Đoàn viên ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng: Đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên trên hết

Đời sống - Hoàng Liên Phương

Dù mỗi người công tác ở mỗi đơn vị, lĩnh vực khác nhau, nhưng các đoàn viên ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng có chung một nhiệm vụ cao cả là bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, phục vụ cộng đồng, như "trăm sông đổ về một biển".

Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2023), phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã gặp gỡ và tâm tình với những đoàn viên ngành Y tế có nhiều cống hiến vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Bác sĩ điều trị Chuyên khoa I Tè Thị Thu Nguyệt - Khoa Sản (Bệnh viện Chuyên khoa Sản - Nhi Sóc Trăng)

Đoàn viên ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng: Đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên trên hết

Bác sĩ điều trị Chuyên khoa I Tè Thị Thu Nguyệt chăm sóc thai phụ. Ảnh: TL

Tôi gặp Bác sĩ Tè Thị Thu Nguyệt khi chị vừa hoàn thành một ca phẫu thuật khó tại bệnh viện. Chị tiếp tôi bằng nét mặt hết sức rạng rỡ, dù trên trán vẫn còn lấm tấm những giọt mồ hôi. “Công việc của mình mỗi ngày là vậy, điều trị thành công cho bệnh nhân là bao nhiêu mệt nhọc, căng thẳng đều như tan biến. Người thầy thuốc phải luôn đặt sức khỏe và lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu” - Bác sĩ Tè Thị Thu Nguyệt cho hay.

Từ suy nghĩ đó, với vai trò là bác sĩ điều trị Khoa Sanh, Bác sĩ Tè Thị Thu Nguyệt luôn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Theo đó, chị đảm nhận việc tiếp nhận, trực tiếp điều trị các trường hợp bệnh nặng và bệnh theo dõi tại khoa. Hằng ngày, chị thăm khám trung bình 20 – 30 ca tại khoa. Tham gia hội chẩn các ca bệnh khó, trực tiếp thực hiện các thủ thuật tại khoa như hút buồng tử cung, những ca khó như thai bám sẹo mổ cũ… Trực tiếp tham gia hội chẩn chuyển bệnh viện tuyến trên các trường hợp bệnh nặng vượt khả năng điều trị của bệnh viện, tham gia phẫu thuật cấp cứu ngoại viện.

Mặt khác, ở người bác sĩ thuộc thế hệ 8X, chị không chỉ chú trọng mỗi việc cấp cứu, mà còn gúp bệnh nhân có một sức khỏe lâu dài, cải thiện chất lượng cuộc sống sau cơn nguy kịch bằng cách dặn dò, hướng dẫn người bệnh chu đáo. Quan tâm theo dõi kết quả điều trị bằng cách xin số điện thoại điện hỏi thăm và dặn dò tái khám.

Ngoài việc làm tốt công việc cấp cứu tại khoa, chị còn tham gia khám tại khoa khám tư vấn cho bệnh nhân vai trò, lợi ích các xét nghiệm tầm soát ung thư: như ung thư cổ tử cung, ung thư vú. Tư vấn sản phụ tiêm ngừa uốn ván, làm các xét nghiệm tiền sản trong lần tái khám tiếp theo để nâng cao chất lượng sức khỏe người dân. “Tôi luôn tâm niệm phải luôn coi người bệnh đau đớn như mình đau đớn; điều trị, chăm sóc, hướng dẫn bệnh nhân tận tình, ứng xử với bệnh nhân và đồng nghiệp luôn chuẩn mực, niềm nở. Sắp xếp công việc hợp lý, khoa học, nhanh chóng, không gây phiền hà cho bệnh nhân” - Bác sĩ Tè Thị Thu Nguyệt tâm tình.

Trước đó, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong năm 2021, ngoài việc tham gia phòng chống dịch, chị hỗ trợ khám bệnh, thực hiện thủ thuật, phẫu thuật các bệnh nhân là F0. Song song đó, Bác sĩ Tè Thị Thu Nguyệt luôn sáng tạo, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, công tác được giao. Đó là sáng kiến “Kỹ thuật siêu âm xéo góc để khảo sát vết mổ trong những trường hợp nhiễm trùng vết mổ sản phụ khoa”; “Ứng dụng kỹ thuật tầm soát Liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ”. Từ đó, để người dân tiếp cận với các kỹ thuật mới trong hoạt động y tế, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là ở lĩnh vực sản phụ khoa.

Dược sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Văn Đời - Phòng Nghiệp vụ Y Dược (Sở Y tế Sóc Trăng)

Đoàn viên ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng: Đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên trên hết

Dược sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Văn Đời. Ảnh: NVCC

Với nhiệm vụ được giao ở lĩnh vực quản lý nhà nước về dược, Dược sĩ Nguyễn Văn Đời xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo, tập huấn kiểm tra, giám sát hoạt động về dược trên địa bàn tỉnh. Cùng với Phòng Nghiệp vụ Y Dược, anh thực hiện quản lý về thuốc kiểm soát đặc biệt, hoạt động dược lâm sàng, thông tin thuốc, giám sát phản ứng có hại của thuốc, đấu thầu cung ứng thuốc… Anh còn thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng như các sáng kiến cải tiến ứng dụng vào lĩnh vực quản lý mang lại hiệu quả cao trong công tác chuyên môn cũng như quản lý.

Bên cạnh đó, với nhiệm vụ Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh Sóc Trăng, anh tích cực hoạt động để phát triển câu lạc bộ mạnh cả về chất lượng lẫn về số lượng; với đội ngũ nhiệt tình tận tâm với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ Nhân dân và hết lòng vì an sinh xã hội. Từ đó, phát động các chương trình hành động, tổ chức các hoạt động tình nguyện, xung kích của đội ngũ các thầy thuốc trẻ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Dược sĩ Nguyễn Văn Đời chia sẻ: “Bản thân đã xác định rõ an sinh xã hội, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu xuyên suốt trong quá trình hoạt động của câu lạc bộ. Từ đó, biến ý tưởng thành hiện thực bằng những hành động cụ thể. Xem người dân những nơi đó họ thiếu cái gì, họ cần gì, để từ đó có kế hoạch chương trình cụ thể cho từng địa phương; đáp ứng nhu cầu thực tế họ đang cần. Tham mưu kịp thời với các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác an sinh xã hội; bản thân trực tiếp liên hệ với các công ty, nhà tài trợ, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh đóng góp cho công tác tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”.

Từ đó, hằng năm, anh đã vận động và trực tiếp tham gia đến các hộ gia đình khó khăn trao tặng hàng tấn gạo, cùng các nhu yếu phẩm khác. Tổ chức Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2022. Qua đó, đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với Nhân dân về Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh Sóc Trăng, cũng như về hình ảnh người dược sĩ thế hệ 7X Nguyễn Văn Đời.

Thạc sĩ Nguyễn Công Khang - Trưởng Khoa Xét nghiệm Sinh Hóa – Vi Sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

Đoàn viên ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng: Đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên trên hết

Thạc sĩ Nguyễn Công Khang. Ảnh: NVCC

Thạc sĩ Sinh học phân tử Nguyễn Công Khang lúc nào cũng năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong các mặt công tác. Do vậy, với vai trò là Trưởng Khoa Xét nghiệm Sinh Hóa – Vi Sinh, cùng với tập thể Khoa Xét nghiệm Sinh hoá – Vi sinh, Thạc sĩ Nguyễn Công Khang đã có những cố gắng, phấn đấu vượt bậc để không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng của khoa, nhằm phục vụ bệnh nhân với chất lượng cao nhất.

Theo đó, mỗi ngày, Thạc sĩ Nguyễn Công Khang chịu trách nhiệm quản lý, phân công công việc cho điều dưỡng trưởng và các thành viên khác. Đảm bảo hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng được duy trì, tuân thủ theo các yêu cầu của Quyết định số 2429/QĐ-BYT, ngày 12/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các chương trình phát triển chuyên môn và đào tạo. Thực hiện tư vấn về chuyên môn.

Anh trực tiếp theo dõi, kiểm tra việc tiếp nhận, tách huyết thanh từ các bệnh phẩm bệnh phẩm từ các khoa, phòng, sau đó, cùng các xét nghiệm theo y lệnh của lâm sàng. “Mỗi ngày, trung bình khoa thực hiện hàng ngàn xét nghiệm phục vụ cho lâm sàng. Sau đó, kết quả sẽ được trả về cho các khoa, phòng. Đây chính là những gợi ý, hỗ trợ bác sĩ lâm sàng theo dõi và điều trị bệnh tốt hơn” - Thạc sĩ Nguyễn Công Khang cho biết.

Bên cạnh đó, anh còn thường xuyên cùng với tập thể thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên; tổ chức các phong trào hành động cách mạng. Đó là Chương trình Xuân nồng ấm hàng năm cho bệnh nhân và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng; các buổi khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương trong tỉnh…

Anh cho biết: “Tuổi trẻ phải luôn năng động, chủ động sáng tạo, linh hoạt trong tham gia các hoạt động, góp phần tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân. Từ đó, góp phần xây dựng niềm tin của Nhân dân đối với chất lượng, hình ảnh của bệnh viện”.

Đoàn viên ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng: Đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên trên hết

Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Sóc Trăng - Âu Nguyệt Đào (bìa phải) trao giấy khen cho các CĐCS tiêu biểu. Ảnh: TL

Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Sóc Trăng - Âu Nguyệt Đào nhấn mạnh: “Đây là các thầy thuốc trẻ đầy nhiệt tình, luôn “cháy hết mình” với công việc. Dù ở cương vị công tác nào, mọi người đều có chung một điểm đến là làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phục vụ cộng đồng. Họ chính là những bông hoa tuyệt đẹp trong vườn hoa y tế tỉnh nhà, từng ngày chắt lọc những gì tinh túy nhất cho đời, cho mọi người. Họ đã được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen các cấp, cùng nhiều danh hiệu cao quý khác”.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Đời sống -

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Đời sống -

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Đời sống -

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Đời sống -

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Kinh tế - Xã hội -

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Khi TikToker “nhờn” biên bản Cà phê tối

Khi TikToker “nhờn” biên bản

TikToker Phạm Đức Tuấn (Nờ Ô Nô) lại một lần nữa gây bão dư luận với hành vi phản cảm. Và cũng như lần trước, lần này, Tuấn nhận một biên bản xử phạt 30 triệu đồng.

Đấu giá để không ai trúng Cà phê tối

Đấu giá để không ai trúng

Công an đã tạm giữ 5 đối tượng trong vụ việc đấu giá 30 tỷ đồng/ mét vuông đất tại Hà Nội. Các đối tượng này bị bắt với cáo buộc “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Đời sống -

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.