Đâu là thói quen “khó bỏ” dễ lây nhiễm virus?
Đời sống - 23/03/2020 14:20 Ngọc Anh (T.H)
Dùng chung bát nước mắm là thói quen "nguy hiểm", dễ lây nhiễm virus. Ảnh minh họa |
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng thói quen sinh hoạt lành mạnh là điều mà mỗi người nên làm để bảo vệ bản thân và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên, ít người biết rằng thói quen “khó bỏ” chấm chung nước mắm có thể gây ra nguy cơ lây nhiễm virus.
Theo TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, thói quen ăn chấm chung một đĩa gia vị (như nước mắm, muối), ăn đũa một đầu (tức là chỉ dùng một đầu đũa để gắp) thì luôn tồn tại nguy cơ mắc bệnh liên quan tới vi khuẩn, virus và các nguy cơ khác.
Cụ thể, khi chúng ta cho đũa vào miệng gắp đồ ăn thì sẽ có nước bọt, sau đó việc chấm chung sẽ tạo điều kiện cho virus trong nước bọt hòa vào bát nước chấm và lây bệnh cho người khác. Bên cạnh Covid-19, thói quen này còn làm lây virus Herpes, vi khuẩn HP.
Trên thực tế, vi khuẩn HP vốn có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, và niêm mạc dạ dày của người bệnh. Vi khuẩn HP lan truyền sang người chủ yếu thông qua nước bọt, đường ăn uống, phân, dịch tiêu hóa...
Theo chuyên gia, nguyên nhân nhiễm vi khuẩn này trong cộng đồng tại Việt Nam cao là do thói quen chung bát nước mắm, ăn uống chung, ăn đũa một đầu... Đây cũng là thói quen khiến cho vi khuẩn HP xâm nhập và cơ thể nhanh nhất.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến tại Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, cho biết, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, cần thay đổi thói quen ăn uống đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, chẳng hạn:
Trên bàn ăn cần có thìa (muỗng)/đôi đũa sạch để dùng chung; tiếp thức ăn cho người khác hoặc lấy thức ăn cho mình bằng đôi đũa/thìa dùng chung.
Không để thìa/đũa dùng chung khi lấy thức ăn chạm vào bát ăn của mình hay bát của người khác trong cùng mâm.
Mỗi người nên có bát nước chấm/đĩa muối riêng để dùng.
Ngoài việc bón cơm nhai, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ nhỏ. Thói quen này cần thay đổi, đặc biệt là trong thời gian này.
Anh V.Q.C vô ơn hay vô ý? Dư luận xã hội đang lan tỏa câu chuyện của anh V.Q.C 27 tuổi thường trú tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm (Hà ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 23/3 Tính đến 7h ngày 23/3, Covid-19 đã xuất hiện ở 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 335.000 ca nhiễm bệnh với hơn 14.000 ... |
Những trường hợp được lĩnh ngay bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc Sau khi nghỉ làm, hầu hết người lao động đều muốn lĩnh ngay tiền bảo hiểm xã hội một lần, song pháp luật chi cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng