Cơ chế nâng cao tiếng nói của người lao động và công đoàn

Nghiên cứu - TRẦN THỊ NGỌC HIỀN - PGS. TS. LÊ THỊ MAI, Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Nghiên cứu về đối thoại và thương lượng tập thể (ĐT&TLTT) ý có nghĩa lớn trong quan hệ lao động (QHLĐ) hiện nay - đặc biệt là trong khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI - nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Bài viết dưới đây là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Nâng cao hiệu quả ĐT&TLTT tại doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” (2020-2022), phản ánh tiếng nói của công đoàn và người lao động (NLĐ) về vấn đề này từ đánh giá của người được khảo sát.
Cơ chế nâng cao tiếng nói của người lao động và công đoàn
Đại diện Liên đoàn Lao động quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh và Công ty CP Cơ điện Thuận Phong Thủy ký kết TƯLĐTT. Ảnh: M. CHI

Thực trạng và phương pháp nghiên cứu

ĐT&TLTT được coi là cơ chế hữu hiệu giúp NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) thấu hiểu nhu cầu và hợp tác với nhau, qua đó làm giảm tranh chấp lao động và xung đột lợi ích giữa các chủ thể trong QHLĐ tại doanh nghiệp. Theo thống kê, năm 2020, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã xảy ra 11 vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể với tổng số 4.886 người tham gia; trong đó có 03 vụ tranh chấp lao động xảy ra tại các doanh nghiệp trong nước (27%) và 08 vụ xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (73%).

Nguyên nhân, do đại dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài và lan rộng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống NLĐ, dẫn đến quyền và lợi ích của NLĐ chưa được đảm bảo...; các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt quy chế đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) để có những lợi ích cho NLĐ cao hơn so với quy định của pháp luật.

Đề tài “Nâng cao hiệu quả ĐT&TLTT tại doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” (2020-2022) triển khai bằng phương pháp nghiên cứu định tính (với 45 cuộc phỏng vấn sâu và 5 cuộc thảo luận nhỏ), kết hợp với nghiên cứu định lượng bằng bảng khảo sát với dung lượng mẫu 900 hỏi NLĐ đang làm việc trong 34 doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI có qui mô từ 100 lao động trở lên. Kết quả cho thấy, hầu hết những nội dung ĐT&TLTT qui định trong Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 đã được các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện.

Cơ chế nâng cao tiếng nói của người lao động và công đoàn
Đồ thị 1: Tỷ lệ người được khảo sát thừa nhận những nội dung được thảo luận tại các cuộc ĐT&TLTT (phân theo loại hình doanh nghiệp).

Kết quả khảo sát

Nhìn tổng thể, tỷ lệ NLĐ được khảo sát cho biết những nội dung được đối thoại tại doanh nghiệp khá thấp. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là 47,0% NLĐ trong doanh nghiệp tư nhân và 34,8% NLĐ trong doanh nghiệp FDI thừa nhận những nội dung rà soát tình hình lao động sản xuất. Trong khi tỷ lệ NLĐ được khảo sát thừa nhận về các nội dung phản ánh tiếng nói của NLĐ và công đoàn qua nội dung đối thoại tại doanh nghiệp tư nhân và FDI đều thấp.

Cụ thể, chỉ có 32,2% NLĐ tại doanh nghiệp tư nhân và 28,3% NLĐ tại doanh nghiệp FDI thừa nhận nội dung tham gia xây dựng nội quy, quy chế lao động; 29,6% NLĐ tại doanh nghiệp tư nhân và 25,8% NLĐ tại doanh nghiệp FDI thừa nhận nội dung việc thực hiện những thỏa thuận về điều kiện làm việc; 27,6% NLĐ tại doanh nghiệp tư nhân và 19,7% NLĐ tại doanh nghiệp FDI thừa nhận nội dung đàm phán về lương, thưởng và những phúc lợi khác...

Một phát hiện đáng được quan tâm, trong các buổi ĐT&TLTT, NLĐ chủ yếu tập trung vào thời gian nghỉ ngơi, chất lượng bữa ăn, các loại trợ cấp, phụ cấp, hỗ trợ đời sống, trong khi việc trao đổi về kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đổi mới công tác quản lý, định mức, năng suất lao động rất ít được đưa ra thảo luận tại các buổi đối thoại tại doanh nghiệp. Thực trạng này khiến NLĐ khó có cơ hội để được tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề liên quan đến quản lý, năng suất lao động. Do vậy, chưa phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể, tinh thần dân chủ của NLĐ.

Cơ chế nâng cao tiếng nói của người lao động và công đoàn
Đồ thị 2: Hình thức chia sẻ thông tin tại doanh nghiệp được khảo sát.

Thời gian, hình thức, người tổ chức ĐT&TLTT tại doanh nghiệp khá linh hoạt. Hầu hết các buổi ĐT&TLTT được tổ chức lồng ghép với các buổi tổng kết năm, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoặc hội nghị NLĐ. Nhiều cuộc ĐT&TLTT không do NSDLĐ chủ trì, mà do Chủ tịch CĐCS chủ trì, hoặc kết hợp đồng chủ trì.

Lợi ích của ĐT&TLTT sẽ tạo ra động lực

Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn hoạt động ĐT&TLTT tại doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI cho thấy, cơ sở pháp lý bảo vệ tiếng nói của công đoàn và NLĐ tại doanh nghiệp đã được khẳng định, đặc biệt là những quy định rất cụ thể trong Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về vai trò của công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chếdân chủởcơsởtại nơi làm việc.

Do vậy, nếu lấy TƯLĐTT làm chỉ báo về hiệu quả của ĐT&TLTT, qua đó đo lường được tiếng nói của NLĐ và CĐCS trong việc ĐT&TLTT với NSDLĐ tại doanh nghiệp thì 81,3% người được khảo sát tại doanh nghiệp tư nhân, 73,8% người được khảo sát tại doanh nghiệp FDI đồng ý và hoàn toàn đồng ý với nhận định hiệu quả của ĐT&TLTT thúc đẩy NSDLĐ ký kết TƯLĐTT với NLĐ/CĐCS (Đồ thị 3).

Cơ chế nâng cao tiếng nói của người lao động và công đoàn

Đồ thị 3: Tỷ lệ người được khảo sát đồng ý với nhận định “Hiệu quả của ĐT&TLTT thúc đẩy NSDLĐ ký kết TƯLĐTT với NLĐ/CĐCS” (theo loại hình doanh nghiệp).

Về chất lượng của bản TƯLĐTT, nghiên cứu cho thấy vẫn xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp không tổ chức lấy ý kiến NLĐ nhưng vẫn ký TƯLĐTT; nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện công khai các nội dung của TƯLĐTT, nên NLĐ chưa tiếp cận được với TƯLĐTT của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp có TƯLĐTT còn hạn chế, nội dung có lợi hơn cho NLĐ không nhiều.

Thực tiễn này đã gợi lên câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả của ĐT&TLTT, qua đó nâng cao tiếng nói của công đoàn và NLĐ đối với NSDLĐ tại doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay? Trả lời câu hỏi này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ đào tạo, nâng cao nhận thức, năng lực và kỹ năng đối thoại, thương lượng đến các chiến dịch truyền thông để cả công đoàn và NLĐ cũng như NSDLĐ đều nhận ra được lợi ích của chính họ trong ĐT&TLTT tại doanh nghiệp. Lợi ích sẽ tạo động lực cho các chủ thể tự nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ để tham gia vào việc tổ chức ĐT&TLTT một cách thực chất, tạo nên sự đồng cảm, đáp ứng nhu cầu của các bên đối thoại đến mức cao nhất có thể, qua đó đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và NLĐ.

Cơ chế nâng cao tiếng nói của người lao động và công đoàn
Nghiên cứu viên đang hướng dẫn công nhân trả lời phiếu khảo sát về nâng cao hiệu quả ĐT&TLTT tại doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: L. MAI.

Tài liệu tham khảo

1. Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam, Báo cáo Số: 412 - BC/ĐĐTLĐ ngày 22/01/2021 về Kết quả công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020.

2. Befort SF, Budd JW (2009) Invisible Hands, Invisible Objectives: Bringing Workplace Law and Public Policy Into Focus. Stanford University Press, Stanford, CA.

3. Bộ luật Lao động sửa đổi 2012, 2019.

4. ILO: Công ước 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

5. Tổng LĐLĐ Việt Nam: Hướng dẫn số 41/HD-TLD ngày 11/11/2021 về vai trò của công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chếdân chủởcơsởtại nơi làm việc.

6. Wilkinson W, Donaghey J, Dundon T et al (eds) The Handbook of Research on Employee Voice, 2nd edn. Edward Elgar, Northampton, MA.

Nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, viên chức, người lao động Nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, viên chức, người lao động

Chiều 30/6, Công đoàn Viên chức, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ...

"Chăm lo cho người lao động là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn"

“Chăm lo cho người lao động là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn", đó là phương châm mà Ban lãnh đạo và Công đoàn ...

“Điều ước đoàn viên” - Niềm tin của đoàn viên,  người lao động “Điều ước đoàn viên” - Niềm tin của đoàn viên, người lao động

“Những kết quả đạt được từ Chương trình “Điều ước đoàn viên” của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã đem lại niềm tin cho ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.