Cô giáo dạy văn và lớp học xóa mù chữ cho những người lao động nghèo

Người lao động - Lâm Tới

“Lần đầu tiên thấy các mệ, các o 40 – 60 tuổi trong lớp học xóa mù chữ ê a đánh vần các con chữ; khuôn mặt ràng ngời khi nhận ra những ký hiệu a, b, c… không còn vô nghĩa, mình đã khóc. Khóc vì hạnh phúc. Và khóc cho cả sự ích kỷ đã từng tồn tại trước đó”.    
co giao day van va lop hoc xoa mu chu cho nhung nguoi lao dong ngheo
Lớp học xóa mù chữ do cô Tú đảm nhận

Trịnh Thị Tú – Cô bạn thời đại học của tôi, hiện đang là giáo viên Văn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Phú Vang mới đây đã có những dòng tâm sự trải lòng về lớp học đặc biệt, lớp học xóa mù chữ cho những lao động lớn tuổi, vì hoàn cảnh gia đình, vì cuộc sống mưu sinh mà chưa có điều kiện tiếp cận con chữ.

Theo cô Tú, khi chuyển từ trường THPT Vinh Xuân về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Phú Vang (cơ sở giáo dục gần nhà) cô luôn nghĩ sẽ chỉ phải dạy học sinh lớp 10, 11, 12. Tuy nhiên, về đây cô mới biết, giáo viên tại trung tâm còn phải đảm đương cả các lớp học xóa mũ chữ.

Khi biết phải nhận lớp học đặc biệt này, cô Tú không thích. Vì thế cô tìm mọi cách để né tránh. Cô nhận dạy thêm lớp ở trường, tăng tiết dạy để đổi lấy việc không phải nhận lớp xóa mũ chữ.

Tuy nhiên đến năm thứ 2, cô vẫn phải nhận lớp. “Học trò” của lớp học xóa mũ chữ là những người lao động lớn tuổi, từ khoảng 40 – 60 tuổi, vì hoàn cảnh đặc biệt, vì cuộc sống mưu sinh hằng ngày mà chưa có điều kiện đi học, tiếp cận con chữ.

Cô Tú chia sẻ: giáo trình dạy cho các mệ, các o cũng tương tự như dạy tiểu học, bắt đầu bằng việc nhận diện chữ cái, ghép chữ thành vần, thành tiếng, học phát âm, học nắn nót từng nét chữ đầu tiên. Ở đây, ai cũng muốn học để biết chữ. Tuy nhiên việc chinh phục con chữ cũng không phải dễ dàng đối với những người lao động lớn tuổi. Kỳ lạ thay, những con người cả cuộc đời gồng gánh nắng mưa, chưa bao giờ khuất phục trước phong ba bão táp cuộc đời nay lại phải nhăn trán, nheo mày đánh vẫn từng con chữ. Và khi có thể viết được tên mình, tên chồng, tên con, họ sung sướng đến rơi nước mắt.

“Thú thật, Lần đầu tiên thấy các mệ, các o 40 – 60 tuổi ê a đánh vần các con chữ; khuôn mặt ràng ngời khi nhận ra những ký hiệu a, b, c… không còn vô nghĩa, mình đã khóc. Khóc vì hạnh phúc. Và khóc cho cả sự ích kỷ đã từng tồn tại trước đó”.

Chia sẻ với tôi, cô Tú bảo: Có những lúc mình thực sự rất nản. Học trò lì lợm, lực học thì yếu. Đã nhiều lần phải khóc sau khi học sinh ra về. Nhưng mình chưa bao giờ bỏ cuộc. Học sinh không tiếp thu được, cô sẽ đổi phương pháp. Học sinh không thích học nhiều, cô sẽ cho học ít. Học sinh không muốn căng thẳng, cô sẽ nhẹ nhàng. Nếu học sinh xuất sắc mà giáo viên không thể làm cho các em ấy toả sáng hơn, đó là lỗi của giáo viên. Nhưng nếu học sinh rất đỗi bình thường, mình khiến các em toả sáng thì đó chính là thành công của nhà giáo. Tú không kì vọng sẽ có những học sinh thật giỏi, thật ngoan mà Tú đã luôn mong muốn sau một thời gian học, những học sinh vốn rất nghịch phá sẽ bớt nghịch phá, sẽ có định hướng rõ ràng trong tương lai.

co giao day van va lop hoc xoa mu chu cho nhung nguoi lao dong ngheo
Cô Tú và học sinh

“Hôm trước mình dạy lớp xóa mù chữ ở Phú Dương, mình đã rất vui. Vui vì sự ham học và sự tiến bộ của các o, các mệ, các chị...từng ngày. Trước thiệt thòi của người lao động nghèo, mình thương quá. Mình hỏi các chị, các mệ có biết truyện cổ tích Tấm Cám, Trầu cau...không? Không cô ơi, tụi tui có biết chữ mô mà đọc truyện - mấy mệ trả lời vậy. Mình cười, vậy mỗi ngày dạy học tại đây, con sẽ kể một câu chuyện. Và mình kể chuyện, mình nhận ra rằng, không phải chỉ trẻ con thích nghe truyện cổ tích, truyền thuyết...mà người lớn cũng rất thích nghe. Chỉ vì họ không biết chữ nên họ không dám bộc lộ điều đó mà thôi…” - Cô Tú tâm sự.

Cũng như những người bạn đồng niên từng tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Huế, rồi ra trường đi dạy học, rời giảng đường, bục giảng nhà trường lại phải tìm việc làm thêm để lo gạo tiền cơm áo, cô Tú cũng vậy. Ngoài dạy học, cô mở shop áo dài, bán hàng oline… làm tất cả miễn là có tiền để nuôi mình, nuôi gia đình và nuôi nghề.

Dân học văn như chúng tôi, thủa còn trên ghế giảng đường đại học vẫn hay nói câu “Cơm áo không đùa với khách thơ”, nhưng có lẽ khi ra trường đời rồi, mới thật sự thấm thía câu nói đó.

Tôi đồng tình với cô Tú rằng, chỗ đứng nào không quan trọng, nghề nghiệp nào cũng không quan trọng. Quan trọng là ở bất cứ hoàn cảnh nào, mình cũng có thể hạnh phúc. Hạnh phúc là giúp đỡ được người khác. Và giúp đỡ người khác đôi khi là giúp đỡ mình - làm cho đời sống tinh thần, tâm hồn mình đẹp hơn.

co giao day van va lop hoc xoa mu chu cho nhung nguoi lao dong ngheo Công đoàn chú trọng chỗ ở an toàn cho công nhân lao động

Nhiều năm qua, các cấp công đoàn và công an Thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ triển khai mô hình “Tổ tự ...

co giao day van va lop hoc xoa mu chu cho nhung nguoi lao dong ngheo Thực hiện Cuộc vận động: Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,tự học và sáng tạo

Xác định Cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” là một trong những ...

co giao day van va lop hoc xoa mu chu cho nhung nguoi lao dong ngheo Mạng lưới công đoàn các khu công nghiệp cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm

Hiện cả nước có 50 công đoàn khu công nghiệp tại 48/63 tỉnh, thành phố, tập hợp người lao động trong 289 khu công nghiệp với tổng số ...

co giao day van va lop hoc xoa mu chu cho nhung nguoi lao dong ngheo Cô giáo dạy văn và lớp học xóa mù chữ cho những người lao động nghèo

“Lần đầu tiên thấy các mệ, các o 40 – 60 tuổi trong lớp học xóa mù chữ ê a đánh vần các con chữ; ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bông sen hồng đất Vĩnh

Đời sống -

Bông sen hồng đất Vĩnh

Giải thưởng “Bông Sen Hồng” được tổ chức hằng năm là một nét độc đáo riêng có của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị). Giải thưởng nhằm vinh danh những cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Học hay - Làm sáng tạo - Sống văn hóa”. Trong số những cá nhân điển hình đó, bông sen nổi bật nhất trên đất Vĩnh là chị Trần Thị Thu Hà - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện.

Cô giáo Trần Thị Minh Hà - niềm tự hào của Trường Tiểu học Lê Văn Tám

Người lao động -

Cô giáo Trần Thị Minh Hà - niềm tự hào của Trường Tiểu học Lê Văn Tám

Hơn 25 năm công tác, cô giáo Trần Thị Minh Hà – Hiệu trường Trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng được đồng nghiệp, phụ huynh đánh giá là người rất tài năng, quản lý giỏi, tận tụy vì học sinh và giàu lòng yêu thương.

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo

Đời sống -

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo

Tháng 8 năm nay, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) sẽ long trọng tổ chức 30 năm Ngày thành lập thị trấn. Từ xã Tân Phước (tên cũ) chuyển mình thành thị trấn bằng những nguồn lực nội tại, trong đó bài học đoàn kết và sức mạnh từ nhân dân một lần nữa được tái khẳng định trong việc xây dựng quê hương mới.

Tài sản quý giá nhất của chúng tôi là các bạn

Người lao động -

Tài sản quý giá nhất của chúng tôi là các bạn

Công ty TNHH MTV Orchid Phú Quý là doanh nghiệp sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy công nghiệp… tại Cụm Công nghiệp (phường Đông Lễ, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) được thành lập vào năm 2009. Đến năm 2016, tổ chức Công đoàn tại công ty được thành lập, đây là bước tiến quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao động.

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Đời sống -

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 là biện pháp quan trọng mà Chính phủ đã đề ra nhằm cải thiện đời sống của NLĐ.

PGS.TS Trần Mạnh Huy: Người chở ước mơ cho những mảnh đời khuyết tật

Người lao động -

PGS.TS Trần Mạnh Huy: Người chở ước mơ cho những mảnh đời khuyết tật

PGS.TS Trần Mạnh Huy là tấm gương sáng trong việc dùng tri thức và nhiệt huyết để cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Dù bị liệt nửa người bẩm sinh nhưng thầy đã vượt qua bao khó khăn, hiện thực hoá giấc mơ của mình, là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ sinh viên cũng như chính các đồng nghiệp suốt hàng chục năm qua.

Người tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 không được rút một lần Tôi công nhân

Người tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 không được rút một lần

Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết lựa chọn phương án người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội từ sau 1/7/2025 không được rút một lần.

3 quy tắc quan trọng khi xây dựng thang bảng lương, định mức lao động Tôi công nhân

3 quy tắc quan trọng khi xây dựng thang bảng lương, định mức lao động

Theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn”

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa), doanh nghiệp FDI có hơn 12.000 đoàn viên, người lao động.

9 nhóm điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Infographic

9 nhóm điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Ngày 29/6 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với 9 nhóm điểm mới nổi bật.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Đọc thêm

Cán bộ y tế say mê sáng tạo vì sức khỏe nhân dân

Đời sống -

Cán bộ y tế say mê sáng tạo vì sức khỏe nhân dân

Chứng kiến người bệnh phải chờ đợi dài ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng do thiết bị y tế bị hư hỏng, kỹ sư Nguyễn Hoài Nam - đoàn viên Công đoàn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã ngày đêm nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, sáng kiến tốt nhất giúp người bệnh được cứu chữa kịp thời và làm lợi hàng tỷ đồng cho bệnh viện.

Công ty Thủy điện Quảng Trị và câu chuyện “đất lạ hóa quê hương”…

Đời sống -

Công ty Thủy điện Quảng Trị và câu chuyện “đất lạ hóa quê hương”…

Họ đến từ nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc, sống và làm việc dưới “mái nhà chung” là Công ty Thủy điện Quảng Trị. Nơi đầu nguồn sông Rào Quán, những người làm điện cho công trình có những chuyện đời, chuyện nghề đan xen. Họ gắn bó và coi công ty là nhà, Hướng Hóa là quê hương thứ hai. Có lẽ, nói như nhà thơ Chế Lan Viên: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”…

Người mang lớp học "đặc biệt" đến với trẻ tự kỷ

Đời sống -

Người mang lớp học "đặc biệt" đến với trẻ tự kỷ

Với đồng nghiệp và các em học sinh ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Minh, cô giáo Nguyễn Thị Tình luôn là tấm gương nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết, tận tâm với nghề và cô cũng chính là người mang lớp học “đặc biệt” đến với trẻ tự kỷ ở tỉnh Quảng Trị

Chị Nguyễn Thị Hiền: Cán bộ công đoàn có tâm với doanh nghiệp và hoạt động công đoàn

Đời sống -

Chị Nguyễn Thị Hiền: Cán bộ công đoàn có tâm với doanh nghiệp và hoạt động công đoàn

Là chủ tịch công đoàn cơ sở của một đơn vị kinh tế tư nhân có đầy đủ các tổ chức chính trị, đoàn thể như Công ty TNHH Thương mại Số 1 ở thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đồng chí Nguyễn Thị Hiền đã có nhiều đóng góp vào sự hình thành, ổn định và phát triển của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, ở đó các mối quan hệ lao động hài hòa được xây dựng trên nền tảng của tình thương yêu.

Trại hè cho con đoàn viên, NLĐ mồ côi ở Nghệ An: Để các em không hề đơn độc

Đời sống -

Trại hè cho con đoàn viên, NLĐ mồ côi ở Nghệ An: Để các em không hề đơn độc

Đó là ý tưởng cốt lõi của Chương trình trại hè “Kết nối yêu thương” dành cho gần 200 con đoàn viên, người lao động (NLĐ) mồ côi được LĐLĐ tỉnh Nghệ An chỉ đạo Nhà Văn hóa lao động tỉnh phối hợp với Hệ thống giáo dục Khai Minh Đức tổ chức thực hiện trong hai ngày 22 và 23/6/2024 tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An).

Người khởi nghiệp Từ Phong

Đời sống -

Người khởi nghiệp Từ Phong

Khi chưa biết anh, tôi đã nghe Giám đốc Công ty MTV Từ Phong (huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị) với tên Từ Linh Nhân còn có biệt danh nhiều người gọi nửa đùa nửa thật là “Vua dầu lạc”, thậm chí là “Vua dầu lạc miền Trung”.

Những người “vượt nắng, thắng mưa” hoàn thành dự án đường dây 500 kV mạch 3

Người lao động -

Những người “vượt nắng, thắng mưa” hoàn thành dự án đường dây 500 kV mạch 3

Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) là một trong những dự án trọng điểm của ngành Điện, sau khi hoàn thành giúp cải thiện khả năng truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc. Thời điểm này, công nhân tại các đơn vị đang “3 ca, 4 kíp”, “xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” hoàn thành tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Đời sống -

“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Đến Công ty Điện lực Quảng Trị, hỏi về anh Lê Công Hiếu (42 tuổi, Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin) ai ai cũng biết. Gần 20 năm công tác, hàng chục sáng kiến, sáng tạo của anh được công nhận, áp dụng trong rộng rãi tại Điện lực Quảng Trị, đến Tổng Công ty Điện lực Miền Trung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, làm lợi hàng tỷ đồng/năm, giúp đồng nghiệp làm việc an toàn và hơn thế nữa…

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Đời sống -

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh khi nói cải cách tiền lương thì phải đạt được mục tiêu tăng lương. Đây là mục tiêu của Đảng và mong muốn của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...

Xe ôm truyền thống và công nghệ: Những vụ ẩu đả đang trôi dần vào quá khứ

Người lao động -

Xe ôm truyền thống và công nghệ: Những vụ ẩu đả đang trôi dần vào quá khứ

Với họ, nghiệp đoàn đã trở thành ngôi nhà thứ hai, từ nghề truyền thống đến hiện đại, đã tạo được sự gắn kết, sẻ chia, động viên cùng nhau vượt khó…