Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Nhịp cầu lao động - Hưng Thịnh

Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu giấy tờ, ép phạm tội, thậm chí bị đánh đập và phải trả khoản tiền lớn nếu muốn nghỉ việc…
Tiếp tục cảnh báo việc lừa đảo xuất khẩu lao động trên môi trường mạng

Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), tình trạng công dân Việt Nam bị lừa đảo tuyển dụng trực tuyến chủ yếu diễn ra một số nước như: Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Malaysia (trung chuyển qua Thái Lan), làm việc tại các sòng bài, cơ sở game online.

Đối tượng bị lừa đảo chủ yếu là nam thanh niên trẻ có nhu cầu tìm việc, một số có trình độ nhất định.

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động
Mô hình tội phạm lừa đảo tuyển dụng trực tuyến. Đồ họa: IOM.

Nhận diện nạn nhân và các hành vi lừa đảo

Thông tin từ Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cũng cho hay, công dân Việt Nam cũng được xác định bị ép làm việc tại các tổ hợp lừa đảo trong khu vực.

Bà Phan Thị Minh Giang - Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho rằng vấn đề này đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý di cư, mặc dù cơ quan chức năng đã thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo.

Theo IOM, nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa đảo được chia ra 2 loại: nạn nhân bị mua bán và nạn nhân lừa đảo. Điều đáng ngại là, sau đó phần lớn đều đi lừa đảo, lôi kéo bạn bè, nạn nhân để đủ chỉ tiêu mà chủ sử dụng lao động ép. Nhiều người tham gia như một mắt xích của vụ án, nhiều trường hợp không mong muốn được giải cứu.

Qua nắm bắt của các cơ quan điều tra, vài năm trở lại đây xuất hiện các đường dây lừa đảo tuyển dụng có sự tham gia của người Việt Nam thông qua lời mời công việc hứa hẹn nhiều lợi ích trong các ngành nghề mới như: bán hàng, tiếp thị và quản lí nhân sự ở Thái Lan, Philippines và Malaysia.

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Người lao động cần cảnh giác với tin tuyển dụng "việc nhẹ lương cao" kiểu này. Nguồn: IOM

Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người sử dụng các nền tảng mạng xã hội trực tuyến, đáng chú ý nhất là Facebook (95%) và Zalo (93%) để chia sẻ thông tin và liên lạc với các đơn vị tuyển dụng và môi giới.

Các nạn nhân có đặc điểm chung là thường gặp khó khăn khi tìm việc trong nước, được hứa hẹn về công việc trả lương cao; nắm được các thông tin tuyển dụng qua các mối quan hệ làm quen, kết bạn trên mạng xã hội.

Trước khi khởi hành, nạn nhân được đào tạo kỹ năng tin học, được tuyển để làm “chăm sóc khách hàng” hoặc “kinh doanh/bán hàng”.

Mặc dù nhận thức được rủi ro, các cá nhân vẫn đặt niềm tin và sẵn sàng đi theo những người trong cộng đồng của mình đã di cư và đạt được thành công.

Trong 978 trường hợp được IOM và đối tác hỗ trợ trong năm 2023 trên toàn khu vực, có đến 76% nạn nhân là nam; 90% nạn nhân ở độ tuổi 18-35 tuổi và 50% có trình độ học vấn cao, có khả năng tin học cơ bản, biết đa ngôn ngữ là lợi thế (có thể nói tiếng Trung Quốc hoặc Tiếng Anh được hướng đến làm việc cho “thị trường toàn cầu”, trong khi những người nói tiếng Việt thì tập trung vào thị trường Việt Nam).

Người lao động cần trang bị gì trước khi ra nước ngoài làm việc?

Bà Park Mi-Hyung - Trưởng đại diện Phái đoàn IOM tại Việt Nam cho biết, trong bối cảnh số lượng người di cư quốc tế ngày càng gia tăng, các nhân tố lôi kéo và thúc đẩy di cư ngày càng phức tạp, đa dạng, cùng với tình trạng tội phạm mua bán người nhằm cưỡng ép thực hiện hành vi phạm tội đang diễn biến phức tạp trong khu vực… thì việc nâng cao nhận thức về di cư an toàn và tăng cường bảo hộ người di cư càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động
Bà Park Mi-Hyung - Trưởng đại diện Phái đoàn IOM tại Việt Nam. Ảnh: Thảo Vân.

Trước nguy cơ ngày càng tăng về tuyển dụng để bóc lột lao động tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến ở nước ngoài, bà Phan Thị Minh Giang khuyến cáo những người có ý định đi làm việc nước ngoài phải tìm hiểu thông tin về chương trình hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước; thông tin tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp dịch vụ đưa người Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được đăng tải trên các kênh thông tin của Bộ LĐ-TB&XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước.

Người lao động chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài nên trang bị về trình độ, chuyên môn và tìm hiểu chính sách pháp luật của Việt Nam cũng như nước sở tại về cách ứng xử trong đời sống, quan hệ lao động, về những vấn đề liên quan đến phòng chống mua bán người.

“Những thông tin trên đều được cung cấp trong các chương trình giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Ngoài ra, người lao động cần chủ động tăng cường về ngôn ngữ để tránh rào cản trong giao tiếp để tiếp cận thông tin một cách chủ động. Khi gặp các vấn đề xảy ra trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động cần phải khiếu nại với người sử dụng lao động và qua các kênh được pháp luật sở tại cho phép, các chương trình hợp tác lao động đã có các cơ quan đầu mối.

Bà Giang nói thêm, đối với những người đi làm việc ở nước ngoài không thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng hoặc chương trình hợp tác giữa Việt Nam với các nước ở các địa phương thì phải tìm hiểu kỹ về thông tin tuyển dụng lao động như: Công việc gì? Hợp đồng lao động có tin cậy không? Địa điểm làm việc như thế nào? Chế độ quyền lợi ra sao?… để tránh rơi vào bẫy tuyển dụng, bị lừa đảo cưỡng bức lao động hoặc thậm chí là bị mua bán.

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động
Bà Phan Thị Minh Giang - Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Ảnh: Việt Nguyễn.

“Trong tình huống xảy ra khủng hoảng khẩn cấp ở nước ngoài thì công dân Việt Nam nói chung cũng như người lao động Việt Nam nói riêng cần liên hệ ngay lập tức với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông qua đường dây nóng, qua tổng đài bảo hộ lao động Việt Nam ở nước ngoài và tuân theo hướng dẫn của cơ quan chức năng sở tại để được tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất và được hỗ trợ kịp thời”, theo bà Phan Thị Minh Giang.

Giải pháp thúc đẩy di cư an toàn

Để tăng cường các biện pháp đảm bảo di cư an toàn và trật tự đối với công dân, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về các kênh di cư hợp pháp, những rủi ro của các kênh di cư không chính thức, di cư trái phép hướng đến các đối tượng cụ thể, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác chặt chẽ với các nước tiếp nhận, các nước trung chuyển; phát hiện điều tra xử lý các đường dây mua bán người nhằm mục đích cưỡng bức lao động; hợp tác để tạo thành các kênh di cư hợp pháp an toàn, qua đó ngăn chặn tình trạng tìm cách di cư qua con đường không chính thức.

Công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo nhiều hình thức đa dạng: thông qua các công ty dịch vụ, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài; theo chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ mà Việt Nam đã ký kết với một số nước, các chương trình lao động thời vụ, hợp tác lao động qua biên giới ở cấp địa phương với Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ngoài ra, còn có một bộ phận người lao động tự phát, trong khu vực biên giới hoặc ở lại nước ngoài làm việc bằng con đường du lịch.

"Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp liên ngành từ trung ương đến địa phương để triển khai đồng bộ, tích cực trong công tác bảo đảm di cư hợp pháp an toàn, tạo môi trường di cư minh bạch, an toàn. Thực hiện hiệu quả hơn nữa kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 20/03/2020", bà Phan Thị Minh Giang cho biết.

Để ngăn chặn di cư trái phép ngay từ trong nước, cần có cách tiếp cận đa chiều, như: giáo dục định hướng nghề nghiệp tại các trường phổ thông, đặc biệt với các nhóm có nhu cầu tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Đẩy mạnh truyền thông tập trung vào nhóm thanh niên trẻ đang có nhu cầu tìm việc làm; cảnh báo về nguy cơ “việc nhẹ lương cao”.

“Trên thực tế, không bao giờ có “việc nhẹ lương cao”, tin vào điều này, người lao động có thể bị rơi vào vòng xoáy của tội phạm mạng, tội phạm đưa người di cư trái phép. Thậm chí, họ có thể bị lừa để ép buộc làm các hành vi vi phạm pháp luật”, bà Giang cho hay.

Video: Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chia sẻ một số giải pháp hạn chế tình trạng lừa đảo tuyển dụng trực tuyến.

Cảnh báo: Lừa đảo, thu tiền của người lao động sang Australia làm nông nghiệp Cảnh báo: Lừa đảo, thu tiền của người lao động sang Australia làm nông nghiệp

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa phát cảnh báo tình trạng lừa đảo, thu tiền của người lao động đi làm ...

Tuyển dụng nhân sự vận hành đường sắt đô thị Hà Nội Tuyển dụng nhân sự vận hành đường sắt đô thị Hà Nội

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội tuyển nhiều nhân sự làm việc tại tuyến Đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - ...

THACO đẩy mạnh đầu tư, tuyển dụng gần 15.000 nhân sự THACO đẩy mạnh đầu tư, tuyển dụng gần 15.000 nhân sự

Để đáp ứng nhu cầu quản trị và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới, THACO sẽ tuyển dụng 14.746 nhân sự, tập trung ...

Chia sẻ
In bài viết
3 quy tắc quan trọng khi xây dựng thang bảng lương, định mức lao động Tôi công nhân

3 quy tắc quan trọng khi xây dựng thang bảng lương, định mức lao động

Theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Trường hợp duy nhất được phép khấu trừ tiền lương của người lao động Tôi công nhân

Trường hợp duy nhất được phép khấu trừ tiền lương của người lao động

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn”

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa), doanh nghiệp FDI có hơn 12.000 đoàn viên, người lao động.

9 nhóm điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Infographic

9 nhóm điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Ngày 29/6 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với 9 nhóm điểm mới nổi bật.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Đọc thêm

Thaco Agri đầu tư cơ sở vật chất, chăm lo đời sống người lao động

Nhịp cầu lao động -

Thaco Agri đầu tư cơ sở vật chất, chăm lo đời sống người lao động

Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tối ưu các chính sách phúc lợi cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu mà THACO AGRI tập trung thực hiện trong năm 2024.

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm quận Long Biên

Thị trường lao động -

Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm quận Long Biên

Phiên giao dịch việc làm (GDVL) - Tư vấn hướng nghiệp quận Long Biên hôm nay (22/6) có sự tham dự của 103 đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, 66 đơn vị tham gia trực tiếp và 37 doanh nghiệp niêm yết thông tin tuyển dụng; tổng nhu cầu tuyển sinh, tuyển dụng là 5.077 chỉ tiêu.

Hà Nội: Aeon Xuân Thủy tuyển dụng gần 400 nhân sự

Việc làm - tuyển dụng -

Hà Nội: Aeon Xuân Thủy tuyển dụng gần 400 nhân sự

Tổng nhu cầu tuyển dụng của siêu thị Aeon Xuân Thuỷ (Hà Nội) sắp khai trương là 400 nhân sự, trong đó có 100 nhân sự làm partime (bán thời gian).

65.852 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2024

Thị trường lao động -

65.852 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2024

Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.852 lao động (19.409 lao động nữ), đạt 52,68 % kế hoạch năm 2024.

Ngày hội việc làm quận Cầu Giấy: Đa dạng ngành nghề và vị trí tuyển dụng

Thị trường lao động -

Ngày hội việc làm quận Cầu Giấy: Đa dạng ngành nghề và vị trí tuyển dụng

Sáng nay 15/6 tại Hà Nội, 45 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia Ngày Hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp quận Cầu Giấy năm 2024, với 2.984 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động.

Dư âm Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024: Muôn nẻo đổ về bình dân, đồng điệu

Nhịp cầu lao động -

Dư âm Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024: Muôn nẻo đổ về bình dân, đồng điệu

Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024 do Tạp chí Lao động và Công đoàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk (Trung tâm Dịch vụ Việc làm) cùng Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức ngày 14/6 đã khép lại với nhiều cảm xúc và giá trị. Ngày hội không chỉ tạo ra diễn đàn lao động – việc làm lớn của tỉnh, mà còn nối những nhịp cầu, khơi thông sức bật nguồn nhân lực địa phương với nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Cậu học sinh nghèo Đắk Lắk rưng rưng dành tiền thưởng mua bò giống làm quà cho mẹ

Nhịp cầu lao động -

Cậu học sinh nghèo Đắk Lắk rưng rưng dành tiền thưởng mua bò giống làm quà cho mẹ

Trong khuôn khổ Ngày hội Việc làm năm 2024 tại Đắk Lắk, chương trình “Hiểu biết về tài chính” do Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức có phần mini game và phần thưởng 10 triệu đồng đã được trao cho một học sinh nghèo may mắn trúng thưởng.

Nhu cầu lao động thời vụ, phổ thông, ngành nông nghiệp tăng cao

Nhịp cầu lao động -

Nhu cầu lao động thời vụ, phổ thông, ngành nông nghiệp tăng cao

Theo tìm hiểu của PV Lao động và Công đoàn tại Ngày hội việc làm sáng 14/6 tại Đắk Lắk, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, lao động thời vụ, lao động trong ngành nông nghiệp... tăng cao.

Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động

Nhịp cầu lao động -

Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động

Sáng nay 14/6, hàng ngàn người lao động đã đến số 9, đường 10 tháng 3, TP. Ban Mê Thuột tham gia Ngày hội Việc làm năm 2024 do Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh và Trung tâm DVVL tỉnh tổ chức.

Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” cho đồng bào thiểu số

Nhịp cầu lao động -

Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” cho đồng bào thiểu số

Trong những nỗ lực giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh nói chung, chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động ngắn hạn đang là hướng đi mới tích cực, mang lại nhiều kết quả tốt tại tỉnh Đắk Lắk, nhất là đối với lực lượng lao động không muốn xa quê đi làm quá lâu.