Công nhân thắt chặt chi tiêu, mong sớm có việc làm ổn định
Người lao động - 14/09/2023 12:28 TRẦN LƯU
Suốt mấy tháng qua, chị Phạm Thị Hồng (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) lúc nào cũng phải chi tiêu dè sẻn. Với chị, mỗi lần tính mua một món đồ nào đó là mỗi lần phải đắn đo suy nghĩ. Chị Hồng là công nhân ở một công ty may mặc ở TP Long Xuyên, cách nhà khoảng 50km.
Hiện cả hai vợ chồng chị Hồng đều bị giảm giờ làm do tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp. Tổng thu nhập của anh chị hiện tại chỉ còn 6 đến 8 triệu đồng/tháng, giảm một nửa so với trước đây.
Công nhân chọn mua các sản phẩm giảm giá để tiết kiệm. Ảnh: P.V. |
"Ở nhà, bình quân tiền điện khoảng 600.000 đồng/tháng. Từ tháng 5 vừa rồi “đội” lên 1 triệu đồng. Tôi có 2 con nhỏ đang đi học, mọi chi tiêu đều ưu tiên cho các cháu. Người lớn có thể nhịn được, còn trẻ con vẫn cần học bài, quạt mát, ăn uống, quà vặt… Mấy tháng qua, cả nhà phải tìm mọi cách tiết kiệm, chỉ mua sắm đồ thực sự cần thiết”, chị Hồng nói.
Cũng ở huyện Thoại Sơn, cứ chiều chiều, người ta lại thấy anh Nguyễn Trung Quốc (thị trấn Phú Hòa) ngồi bên lề đường bán ba khía trộn, và một số loại cá khô. Anh Quốc làm công nhân ở một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, cũng là lao động chính của gia đình, nhưng nay thu nhập chỉ còn khoảng 6 triệu đồng/tháng buộc anh phải tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống.
Anh Quốc tâm sự: “Thu nhập thì giảm mà giá cả các mặt hàng leo thang khiến cuộc sống gia đình tôi thiếu trước, hụt sau. Nếu ngày trước, với thu nhập 8 đến 10 triệu đồng nhờ tăng ca, bữa cơm gia đình được đầy đủ thì nay buộc phải giảm bớt món. Tôi cũng không dám mua sắm gì cho nhà cửa, chỉ sử dụng tiền vào những thứ thật sự cần thiết”,
Anh Quốc cho biết, hôm nào về sớm, anh lại đem hàng ra bán bên lề đường. “Hầu như ai cũng tranh thủ để kiếm thêm thu nhập. Mấy chị phụ nữ khéo ăn nói thì bán hàng online như: quần áo, phụ kiện,... Còn tôi học theo vài người bán thực phẩm khô, bảo quản được lâu, phù hợp người đi làm về muộn có thể chế biến nhanh. Thu nhập kiếm thêm không là bao nhưng đắp đổi để trang trải cuộc sống vẫn hơn là chỉ trông cậy vào lương công nhân. Công ty tôi cho biết không cắt giảm lao động nhưng vẫn bị cắt giảm giờ làm”.
Chị Vân là một trong số những công nhân bị mất việc từ nhiều tháng qua. Ảnh: P.V. |
Tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, đây là địa phương tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, thu hút khá đông lao động nhập cư, phần lớn họ là những người lao động nghèo. Thời gian qua, tình trạng cắt giảm lao động đã khiến đời sống công nhân khó khăn hơn bội phần.
Trong con hẻm nhỏ, gia đình anh Huỳnh Văn Chung (42 tuổi, quê Cà Mau) sống trong phòng trọ 15m2, nhiều tháng nay phải thắt chặt chi tiêu để cầm cự trong lúc mất việc. “Mỗi tháng tiền trọ 1,6 triệu đồng, sinh hoạt của gia đình 3 tháng nay trông chờ vào phần lương (từ 6 đến 7 triệu đồng) làm công nhân tại một công ty giày da của vợ. Chưa tìm được việc, tôi đành đi chạy xe ôm kiếm tiền trang trải qua ngày nhưng cũng không được bao nhiêu vì ít khách. Nhưng vì cuộc sống vẫn phải cố gắng, bây giờ kiếm được đồng nào hay đồng đó. Nhiều hôm, tôi chỉ ở trong phòng trọ, hạn chế ăn uống, hạn chế tối đa việc ra ngoài, vì ra ngoài là phải chi tiêu”, anh Chung tâm sự.
Còn chị Lê Thị Cẩm Vân (tỉnh Đồng Tháp) là công nhân may ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (TP HCM) vừa bị Công ty cho thôi việc. Mấy ngày qua, chị phải về quê nhận may đồ cho những ai có nhu cầu. Nhưng do khó khăn chung, gia đình nào cũng giảm chi tiêu, ít ai nghĩ tới chuyện đi may đồ, sắm sửa nên cũng vắng khách. Chồng chị Vân đang làm việc tại một công ty sắt nhưng mỗi tuần chỉ làm việc 3 ngày, những ngày còn lại anh tranh thủ đi làm phụ hồ kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình.
Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang thiếu đơn hàng và cắt giảm lao động, trong khi giá cả tiêu dùng chưa hạ nhiệt, người dân buộc phải thay đổi thói quen chi tiêu mới có thể trụ vững trước tình hình khó khăn. Như lời anh Nguyễn Trung Quốc chia sẻ: “Tôi chỉ mong sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này để có điều kiện làm việc và thu nhập ổn định trở lại”.
Nhận diện thách thức kinh tế Việt Nam đối mặt trong “vòng xoáy” khó khăn của toàn cầu Bối cảnh kinh tế hiện nay dù có nhiều trở ngại nhưng vẫn mang đến cơ hội cho những ai biết nắm bắt cơ hội, ... |
Xây dựng 200 căn nhà ở doanh trại cho chiến sỹ Công an tại các xã khó khăn Geleximco cùng ABBANK đã đề xuất và được Cục Quản lý xây dựng và doanh trại - Bộ Công an chấp thuận dự án xây ... |
Yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. Theo Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 12/12/2024 18:43
“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân
Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Người lao động - 09/12/2024 16:18
Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập
Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần phân chia những người bị ảnh hưởng thành các nhóm khác nhau để có chính sách phù hợp.
Người lao động - 08/12/2024 16:27
Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.
- Thôi việc ngay do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải
- Người “truyền lửa” nhiệt huyết cho Công đoàn BIDV Hồng Hà
- Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác
- Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast đạt hơn 60%, hướng tới 84% vào năm 2026