ. Lần đầu tiên kỷ luật vô sản đã thắng sự kháng cự của bọn chủ”.

Đồng chí Hoàng Đình Giong có vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi phong trào cách mạng ở khu mỏ.

Những hoạt động không mệt mỏi của đồng chí đã củng cố lòng tin và ý chí đấu tranh của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong lúc thực dân Pháp đang thi hành chính sách khủng bố dã man. Những hoạt động của đồng chí từ giữa năm 1935 đến đầu cuối 1935, ở vùng mỏ Quảng Ninh đã góp phần vào thắng lợi chung của phong trào công nhân ở khu mỏ Quảng Ninh.


[1] Tỉnh ủy Cao Bằng: Hoàng Đình Giong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng (1904-1947), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 72.

[2] Đồng chí Hoàng Đình Giong với cách mạng Việt Nam và quê hương Cao Băng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2019, tr. 120.

[3] Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh (1928-1945), Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh xuất bản, 1985, tập 1, tr. 126.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức ...

Phát triển đội ngũ lãnh đạo từ công nhân, công đoàn: Phát triển đội ngũ lãnh đạo từ công nhân, công đoàn: "Không được làm theo phong trào"

Xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng thành từ công nhân, công đoàn luôn được Đảng ta quan tâm song hiện nay kết quả chưa ...

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tự hào khi là đảng viên trưởng thành từ lao động sản xuất

Đảng với công nhân -

Tự hào khi là đảng viên trưởng thành từ lao động sản xuất

Không chỉ tận tâm, nhiệt huyết với nghề, chị Thi còn là một đảng viên tiêu biểu được mọi người quý mến. Đến nay, chị đã có nhiều sáng kiến hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, được lãnh đạo công ty và đồng nghiệp công nhận, đánh giá rất cao…

Phát hiện, xây dựng những điển hình, nhân tố phát triển Đảng

Đảng với công nhân -

Phát hiện, xây dựng những điển hình, nhân tố phát triển Đảng

Làm thế nào để công đoàn vận động, tuyên truyền, lựa chọn được đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng; công nhân vào Đảng sẽ có những quyền lợi gì?

Từ 1/7/2025: Đóng BHXH 15 năm sẽ được hưởng lương hưu Tôi công nhân

Từ 1/7/2025: Đóng BHXH 15 năm sẽ được hưởng lương hưu

Khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2025, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu

04 cách tính gộp ngày phép năm đối với người lao động Tôi công nhân

04 cách tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Người lao động có 12 ngày phép năm, nếu gộp 3 năm thì người lao động sẽ nghỉ một lần 36 ngày phép năm. Theo đó, chỉ được nghỉ gộp, không được nghỉ riêng lẻ. Trường hợp nghỉ riêng lẻ thì được xem là nghỉ không hưởng lương.

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn”

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa), doanh nghiệp FDI có hơn 12.000 đoàn viên, người lao động.

Bảng lương y bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7 Infographic

Bảng lương y bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7

Từ 1/7/2024 lương cơ sở sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng vì vậy bảng lương của các y bác sĩ đang làm việc trong các cơ sở y tế công lập như sau
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Đọc thêm

Bài 1: Tình hình việc làm của người lao động trong bối cảnh hiện nay

Đảng với công nhân -

Bài 1: Tình hình việc làm của người lao động trong bối cảnh hiện nay

Mặc dù đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng vấn đề việc làm, bảo đảm việc làm, cải thiện điều kiện lao động ở Việt Nam vẫn cần được chú trọng.

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài cuối)

Đảng với công nhân -

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài cuối)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) diễn ra từ năm 2000, nó là cuộc cách mạng kỹ thuật số, đến năm 2013 thì “công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu được biết đến ở Đức. Hiện tại, nó đã lan rộng sang các nước phát triển và đang trở thành xu hướng của toàn cầu.

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 2)

Đảng với công nhân -

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 2)

Sứ mệnh cao cả và nhân đạo nhất của Đảng của giai cấp vô sản không chỉ là giải phóng cho giai cấp công nhân mà là giải phóng cho cả loài người. Luận về sự giải phóng con người, C.Mác đã chỉ rõ bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ nó trả thế giới con người về với bản thân con người. Cuộc đấu tranh giải phóng con người do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo là sự giải phóng chính trị, là “quy con người, một mặt thành thành viên của xã hội công dân, thành cá nhân… độc lập, và mặt khác thành công dân của một nhà nước, thành pháp nhân” (1).

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 1)

Đảng với công nhân -

Vận dụng tư tưởng của Mác và Ăng Ghen vào xây dựng giai cấp công nhân (Bài 1)

Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiên nay cần quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác về giai cấp công nhân.

“Đảng cho tôi ý chí phấn đấu để trở thành thủ lĩnh công đoàn”

Đảng với công nhân -

“Đảng cho tôi ý chí phấn đấu để trở thành thủ lĩnh công đoàn”

Không chỉ là một Đảng viên gương mẫu, chàng trai ấy giờ đã là Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH An Giang Samho, là “người anh”, là chỗ dựa của anh chị em công nhân lao động…

"Tôi vào Đảng để làm gương cho con"

Đảng với công nhân -

"Tôi vào Đảng để làm gương cho con"

Từ chỗ băn khoăn, lưỡng lự, đến nay sau 2 năm vào Đảng, chị Lò Thị Thắm - công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã là “nhân tố” tích cực tại chi bộ.

Từ người lầm lỡ thành đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế

Đảng với công nhân -

Từ người lầm lỡ thành đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế

Nhiều người khi nhắc về đồng chí Lò Văn Dũng (sinh năm 1969, dân tộc Thái) - Chi ủy viên Chi bộ bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đều dành sự kính trọng, yêu mến về nỗ lực vươn lên từ vũng bùn ma túy, về sự dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế.

Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Đảng với công nhân -

Vận dụng chỉ dẫn của Tổng Bí thư Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, đồng chí Trần Phú luôn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng Đảng. Mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, đồng chí đã cống hiến trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong đó có những đóng góp quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho các thế hệ cán bộ, đảng viên.

Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao

Đảng với công nhân -

Chỉnh Đảng, tăng bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm và các biểu hiện tiêu cực là một trong những nguyên nhân khiến bản chất giai cấp công nhân trong một số cán bộ, đảng viên bị mai một, gây ra nhiều hệ lụy. Chỉnh Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân chất lượng cao làm nguồn bổ sung cho Đảng và tăng cường cho xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa là đòi hỏi khách quan vừa là vấn đề nổi cộm, bức thiết.

Người đảng viên công nhân làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng

Đảng với công nhân -

Người đảng viên công nhân làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng

Sẽ không quá lời khi gọi anh Nguyễn Văn Biên - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam là “vua sáng chế” khi mới hơn 10 năm công tác, anh đã có đến gần 20 sáng chế, có giá trị làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng.