Cuốn nhật ký Lương Thiện
Cà phê tối - 17/09/2023 15:10 MỸ ANH
Ông Nguyễn Văn Thiện nhận lại cuốn nhật ký từ người lính Mỹ trước sự chứng kiến của Tổng thống John Biden và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: vietnamnet.vn |
Năm 1965, Nguyễn Văn Thiện (quê Tiền Hải, Thái Bình) viết đơn bằng máu xin ra chiến trường. Ngay từ lúc tham gia cuộc chiến, ông Thiện giữ thói quen viết nhật ký. Ông ghi lại những điều xảy ra ở chiến trường cũng như những sự kiện, cảm xúc của mình trên đường hành quân về phương Nam.
Năm 1966, người anh nuôi cũng là bạn thân của ông Thiện trên chiến trường là liệt sĩ Nguyễn Văn Xuân hi sinh ngoài mặt trận. Người anh trai nuôi để lại cho ông Thiện một vài kỷ vật. Trong đó, riêng chiếc đồng hồ đeo tay, liệt sĩ Xuân nhờ ông Thiện mang về quê, gửi gia đình giúp. Ông Thiện ghi chép lại cảm xúc cũng như địa chỉ nhà liệt sĩ Xuân ở trong nhật ký.
Từ đó, suốt dọc đường trường chinh, ông Thiện luôn mang theo cuốn nhật ký trong ba lô và chiếc đồng hồ được bọc vải đeo ở tay. Ông Thiện thề chỉ có hi sinh hoặc bị giặc bắn mất tay, ông mới bỏ chiếc đồng hồ ở lại chiến trường.
Cuộc chiến mỗi lúc một khốc liệt, ông Thiện để thất lạc cuốn nhật ký trên đường đi chiến dịch. Ông viết cuốn nhật ký khác song trong lòng vẫn đau đáu về những trang nhật ký trong cuốn sổ cũ. Ở đó, ông ghi lại những kỷ niệm quân dân, những ân tình trao gửi giữa người với người giữa làn bom thù. Mất cuốn sổ, ông cảm thấy như mất đi nhiều tháng năm, nhiều con đường, nhiều gương mặt đã súng bên súng, đầu sát bên đầu.
Bẵng đi 50 năm, khi đang tận hưởng cuộc sống thanh nhàn của tuổi hưu, ông nhận được một cuộc điện thoại từ bên kia địa cầu. Họ bảo, họ đang cầm trên tay cuốn nhật ký của ông. Vẫn nghĩ là lừa đảo, ông Thiện hỏi chi tiết hơn về cuốn nhật ký. Đến khi, bên kia gửi ảnh chụp đúng nét chữ của mình, ông Thiện như vỡ òa. Những kỷ niệm cứ dội về từng đợt làm ông không thể ngủ được đợi tới ngày nhận lại cuốn nhật ký chiến trường.
Thì ra, cuốn nhật ký của ông thất lạc đã được một người lính Mỹ nhặt được. Ông lưu giữ rồi nhờ các tổ chức tìm lại chủ nhân của cuốn nhật ký. Phía bên Mỹ đã mất rất nhiều thời gian và cả tiền bạc để phục dựng toàn bộ cuốn nhật ký, điều tra qua từng manh mối nhỏ nhất. Sau hai lần sang Việt Nam, họ đã tìm được em gái của liệt sĩ Nguyễn Văn Xuân (người có họ tên, địa chỉ duy nhất trong cuốn nhật ký).
Và khoảnh khắc cựu binh hai bên trao nhận kỷ vật chiến trường trước sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam gây nhiều xúc động. Phía Mỹ lúc ấy chia sẻ, họ đã phán đoán sai khi cho rằng chữ Lương Thiện đầu cuốn sổ không phải tên người mà có vẻ như tên cuốn nhật ký. Và họ đã không dùng manh mối đó để tìm chủ nhân cuốn nhật ký. Ông Thiện cảm ơn phía Mỹ đồng thời nhắn chuyển lời cám ơn tới người lính bên kia chiến tuyến đã nhặt được và lưu giữ cuốn nhật ký cho mình.
Cuốn nhật ký là món quà có thể coi là “nhỏ” về vật chất. Nhưng ân tình từ cả hai phía cũng như câu chuyện xoay quanh nó mang sức nặng ngàn cân. Câu chuyện về cuốn nhật ký mang nhiều giá trị biểu đạt của mối lương duyên Việt - Mỹ. Cuộc chiến đã qua, hai bên cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ phát triển ngày ngày. Và hơn cả, cuốn nhật ký có thể bị mất, trang sách sử có thể “kẹp díp”, nhưng ký ức, và lịch sử vẫn còn mãi.
Cuộc chiến lịch sử đó là tuổi thanh xuân của ông Thiện, là tính mạng của liệt sĩ Xuân cùng hàng vạn người và là cả biết bao phá hủy tàn khốc trên dải đất này. Nhớ về điều ấy, để thấy rõ hơn giá trị của hòa bình, giá trị của hợp tác, giá trị của tình bạn.
Nó cũng giúp những người sinh ra thời hậu chiến như người viết hiểu hơn về những nhọc nhằn, hi sinh của cha anh mà thấy trân quý những phút giây thái bình như hiện tại.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Cà phê tối - 26/10/2024 09:34
Cháy một ngôi chùa
Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.
Cà phê tối - 23/10/2024 15:47
Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định