Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Đời sống

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

NGUYỄN LUẬN
Tác giả: NGUYỄN LUẬN
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Công đoàn khuyến cáo đoàn viên đi làm đảm bảo an toàn trong mưa, gió bởi áp thấp ảnh hưởng
Mưa gây ngập, người lao động di chuyển khó khăn lúc hơn 7h sáng ngày 18/09. Ảnh: Trang Phát triển Đà Nẵng.

Từ khoảng 21h ngày 17/09 đến khoảng 12h40 ngày 18/09, ở TP. Đà Nẵng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, gió lớn.

Đáng chú ý, lúc hơn 7h ngày 18/09, tại một số tuyến đường trung tâm như Lê Duẩn, Quang Trung, Nguyễn Văn Linh,... có xảy ra ngập, có nơi ngập đến 30cm. Việc mưa to, gió lớn đã ảnh hưởng đến đi lại của người lao động vào thời điểm trên.

Từ khoảng 13h đến gần 15h chiều nay, ở khu vực trung tâm TP. Đà Nẵng và ven biển trời tạnh, mây mù, có gió nhẹ.

Trang Thông tin Phòng chống thiên tai Đà Nẵng đã thông tin diễn biến mưa trong 24 giờ qua. Theo đó, tại thành phố mưa lớn tập trung từ gần sáng ngày 18/9. Tổng lượng mưa tính từ 07h ngày 17/9 đến 7h ngày 18/9 phổ biến 20-60mm, có nơi có hơn như Suối Đá 134.0mm, Chùa Linh Ứng 128.2mm, Hồ Thạch Gián 87.0mm, Sơn Trà 80.2mm,...

Dự báo từ nay đến trưa ngày 20/9, tại các quận, huyện thuộc thành phố có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Tổng lượng mưa tại thành phố phổ biến 100-300mm, có nơi trên 450mm.

Cảnh báo từ chiều và đêm ngày 20/9, tại TP. Đà Nẵng có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to với lượng mưa phổ biến 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Đà Nẵng mưa gây ngập, Công đoàn khuyến cáo đoàn viên đi làm đảm bảo an toàn
Lực lượng chức năng TP. Đà Nẵng lập chốt, tạm thời hạn chế người, phương tiện lưu thông lên bán đảo Sơn Trà để đảm bảo an toàn trước tình hình mưa lớn. Ảnh: Công an TP. Đà Nẵng.
Công đoàn khuyến cáo đoàn viên đi làm đảm bảo an toàn trong mưa, gió bởi áp thấp ảnh hưởng
Người dân đi qua một tuyến đường ngập.

Chị Phạm Thị Linh, người lao động ở quận Hải Châu, cho biết lúc hơn 6h sáng nay, chị dắt xe máy ra đi làm thì trời mưa như trút nước, gió lớn. Tình huống nguy hiểm nhất là lúc đi qua cầu sông Hàn, gió mạnh khiến chị và nhiều người không vững tay lái.

"Lúc tôi đi đến đường Lê Duẩn có mưa ngập, đường đông người di chuyển, tôi phải đi vòng sang đường khác nhưng cũng bị ngập. Thế nên, tôi dắt xe tạm lên vỉa hè đến chỗ cao rồi khóa xe lại, đi bộ đến chỗ làm", chị Linh kể.

Chị Võ Thị Thu Sương, Chủ tịch Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab TP. Đà Nẵng chia sẻ, từ sáng nay mưa to, gió lớn do áp thấp, tuy nhiên chị và anh em trong nghiệp đoàn vẫn đi làm bình thường.

Trước đó, Ban Chấp hành Nghiệp đoàn có thông báo gửi đến gần 200 đoàn viên, đưa ra những khuyến cáo hoạt động an toàn khi đường ngập lụt.

Video mưa gây ngập 1 tuyến đường ở trung tâm TP. Đà Nẵng. Nguồn: Trang Phát triển Đà Nẵng.

Nội dung ghi rõ: Trong trường hợp vẫn hoạt động, các anh chị em lưu ý di chuyển chậm, giữ khoảng cách an toàn, tránh đi song song với xe ô tô; luôn quan sát đường; bật đèn xe chiếu gần; nếu có thể, hạn chế di chuyển vào tuyến đường nhiều cây xanh; trời mưa quá to, hãy tìm nơi trú ẩn; trang bị áo mưa cho hành khách.

“Sáng nay mưa gió to nhưng tôi quyết định vẫn đi làm bình thường, chở được vài khách. Đường ở trung tâm có vài tuyến bị ngập, gió to nên nhiều lúc tôi phải tránh vào các khu vực tòa nhà văn phòng, nhà dân cho an toàn, đợi khách đặt xe. Do làm trong ngày mưa gió nên tôi bị ướt hết dù mặc áo mưa”, chị Sương nói và cho biết thêm các anh chị em nghiệp đoàn vẫn đi làm cả ngày bởi không đi làm sẽ ảnh hưởng thu nhập, cuộc sống khó khăn hơn.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Phía trước nhà của một đoàn viên, có nguy cơ ngập trong thời gian tới. Ảnh: NVCC

Anh Nguyễn Hoàng Sáng - Tổ trưởng công đoàn quản lý 400 đoàn viên, thuộc CĐCS một doanh nghiệp có 100% của Nhật Bản (nhà máy ở Khu công nghiệp Hòa Khánh), chia sẻ: Từ sớm hôm nay, mưa gió to do áp thấp nhiệt đới, Công đoàn và Công ty đã dặn dò mọi người khi ra đường cẩn thận và chú ý khi điều khiển giao thông.

“Sáng nay dù mưa to, ngập một số nơi nhưng anh chị em đoàn viên, người lao động của Tổ tôi quản lý đi làm đủ. Trong bữa cơm trưa nay, có nhiều trường hợp anh chị em cho biết, nhà đang ở bị nước dâng cao, nguy cơ có thể ngập thuộc khu vực Hòa Liên, huyện Hòa Vang”, anh Sáng nói, đồng thời cho biết tiếp tục theo dõi thông tin từ đoàn viên, người lao động.

Cổng thông tin TP. Đà Nẵng dẫn thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố cho hay, lúc 5h ngày 18/9, tổng số phương tiện tàu thuyền có đăng ký, đăng kiểm của địa phương là 1.159 phương tiện/8.316 lao động. Tàu thuyền đang neo đậu tại các bến là 1.097 phương tiện/7.699 lao động.

Tàu thuyền đang hoạt động trên biển là 62 phương tiện/617 lao động. Trong đó, tại Vịnh Bắc Bộ có 01 phương tiện /07 lao động; Khu vực ven bờ từ Quảng Trị - Đà Nẵng có 10 phương tiện /87 lao động; Khu vực Bắc Biển Đông - Hoàng Sa có 41 phương tiện /452 lao động; Khu vực Giữa Biển Đông - Trường Sa có 10 phương tiện /71 lao động.

Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nắm được diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới, bão số 4. Hiện nay các đơn vị, các đài trực canh của Bội đội biên phòng thành phố đang duy trì thông tin, liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển, thông báo kêu gọi, hướng dẫn vòng tránh không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc vào bờ để trú tránh an toàn.

Trong khi đó, Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cho biết hiện có 590 tàu đang neo đậu tại Âu thuyền Thọ Quang. Trong đó, Đà Nẵng có 354 tàu và các tỉnh khác có 236 tàu. Ngoài ra còn 95 ghe nhỏ.

Nhằm kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống, ứng phó với bão số 4, trong hôm nay 18/09, Thành ủy Đà Nẵng phân công 7 Đoàn kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai tại các địa phương trên địa bàn thành phố.

Các Đoàn tổ chức kiểm tra công tác khơi thông, nạo vét kênh mương, cống rãnh và hệ thống thoát nước, dọn vệ sinh môi trường; việc cắt tỉa, chằng chống cây xanh; bảo vệ trụ sở, cơ quan, nhà ở, tài sản của người dân; phương án sơ tán người dân ứng với từng kịch bản thiên tai tại các điểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng, các khu vực nhà ở không đảm bảo an toàn; các khu vực có nguy cơ bị ngập úng, sạt lở, bị cô lập; công tác đảm bảo các lực lượng, điều kiện, phương tiện thực hiện.

Dựng xây lại Làng Nủ Dựng xây lại Làng Nủ

Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành ...

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt? Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong ...

Những người thợ sống trong lòng núi Những người thợ sống trong lòng núi

Họ là những kỹ sư, công nhân có phần lớn thời gian trong ngày sống, làm việc trong lòng các ngọn núi để xây dựng ...

Tin mới hơn

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, mang đến cơ hội quý báu để người lao động (NLĐ) được nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, và nạp lại năng lượng sau những ngày làm việc miệt mài. Khi những ngày nghỉ cuối cùng khép lại, NLĐ đã quay lại thành phố, chuẩn bị cho tuần làm việc hiệu quả.
Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Giữa xưởng may, phòng kỹ thuật hay dây chuyền sản xuất, không khó bắt gặp những nụ cười của công nhân đang cần mẫn với công việc. Họ tìm thấy hạnh phúc khi được sự công nhận của doanh nghiệp, được sự quan tâm và chăm lo của các cấp công đoàn. Đối với họ, được làm việc, được tin tưởng, được sẻ chia chính là hạnh phúc.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Xem thêm