Công ty Sông Kôn: Công nhân bị thương nặng do ngã cao
Người lao động - 26/07/2019 16:27 Quang Hải
Ảnh minh họa: Viện Khoa học an toàn và Vệ sinh lao động. |
Diễn biến vụ TNLĐ
Ông Lê Tiến Vững, sinh năm 1970, công nhân vận hành lò hơi, ký hợp đồng lao động với Công ty TNHH Tân Việt từ ngày 11/11/2015. Tại đây, ông Vững được bố trí làm Tổ trưởng lò sấy gỗ, làm việc theo ca. Ông Vững cũng ký hợp đồng giao khoán với Công ty TNHH Sông Kôn từ ngày 25/5/2016 để thực hiện công việc kỹ thuật vận hành đốt lò sấy, quản lý đốt lò sấy, vào lò và ra lò, làm việc theo ca.
Công ty TNHH Sông Kôn cũng ký hợp đồng lao động với 4 công nhân gồm các ông Lê Duy Bằng, Lê Duy Bé, Lê Trung Hiếu, Đặng Ngọc Bình, làm việc tại tổ sấy gỗ với ông Vững.
Ngày 25/5/2017, ông Lê Tiến Vững cùng ông Lê Trung Hiếu thực hiện công việc tại lò sấy gỗ cho đến 6 giờ sáng ngày 26/5/2017 thì bàn giao công việc cho ca sau gồm hai ông Lê Duy Bằng và Đặng Ngọc Bình. Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, ông Vững đến Công ty để thực hiện sửa chữa cánh quạt trong lò sấy (quạt được lắp đặt trong lò sấy cách mặt đất khoảng 4m).
Ông Vững nhờ ông Phạm Văn Sang lái xe nâng hàng để nâng ông Vững lên đến gần vị trí sửa chữa cánh quạt trong lò sấy. Ông Vững đứng trên hai thanh sắt (cần xe nâng) rồi ông Sang điều khiển, nâng ông Vững lên cách mặt nền nhà xưởng khoảng 3,6m đến gần vị trí sửa chữa cánh quạt. Sau đó ông Sang rút thắng tay và tắt máy xe nâng rồi xuống dưới đất đứng gần xe nâng chờ ông Vững.
Trong lúc đang thực hiện công việc sửa chữa, ông Vững bị trượt chân, ngã xuống nền lò sấy. Ông Vững được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện và được chẩn đoán bị thương nặng.
Nguyên nhân TNLĐ
Đoàn điều tra TNLĐ tỉnh Bình Dương kết luận, để xảy ra TNLĐ là do Công ty TNHH Sông Kôn chưa xây dựng biện pháp làm việc đảm bảo an toàn trên cao; chưa phân định trách nhiệm về công tác ATVSLĐ cho các bộ phận của Công ty. Đồng thời chưa tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho ông Lê Tiến Vững. Do đó, NLĐ không nhận diện được các yếu tố nguy hiểm để phòng ngừa khi làm việc trên cao.
Công ty cũng không huấn luyện cho ông Phạm Văn Sang trong việc sử dụng xe nâng không đúng tiêu chuẩn ATLĐ, vi phạm quy định, tiêu chuẩn ATLĐ trong sử dụng xe nâng. NLĐ đã làm việc trong điều kiện nguy hiểm (đứng trên 2 cần xe nâng hàng) dẫn đến TNLĐ.
Người có trách nhiệm và hình thức xử lý
Để xảy ra TNLĐ không phải do lỗi của NLĐ. Công ty TNHH Sông Kôn đã để ông Phạm Văn Sang sử dụng xe nâng hàng không đúng theo tiêu chuẩn ATLĐ, dùng 2 cần xe nâng để nâng người, vi phạm quy phạm, tiêu chuẩn ATLĐ khi thao tác cần xe nâng.
Đoàn điều tra TNLĐ đề nghị Giám đốc Công ty tiến hành xử lý kỷ luật đối với ông Phạm Văn Sang.
Biện pháp ngăn ngừa TNLĐ tái diễn
Đoàn điều tra TNLĐ tỉnh Bình Định yêu cầu Công ty tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của công nhân, nhất là tại khu vực lò sấy nhằm phát hiện yếu tố nguy hiểm phát sinh trong quá trình lao động. Từ đó kịp thời đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn. Công ty phải phân định trách nhiệm bằng văn bản về công tác ATVSLĐ cho các bộ phận theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ.
Ý kiến chuyên gia: Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm ATVSLĐ, Viện Khoa học ATVSLĐ (Tổng LĐLĐ Việt Nam) nhận định: Trong quá trình hoạt động sản xuất thực tế, các dạng tai nạn như trường hợp này diễn ra khá phổ biến. Với những nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của NLĐ về ATLĐ trong công việc cũng như sự thiếu kiểm soát, quản lý, coi nhẹ nguy cơ gây tai nạn của người sử dụng lao động. Cụ thể trong trường hợp TNLĐ này, có thể thấy rõ công tác quản lý ATVSLĐ của Công ty đã bị coi nhẹ: Công ty đã không tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ; người vận hành xe nâng không được đào tạo chứng chỉ vận hành theo QCVN 25:2015/BLĐTBXH; bố trí lao động chưa phù hợp với chuyên môn; chưa có biện pháp thi công đảm bảo an toàn. Bài học rút ra ở đây là: Công ty phải xây dựng các quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn trong từng công việc, từng máy, thiết bị cụ thể; huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ cần đảm bảo chất lượng theo hướng dẫn tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 31/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH; bố trí lao động phù hợp, đúng vị trí công việc; đặc biệt, đối là các công việc gắn với sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, cần có quyết định phân công công tác bằng văn bản; tiến hành nhận diện nguy cơ, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ và phổ biến các yêu tố này đến toàn thể lao động theo đúng quy định hiện hành. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh