Chuyện đời của nữ công nhân gần 20 năm lập nghiệp nơi đất khách
Người lao động - 30/06/2020 19:08 Nguyễn Nga
Chị Lý kể chuyện về những năm tháng sống và làm việc tại TP HCM. Ảnh N. Nga |
Gần 50 tuổi vừa làm công nhân vừa buôn bán
Chị Lý, quê Thanh Hóa, sinh năm 1972, vào TP HCM lập nghiệp từ đầu những năm 2000. Công việc đầu tiên chị Lý chọn là buôn bán. Thời bấy giờ qua lời chị kể buôn bán rất tốt, có tiền nhiều nhưng cũng rất vất vả. Không chỉ buôn bán ở trong địa bàn TP HCM, chị Lý còn sang tận Bình Dương, Đồng Nai để “mở rộng thị trường”.
“Hồi đó, chị bán quần áo, ngày nào cũng đi, chỉ cần 1 mảnh bạt nhỏ trải ra rồi ngồi bán. Cuối tuần có hôm thì đạp xe đạp sang Bình Dương không thì Đồng Nai. Hồi đó, khách hàng chủ yếu là công nhân. Họ mua đông lắm nên tiền kiếm được cũng khá, chị gửi về quê chăm sóc gia đình”, chị Lý kể.
Thế rồi, sau vài năm, chị Lý nghĩ rằng buôn bán có tiền nhưng không ổn định, lại vất vả nắng mưa, nếu lâu dài sẽ không đủ sức khỏe. Đó chính là lý do chị Lý xin vào làm công nhân. Tính từ thời điểm bắt đầu làm công nhân đến nay cũng đã 13 năm. Hiện chị đang là công nhân lâu năm của Công ty TNHH Freetrend Industrial Việt Nam (Khu chế xuất Linh Trung 1, Thủ Đức, TP HCM).
Từ khi đi làm công nhân, chị Lý vẫn không bỏ buôn bán mà vẫn đi bán hàng (chủ yếu là bán quần áo, trang phục nữ). Chị Lý chọn thời điểm bán hàng thêm đó là sau giờ nghỉ (khoảng 5 giờ chiều) và ngày nghỉ cuối tuần. Hồi còn trẻ khoảng 30 - 40 tuổi, chị Lý thường đi xa để bán hàng nhưng hiện tại đã có tuổi lại nhiều bệnh vặt nên chị bán tại khu chợ gần nhà trọ trên đường 1K (Khu chế xuất Linh Trung 1).
Tìm đến địa điểm bán hàng của chị ở chợ Tân Lập, Dĩ An (Bình Dương) vào chiều tối. Vừa kịp trải xong đồ ra bán thì trời mưa, chị Lý lại lầm lũi tự mình dọn đồ vào. Thấy tôi, chị Lý lắc đầu: "Hôm nay mưa rồi, nhưng cũng vừa kịp bán được 200.000 đồng". Phụ chị dọn đồ rồi chuyển vào cất trong một ngôi nhà chị thuê sẵn, chị Lý kể, mỗi tháng ở đây chị mất 800.000 đồng tiền thuê địa điểm bán hàng, cho nên, nếu không có việc quá bận chị sẽ không nghỉ bán, đi làm về là chạy xe đạp ra bán liền.
“Hôm nay, khi chị vừa đến chợ đã thấy cơn mưa. Cô bé bán hàng bên cạnh đã khuyên chị không nên dọn ra vì mưa sẽ rất cực. Nhưng chị nghĩ đã đến rồi thì cứ dọn ra, bán được đồng nào hay đồng ấy. Thế mà ông trời lại mưa thật”.
Dọn đồ xong, chị Lý lại lóc cóc trên chiếc xe đạp, “đội” cả trời mưa mà đi về. Cái dáng nhỏ nhắn nhấp nhô trong cơn mưa khiến người ta không khỏi cảm thương cho thân phận người phụ nữ gần như cả đời nai lưng ra kiếm tiền mà cuộc sống vẫn không khấm khá lên nổi.
Chị Lý ngồi chơi bên nhà hàng xóm. Ảnh N. Nga |
Số phận long đong của nữ công nhân nghèo
Trời mưa, nhưng chị Lý chưa về nhà ngay mà ghé vào nhà của một người bạn khá thân gần nhà trọ của mình. Chị Lý bảo, về giờ này chán lắm, lại đối mặt với ông chồng say, càng buồn hơn.
Nhớ về quãng đời đã qua của mình, chị tự hỏi không hiểu sao mình có thể sống được với người chồng nát rượu, không giỏi làm ăn, có khi còn đánh đập chị. Rồi chị chép miệng “âu cũng là số phận”. Chị Lý có một cô con gái năm nay cũng gần 20 tuổi, đã học hết lớp 12, thi đỗ đại học nhưng lại chuyển sang học nghề ngoài Hà Nội. Con chị Lý đưa ra quyết định như thế bởi sợ rằng khi ra trường không có việc làm, thay vì đi học đại học thì đi học cái nghề rồi đi làm sẽ ổn hơn. Đó là suy nghĩ của con và chị tôn trọng.
Ngồi nghe câu chuyện của chị, tôi buột miệng hỏi sao ngày xưa làm ăn buôn bán được thế chị không mua đất ở TP HCM luôn. Chị Lý cười mà rằng: “Nhiều khi nằm nghĩ chị cũng thấy tiếc. Ngày xưa, chị mà mua đất thì bây giờ đã có nhà khang trang ở thành phố rồi. Nhưng không hiểu sao hồi đó chị lại gửi tiền mua đất ở quê. Giờ đây, miếng đất ở quê mua vẫn còn đó, còn trong này vẫn ở trọ. Nếu biết tính toán và thức thời hơn có khi giờ chị đã giàu rồi”.
Theo lời chị Lý, TP HCM gần 20 năm qua thay đổi rất nhiều. Chỗ chị ở thuộc quận Thủ Đức trước kia so với bây giờ đã là một trời một vực. Cuộc sống ngày càng khó khăn, đồng tiền kiếm được cũng chẳng dễ dàng gì, công việc lại áp lực, vất vả.
Nghĩ về mình, chị Lý bảo, so với bạn bè mình kém cỏi quá. Mấy người học chung lớp ngày xưa, vào TP HCM cùng nhau gần 20 năm đều thành đạt cả, nên bây giờ có họp mặt chị cũng ngại không dám đi. Cuộc đời là thế, ai cũng có một số phận riêng, được an bài sẵn.
Trong căn phòng trọ nhỏ hơn 10 mét vuông, tiếng chị Lý trải lòng hòa với tiếng mưa ngoài hiên rơi lộp độp. Câu chuyện của người phụ nữ ấy là điển hình trong số những người rời quê Nam tiến để lập nghiệp. Mặc dù đã U50 rồi nhưng vẫn phải đi làm công ty, rồi hết giờ lại ra chợ bán hàng. Cả một đời, cái nghèo, cái khó vẫn bám lấy chị. Chưa kể, công ty dạo này còn cho công nhân ngày làm, ngày nghỉ vì khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 30/6 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 30/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 10,4 triệu, hơn 507 ... |
Người lao động khó khăn rưng rưng nước mắt khi nhận quà hỗ trợ Ngày 29/6, Hội nghị ký kết phối hợp thực hiện “Công trình thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ ... |
"Ngôi nhà chung" của những người lao động tự do giữa trời nắng như đổ lửa tại Hà Nội Nhiều ngày nay, thời tiết tại Thủ đô Hà Nội khá khắc nghiệt, nắng nóng dữ dội khiến người dân chật vật để chống nóng. ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 25/11/2024 13:26
Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
- Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
- Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động