Đằng sau “cái chết” của chợ truyền thống?
Cà phê tối - 12/11/2023 18:20 MỸ ANH
Trao đổi với Báo Tuổi Trẻ, đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết TP có 233 chợ (tính luôn 3 chợ đầu mối) nhưng hiện chỉ có 225 chợ hoạt động. Theo đó, các chợ nghỉ chủ yếu do cơ sở vật chất xuống cấp, chính quyền rà soát để chuyển đổi công năng cho phù hợp, hút khách hơn.
Đơn vị này cũng xác nhận nhiều chợ truyền thống gặp phải tình trạng kinh doanh khó khăn, đặc biệt sức mua nhiều ngành hàng không thiết yếu như: quần áo, thời trang... giảm sút.
Cũng theo báo này, các tiểu thương đồng loạt than ế ẩm hơn cả thời đại dịch. Đồng thời, họ cũng cho hay, do tình hình khó khăn kéo dài, nhiều người đã kiệt quệ. Họ cũng bày tỏ mong mỏi các cấp chính quyền sẽ hỗ trợ giảm các loại thuế phí để hỗ trợ bà con vượt qua giai đoạn khó.
Đành rằng, hiện nay, kinh tế có phần u ám, sức mua giảm. Tuy nhiên, tình trạng này của các tiểu thương có lẽ không còn mang tính thời điểm nhất thời. Mà họ phải đối diện với thách thức lớn hơn đến từ các sàn thương mại điện tử, nhất là sau đại dịch, khi thói quen mua sắm đã thay đổi rất nhiều.
Hàng trăm gian hàng của tiểu thương chợ Soái Kình Lâm (TP.HCM) lâm vào cảnh ế ẩm triền miên. Ảnh: Dân trí |
Chỉ tính riêng lĩnh vực quần áo, thời trang, nơi được các cấp chính quyền ghi nhận sụt giảm sức mua cũng là lĩnh vực thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội lấn át thấy rõ. Có những phiên livestream kéo dài chưa đầy 2 tiếng, có "hot TikToker" đã bán được nhiều tỉ tiền hàng. Đó mới chỉ là một phiên livestream.
Còn những không gian bán hàng “tĩnh” khác như các sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada… con số hàng hóa bán ra đảm bảo gấp nhiều lần con số ấy. Từ quần áo, đồ lót, đồ phụ kiện thời trang… tất tần tật đều có sẵn trên màn hình điện thoại của khách hàng. Mọi hành vi mua sắm chỉ cần thực hiện qua vài cú click, hàng được giao tới tận nhà.
Chưa kể, các tiểu thương buôn bán dựa vào “tiền chênh” giữa việc nhập và bán hàng. Đằng này, ở các sàn thương mại điện tử, rất nhiều gian hàng ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, bán giá gốc thẳng tới tay người tiêu dùng. Điều này đã khiến chức năng trung chuyển của tiêu thương gần như bị gạt bỏ khỏi chu trình bán hàng. Và việc đưa hàng từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng này là điểm yếu chí mạng ảnh hưởng trực tiếp tới tiểu thương chợ truyền thống trong các lĩnh vực hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng thời trang, hóa mỹ phẩm.
Thoạt nhìn, chúng ta rất dễ để thấy loại bỏ được khâu ở giữa, người tiêu dùng sẽ được lợi về giá. Đơn vị sản xuất kiêm luôn bán hàng cũng được lợi khi hàng hóa tiêu thụ ổn định mà không cần khâu trung gian. Các đại lý giờ không còn quá cần thiết nếu làm thương mại điện tử đủ giỏi.
Ai cũng có lợi, còn tiểu thương chợ truyền thống bị đào thải là hợp lý?
Câu trả lời là không! Nhiều người đã bỏ qua một khâu trung gian rất quan trọng, đó là chính các sàn thương mại điện tử. Hiện tại, họ vẫn lấy tiền chiết khấu hoa hồng từ người bán trên từng đơn hàng với tỉ lệ phần trăm được coi là chấp nhận được. Nhưng, khi khách hàng đủ lớn, các chợ truyền thống lùi vào dĩ vãng, họ độc chiếm thị trường thì câu chuyện có thể sẽ là rất khác. Sân chơi của họ, luật chơi của họ, việc tăng dần chiết khấu hoa hồng không phải không có tiền lệ.
Và khoản tiền trung gian lấy từ tiểu thương kia sẽ đổ hết vào các sàn thương mại điện tử, những ông lớn với vai trò cầm trịch hệ thống bán lẻ. Điều này gây ra những hệ lụy vô cùng lớn từ vấn đề an sinh tới các tiểu thương, văn hóa chợ truyền thống hay nguy hiểm hơn là có thể có sự thao túng thị trường.
Thói quen tiêu dùng rất khó để có thể lật ngược trở lại, tuy nhiên, lúc này, chợ truyền thống cần một giải pháp đồng bộ với những điểm mạnh, điểm yếu của loại hình này cùng các giải pháp công nghệ để đảm bảo đời sống cho tiểu thương. Đồng thời, nó cũng giúp đảm bảo thị trường phát triển bền vững, lành mạnh.
Bởi nếu không, khi những “tay to” công nghệ nước ngoài chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường, những ẩn họa khôn lường đang ở phía trước.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.