Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Đời sống - 07/09/2024 21:05 Phương Mai
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm |
Nhọc nhằn nhưng đáng tự hào
Cuối buổi chiều ngày 7/9, khi bão số 3 sắp đổ bộ Hà Nội, tại khu vực ngã ba Mạc Thị Bưởi - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) mưa trắng trời. Những công nhân Tổ cơ giới xí nghiệp 3, Công ty Thoát nước Hà Nội trong bộ đồ bảo hộ lao động vội vã làm nhiệm vụ.
“Đang mưa to quá, chúng tôi chưa thể rời vị trí được. Bạn đợi lát nữa nhé!”, một công nhân trả lời khi chúng tôi muốn hỏi chuyện.
Vị trí mà anh nhắc tới chính là mặt đường, khu vực nắp hố ga và lòng cống ngầm. Giữa mưa bão, họ vẫn túc trực để khơi thông dòng chảy, dù có thể đối diện với những nguy hiểm rình rập.
Các công nhân thuộc xí nghiệp thoát nước số 3 khẩn trương làm việc, khơi thông các hố, cống để cảnh báo người đi đường. |
Anh Nguyễn Đình Đức nói rằng mình có mặt ở vị trí ứng trực từ 4 giờ sáng. “Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo dòng chảy khu vực được lưu thông ra phía sông Kim Ngưu. Bất kể khi nào có mưa, bão là chúng tôi lại lên đường, để làm sao đảm bảo đường không ngập úng, người dân đi lại an toàn”, anh nói.
Những ngày mưa bão như hôm nay, gần như 100% quân số của xí nghiệp và cán bộ công nhân viên công ty đều phải ứng trực. Họ làm việc trong mưa nhiều tiếng đồng hồ, cơ thể lạnh còn phải tiếp xúc với đủ loại rác thải.
Trong buổi trực cao điểm, các công nhân tạm nghỉ ngơi ở bậc thềm các tòa nhà trong khu vực, hoặc mái hiên quán ăn được người dân cho mượn lại.
“Nếu mưa không quá to, sẽ có một người đi mua đồ ăn cho cả đội rồi anh em thay phiên nhau vào ăn, còn lại sẽ ứng trực tại vị trí. Nhưng trong tình hình mưa bão căng thẳng hiện nay, chúng tôi được sự quan tâm của Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn Công ty và Xí nghiệp, được chuẩn bị đủ các nhu yếu phẩm cần thiết”, anh Đức chia sẻ.
“Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Tại khu vực lưu trú tạm, các công nhân thoát nước thỉnh thoảng lại nhận được cuộc gọi đến từ người nhà. “Bão lớn nhất từ đầu năm tới giờ mà! Chúng tôi lo 1 thì gia đình lo 10, cứ phải đến khi nhấc máy hoặc nhắn được tin “bố vẫn ổn” thì cả nhà mới vơi nỗi lo phần nào”, anh Đức tâm sự.
Anh Đức cũng chia sẻ rằng: “Đã từng muốn bỏ việc này sau ngày đầu tiên đi làm rồi đấy chứ. Ấy thế mà cũng làm được hơn chục năm rồi. Chúng tôi vẫn động viên nhau rằng có phải ai cũng làm được nghề này đâu, nói yêu thì hơi “sến”, nhưng đúng là không thế thì không theo nổi. Mình làm cũng là góp chút sức nhỏ bé cho an toàn của mọi người, cho môi trường Thủ đô, rồi lấy đó làm động lực luôn”.
Người dân tại khu vực đến hỏi thăm, động viên các công nhân làm việc tại khu vực đường Mạc Thị Bưởi, Hà Nội |
Tại tổ trực trên đường Mạc Thị Bưởi, ông Nguyễn Văn Tuyến - công nhân Tổ Duy trì số 4 vẫn kiên trì bám trụ, hướng dẫn các đồng nghiệp và thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Chỉ còn 1 năm nữa, ông Tuyến sẽ về hưu. Giữa gió mưa trắng trời, ông Tuyến nở nụ cười tươi: "Tôi yêu cái nghề này lắm, mình vất vả nhưng dân được an toàn, đường phố được thông thoáng. Làm được 31 năm nay rồi thì chút nhọc nhằn này có sá gì? Giờ ai cũng chọn việc nhẹ, thì những việc khó ai lo?”.
Ông Tuyến kể rằng, hơn 30 năm làm nghề, từng chứng kiến nhiều “cậu trai trẻ” muốn từ bỏ, muốn tránh xa công việc đầy hiểm nguy, ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe này. Thế nhưng, với số “vốn liếng” về chuyện nghề, chuyện đời đã tích lũy được, ông lại động viên đồng nghiệp “cố thử thêm lần nữa, nếu vẫn không chịu được, có bỏ cũng không hối tiếc”.
“Ấy vậy mà anh ta vẫn quay lại đó, tôi lại có thêm cậu đồng nghiệp hơn 10 năm nay”, ông Tuyến cười.
Anh Đức thì nói rằng: “Chẳng cần biết đang làm gì, có khi vừa về nhà kịp nấu bữa cơm, mưa lớn đến, chúng tôi lại trang bị đồ lên đường làm nhiệm vụ. Làm nhiều thành quen rồi, phản ứng nhanh lắm”.
Giữa bão giông, vẫn có những người làm đẹp cho đời một cách thầm lặng, chẳng kêu than, chẳng bực dọc mà nụ cười luôn nở trên môi, sáng bừng khuôn mặt đang ướt đẫm mưa..
Bạn đang xem bài viết trong Chuyên đề NGƯỜI LAO ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI SIÊU BÃO SỐ 3 |
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào ... |
“Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất ... |
Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3 Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất