Nhận diện thách thức kinh tế Việt Nam đối mặt trong “vòng xoáy” khó khăn của toàn cầu
Kinh tế - Xã hội - 09/08/2023 07:00 Ngọc Diệp
Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng tại Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng nửa cuối năm nay và năm 2024, Mỹ vẫn tiếp tục xu hướng tăng lãi suất, ít nhất là chưa giảm lãi suất song kinh tế Mỹ vẫn tương đối tốt, dự báo không bị suy thoái năm nay.
Trong khi đó, kinh tế châu Âu đang có dấu hiệu suy thoái. Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc – nước “hàng xóm” của Việt Nam và cũng là động lực tăng trưởng kinh tế lớn trong khu vực không phục hồi như kỳ vọng sau khi mở cửa nền kinh tế “hậu COVID-19”. Trung Quốc chuyển hướng sang chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ông Hùng phân tích một “vòng xoáy” nữa mới xuất hiện là sự cạnh tranh chiến lược trong mảng công nghệ bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đang siết nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành bán dẫn trên toàn cầu trong khi Mỹ, Châu Âu cũng muốn tự chủ hơn trong chuỗi sản xuất điện tử khiến chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu sẽ có biến động. Vốn là một mắt xích trong chuỗi cung ứng hàng điện tử toàn cầu, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng.
Ba kịch bản tăng trưởng GDP và lạm phát
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chia sẻ một số nhận xét về diễn biến kinh tế vĩ mô trong thời gian qua.
Các tổ chức quốc tế đã có sự điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 và 2024 khoảng 3%.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Tuy nhiên, ông Dương cho rằng, bối cảnh kinh tế hiện nay dù có nhiều trở ngại nhưng vẫn mang đến cơ hội cho những ai biết nắm bắt. Phân tích của ông Dương cho thấy xu hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vẫn hiện hữu, song không còn là chủ đạo.
Dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ thông điệp về khả năng tăng lãi suất nhưng đã có sự đảo chiều ở một số nước. Cụ thể tại Việt Nam, trong nửa đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.
Dựa trên tính toán và nghiên cứu riêng, ông Dương đưa ra ba kịch bản tăng trưởng GDP và lạm phát. Kịch bản 1 được tính toán trên giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối các năm 2021 - 2022.
Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong kịch bản 1 liên quan đến yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh về nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam.
Ba kịch bản kinh tế dựa trên tính toán và dự báo của ông Nguyễn Anh Dương |
Kịch bản 3 có thể xảy ra với giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn (tăng trưởng phục hồi, gián đoạn chuỗi cung ứng đã giảm đáng kể, lạm phát ở Mỹ giảm, thời tiết thuận lợi hơn,…). Cùng lúc đó cần đến sự quyết liệt trong cải cách và điều hành ở Việt Nam, qua đó giúp đạt kết quả tối đa về giải ngân/hấp thụ đầu tư công và tín dụng, cải thiện môi trường kinh doanh và năng suất lao động giúp thúc đẩy và thực hiện hoạt động đầu tư (cả tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài) theo hướng hiệu quả hơn.
"Hơi chủ quan khi dự báo khả năng phục hồi rất tốt"
Với quan điểm thận trọng, ông Dominic Scriven – Chủ tịch Dragon Capital cho rằng trong bối cảnh có quá nhiều biến số bất thường như hiện nay, ngay cả các tổ chức quốc tế cũng đang gặp khó khi cố gắng phân tích về các “vòng xoáy” ảnh hưởng đến tình hình vĩ mô thế giới và cả Việt Nam.
Ông Dominic Scriven – Chủ tịch Công ty Dragon Capital
Từ góc độ cá nhân, nói về chính hiệu quả đầu tư của quỹ, Chủ tịch Công ty Dragon Capital thừa nhận đã chủ quan khi dự báo không chính xác các diễn biến, đặc biệt sau cuộc chiến tranh tại Ukraine, cũng như không dự báo đúng biến động yếu tố lạm phát, tỷ giá,…
“Đối với các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán năm 2022, đây là năm khá buồn. Đặc biệt ở giai đoạn cuối năm ngoái, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất khó khăn”, ông Dominic Scriven cho biết.
Phân tích về tình hình năm nay, chủ tịch Dragon Capital đánh giá chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn khá cởi mở. Như tại Mỹ, dù lãi suất tăng, Fed luôn đưa thông điệp tăng ở mức thấp mỗi lần điều chỉnh. Các thị trường tài chính phản ứng khá tích cực với động thái chính sách trong các tháng gần đây. Hầu hết các thị trường chứng khoán thế giới đã tăng 15-28% trong năm nay, trong đó có Việt Nam.
Lạm phát của Việt Nam năm ngoái và năm nay ổn định và được kiểm soát. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính đang bắt đầu tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tài chính Việt Nam, nhờ vậy mà cho đến bây giờ, nhà đầu tư đã khắc phục được một phần khoản lỗ năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Dominic cho rằng việc nhận định về khả năng phục hồi “rất tốt” trong năm sau như phân tích của WorldBank cũng như của một số bên phân tích gần đây là “hơi chủ quan”, đặc biệt trong bối cảnh nhiều đầu tàu chính trên nền kinh tế thế giới đều có vấn đề như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, châu Phi…
Cân nhắc tăng độ mở cho nhà đầu tư ngoại
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô thế giới và Việt Nam có nhiều thách thức, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Anh Dương đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Ông Dương cho rằng, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn quan trọng, song cũng cần lưu tâm hơn đến tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời, cần cải thiện tiếp cận vốn và cả khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng suất lao động; mạnh dạn ban hành quy định về cơ chế thử nghiệm cho các mô hình kinh tế mới (fintech, kinh tế tuần hoàn).
Thứ hai, cần thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP... và nghiên cứu, đàm phán nâng cấp một số FTA của ASEAN. Hành động cụ thể mà ông Dương khuyến nghị là đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy Chứng nhận Xuất xứ Hàng hóa (C/O), đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại.
Ông Dương lưu ý giải pháp thứ ba là cần thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới, trong đó cân nhắc tăng độ mở cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia một số lĩnh vực, liên kết vùng trong thu hút FDI, thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp FDI…
Thách thức với hoạt động ngân hàng bán lẻ
Với tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam hiện nay, theo bà Đậu Thị Kim Dung, Trưởng phòng Marketing bán lẻ Vietcombank, trong tương lai không xa, hoạt động ngân hàng bán lẻ sẽ diễn ra chủ yếu trên các kênh số. Bên cạnh những thuận lợi, thách thức có thể gặp phải như việc chuẩn bị nền tảng công nghệ đáp ứng các sản phẩm dịch vụ số cho khách hàng trong thời gian ngắn. Năng lực quản lý, năng lực hạ tầng số hoá, bổ sung sản phẩm dịch vụ.
Ngoài ra, tài chính - ngân hàng là lĩnh vực rất đặc thù, vừa phải đảm bảo phát triển, cạnh tranh với các ngân hàng khác lại vừa đáp ứng các chính sách, quy định của Ngân hàng nhà nước cũng như các quy định liên quan đến rủi ro, phòng chống rửa tiền…
Và một điểm rất cần được chú trọng là việc nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dùng để đảm bảo vừa tận dụng được các điểm vượt trội của các dịch vụ ngân hàng số, vừa chủ động phòng tránh các rủi ro, gian lận của ngày càng nhiều chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo tinh vi, biến hóa.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 07/12/2024 22:00
Mẹo học nhanh 600 câu lý thuyết lái xe B2
Kỳ thi lý thuyết lái xe B2 luôn là thử thách khó khăn với thí sinh dự thi, khi phải ghi nhớ tới 600 câu hỏi. Bài viết này sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh “600 câu lý thuyết lái xe B2” mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian, công sức.
Kinh tế - Xã hội - 07/12/2024 14:24
Xe điện Porsche Macan ra mắt thị trường Việt Nam ngày 13/12
Porsche Việt Nam vừa tiếc lộ sẽ giới thiệu mẫu xe thể thao điện hoàn toàn mới Macan EV tại lễ hội âm nhạc Quốc tế diễn ra tại TP.HCM.
Kinh tế - Xã hội - 07/12/2024 14:19
Những xe máy sắp ra mắt Việt Nam dịp cuối năm
Sẽ có bốn mẫu xe máy nhập khẩu vào thị trường Việt Nam trong dịp cuối năm nay, bao gồm Honda là Scoopy, Super Cub 50 Final Edition, Wave 125i và chiếc Italjet Dragster 300 Malossi.
Kinh tế - Xã hội - 07/12/2024 06:00
Giải thưởng VINFUTURE 2024 vinh danh 4 công trình khoa học “Bứt phá kiên cường”
Ngày 06/12/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024.
Kinh tế - Xã hội - 06/12/2024 09:38
Thay đổi tư duy cho người lao động, tạo nền tảng phát triển trong tương lai - Câu chuyện nhìn từ Samsung
Thông qua nhiều hình thức và nội dung đào tạo, Samsung đang nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cũng như thay đổi tư duy cho người lao động. Đây được xem như chìa khóa giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo nền tảng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.
Kinh tế - Xã hội - 05/12/2024 16:29
Những mẫu xe ra mắt tháng cuối năm 2024
Tháng 12/2024, nhiều mẫu xe mới dự kiến ra mắt khách hàng tại Việt Nam, có cả ô tô lắp ráp lẫn nhập khẩu, mang thương hiệu Trung Quốc và Nhật Bản.