Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
Phúc lợi đoàn viên - 12/09/2024 10:02 Hưng Thịnh
Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động |
Công tác đối thoại và thương lượng tập thể trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để cải thiện hơn nữa chất lượng đối thoại và thương lượng tập thể trong nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nhằm tạo bước đột phá trong công tác đối thoại, thương lượng tập thể, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 – 2028”.
Công tác khám sức khỏe định kì cho cán bộ Trường Đại học Lạc Hồng được thực hiện 6 tháng/lần, từ thương lượng của công đoàn. Ảnh: CĐ |
Nâng cao số lượng và chất lượng đối thoại, thương lượng tập thể
Chương trình đề ra mục tiêu nâng cao số lượng và chất lượng đối thoại, thương lượng tập thể, góp phần quan trọng vào việc cải thiện các quyền lợi về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bữa ăn ca và an toàn vệ sinh lao động.
Mục tiêu đến năm 2028, 100% công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền, chuyên môn cùng cấp tổ chức hoặc phối hợp tổ chức ít nhất 2 cuộc đối thoại, tiếp xúc, gặp gỡ đoàn viên, người lao động và cán bộ công đoàn.
Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Thỏa ước lao động tập thể bao phủ ít nhất 85% tổng số người lao động tại các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn trong toàn hệ thống.
Ít nhất 50% thỏa ước lao động tập thể do tổ chức công đoàn ký kết hoặc tham gia ký kết được xếp loại chất lượng đạt loại B trở lên.
Mỗi liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam có từ 80.000 đoàn viên trở lên ký kết ít nhất 1 bản thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia (nhóm doanh nghiệp).
Phấn đấu 100% cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở được giao làm công tác đối thoại, thương lượng tập thể, 100% chủ tịch công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị được tập huấn về kiến thức và kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể.
| |
Sau đàm phán với doanh nghiệp về thưởng Tết Nguyên đán năm 2024, Công ty Taekwang Vina (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chi thưởng cho người lao động khoảng 500 tỷ đồng. Ảnh: CĐCC |
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Chương trình đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của đối thoại và thương lượng tập thể, đặc biệt là việc tuyên truyền các mô hình tiêu biểu và điển hình tiên tiến. Công đoàn các cấp sẽ chủ động tổ chức các buổi đối thoại với người sử dụng lao động nhằm giải quyết các vấn đề mà người lao động quan tâm. Đồng thời, công tác thương lượng tập thể sẽ được tiến hành đồng bộ từ cấp doanh nghiệp đến cấp toàn ngành, với mục tiêu ký kết thỏa ước lao động tập thể có lợi cho người lao động.
Chương trình cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến lao động, công đoàn, tiền lương và an toàn vệ sinh lao động. Các chính sách mới sẽ được điều chỉnh nhằm bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người lao động, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều thách thức từ thị trường lao động.
Đẩy mạnh thương lượng tập thể nhiều cấp độ
Một trong những điểm nhấn của Chương trình là việc tổ chức thương lượng tập thể nhiều cấp độ với các đối tác, bao gồm cả các doanh nghiệp, tập đoàn và các tổ chức quốc tế để mở rộng độ bao phủ và nâng cao cả số lượng lẫn chất lượng của thỏa ước lao động tập thể.
Phiên họp thương lượng thoả ước lao động tập thể cấp ngành Dệt May lần thứ VI - Ảnh: CĐCC |
Tập trung vào việc ký kết thỏa ước với các điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định pháp luật, bao gồm tiền lương, hệ thống thang bảng lương, thưởng theo sáng kiến, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo vệ thai sản, an toàn lao động, và các phúc lợi khác.
Hằng năm, các công đoàn sẽ thực hiện rà soát, đánh giá việc thực hiện thỏa ước để điều chỉnh, ký mới khi cần thiết, đặc biệt là đối với các thỏa ước sắp hết hạn.
Ngoài ra, các công đoàn cấp trên hướng dẫn và thúc đẩy việc thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, đặc biệt trong các ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ, thủy sản và bán lẻ. Công đoàn cấp trên cũng tham gia tích cực vào quá trình giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động, đồng thời nghiên cứu và thí điểm các hành động tập thể hỗ trợ cho quá trình thương lượng.
|
Các công đoàn cần phối hợp với các sở, ban ngành để thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tại các doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích đoàn viên và người lao động tham gia tích cực vào quá trình thương lượng tập thể. Việc phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở cũng gắn liền với quá trình này nhằm tăng cường vai trò và năng lực lãnh đạo của công đoàn trong bảo vệ quyền lợi người lao động.
Việc mở rộng phạm vi và độ bao phủ của thỏa ước lao động tập thể được coi là giải pháp quan trọng để nâng cao đời sống và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Công tác này sẽ được đánh giá và điều chỉnh hàng năm, nhằm đảm bảo các thỏa ước luôn phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của người lao động.
Với các biện pháp đồng bộ và chiến lược cụ thể, chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028” hứa hẹn sẽ mang lại những chuyển biến tích cực trong quan hệ lao động, đồng thời nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ và cải thiện đời sống của người lao động.
Mời xem thêm video:
Đẩy mạnh công tác đối thoại, thương lượng trong các khu công nghiệp đi vào thực chất Chào mừng thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Mạng lưới Công đoàn các KCN các tỉnh, thành ... |
Chỉ tiêu đối thoại, thương lượng tập thể, giai đoạn 2023 - 2028 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ban hành Chương trình Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương ... |
Những cuộc thương lượng tử tế… Có thể khẳng định thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm mối quan hệ lao động ... |
Tin cùng chuyên mục
Phúc lợi đoàn viên - 29/11/2024 14:48
Đoàn viên, người lao động được chăm lo tốt, Công đoàn Ninh Thuận hạnh phúc
Năm 2024, các cấp Công đoàn tỉnh Ninh Thuận thực hiện tốt việc chăm lo cho đoàn viên, người lao động, thể hiện bằng nhiều việc làm, chương trình đã triển khai và phần quà ý nghĩa trao đến tận tay đoàn viên, người lao động. Việc chăm lo thiết thực của Công đoàn tỉnh Ninh Thuận là nguồn động lực rất lớn, làm càng bền chặt “sợi dây” tình cảm của đoàn viên, người lao động đối với tổ chức Công đoàn.
Công đoàn - 28/11/2024 16:58
Ký kết thỏa thuận phúc lợi, mang lại giá trị thực chất cho đoàn viên
Làm thế nào để triển khai hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác phúc lợi? Đây là vấn đề được bà Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, đặc biệt quan tâm trong buổi ký kết Thỏa thuận hợp tác phúc lợi giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Công ty TNHH Thời trang Anima Việt Nam và Công ty CP Dược phẩm Hoa Linh giai đoạn 2024-2028.
Phúc lợi đoàn viên - 22/11/2024 16:30
Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
Được hỗ trợ xây nhà Mái ấm Công đoàn khang trang, nhiều đoàn viên phấn khởi, an tâm làm việc, đóng góp cho sự phát triển của ngành và địa phương.
Phúc lợi đoàn viên - 21/11/2024 15:58
Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
Từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình phúc lợi, với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động với tổng số kinh phí ước tính hàng tỉ đồng.
Phúc lợi đoàn viên - 14/11/2024 16:15
Từ kiến nghị của Công đoàn, doanh nghiệp chấp thuận 11 ưu tiên cho lao động nữ
Mới đây, tại Công ty TNHH Quốc tế Cerie Việt Nam (KCN Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra hội nghị đối thoại chuyên đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động nữ.
Phúc lợi đoàn viên - 09/11/2024 10:06
Người lao động ngành Y tế được giảm giá tới 20-40% khi mua sản phẩm theo thỏa thuận hợp tác phúc lợi mới
Theo thỏa thuận hợp tác phúc lợi giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và Hợp tác xã Hương Vân Trà (ký ngày 8/11), người lao động ngành Y tế sẽ được giảm giá tới 20-40% khi mua sản phẩm của hai đơn vị này.
- Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề
- Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp
- Công đoàn SEV - niềm tin của người lao động
- Điểm danh những mẫu xe ngừng bán tại Việt Nam năm 2024
- Camera phân tích giao thông thông minh được trao giải sáng kiến an toàn