Có nên đăng ký kết hôn trước khi làm đám cưới?
Người lao động - 20/07/2020 16:10 Nhã Khanh
Nhiều người thắc mắc về việc có nên đăng ký kết hôn trước khi làm đám cưới hay không? Ảnh minh họa. |
Trên thực tế, tại các vùng nông thôn, nhiều người vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc đăng ký kết hôn. Thậm chí, không ít người vẫn còn quan niệm rằng làm đám cưới thì đã là vợ chồng. Vậy, câu hỏi đặt ra là có nên đăng ký kết hôn trước khi làm đám cưới hay không?
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 khẳng định: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.
Hai người nam nữ phải đăng ký kết hôn thì mới được coi là hôn nhân hợp pháp và sẽ được pháp luật bảo vệ, tôn trọng. Ảnh minh họa. |
Như vậy, theo quy định hiện nay, để quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các cặp vợ chồng được pháp luật công nhận thì bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, khi đăng ký kết hôn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Cụ thể:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn: Kết hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; kết hôn với người đang có vợ, có chồng; kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…
Như đã phân tích ở trên, hai người nam nữ phải đăng ký kết hôn thì mới được coi là hôn nhân hợp pháp và sẽ được pháp luật bảo vệ, tôn trọng.
Pháp luật không quy định việc tổ chức đám cưới trước hay sau khi đăng ký kết hôn. Ảnh minh họa. |
Trên thực tế, pháp luật không quy định việc tổ chức đám cưới trước hay sau khi đăng ký kết hôn. Do đó, việc làm đám cưới chỉ là một thủ tục tốt đẹp của các vùng miền, nhằm chúc phúc và thông báo về việc cưới đến họ hàng, bạn bè, hàng xóm của cô dâu và chú rể.
Tất cả đàn ông đều ngoại tình, lăng nhăng: Họ ngoại tình với ai? Trên mạng xã hội, rất nhiều phụ nữ lên án, quy kết tất cả đàn ông đều ngoại tình, lăng nhăng. Có lẽ cũng có ... |
Khi công đoàn cơ sở là cầu nối Với tổng số 52 đoàn viên công đoàn, trong đó có 47 đoàn viên nữ, từ lâu công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Tiểu học ... |
Hết “khổ” vì rác? Hệ thống xử lý rác thải ra sao là một vấn đề quan trọng tại các đô thị lớn để tránh gây ra ảnh hưởng ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Người lao động - 09/12/2024 16:18
Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập
Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần phân chia những người bị ảnh hưởng thành các nhóm khác nhau để có chính sách phù hợp.
Người lao động - 08/12/2024 16:27
Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.
Người lao động - 07/12/2024 08:26
Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập
Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán bộ công chức, viên chức trong dài hạn sau sáp nhập, sắp xếp lại.
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.