“Cạm bẫy” từ mạng xã hội với công nhân lao động .
Người lao động - 10/12/2019 18:10 Minh Trí
Đối tượng Ngọ Chí Phú. |
Đối tượng bị lừa phần nhiều là công nhân lao động
Mới đây cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) đã bắt giữ đối tượng Ngọ Chí Phú theo quyết định truy nã về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bằng hình thức làm quen, kết bạn trên mạng xã hội, Phú đã thực hiện hàng chục vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nạn nhân của Phú đều là phụ nữ.
Trong những nạn nhân của Phú có chị V. sống tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Chị V. được Phú làm quen qua ứng dụng Zalo. Sau một thời gian hẹn hò, Phú bàn với chị V. tổ chức đám cưới. Phú cho chị V. hay mình đang làm trưởng phòng một hãng dầu gội uy tín có chi nhánh tại Bắc Ninh, vì thế để tiện cuộc sống gia đình sau này với chị V., Phú muốn chuyển về Hà Nội, tuy nhiên nếu chuyển phải mất 230 triệu đồng. Tin tưởng người “chồng tương lai” của mình, chị V. đã chuyển khoản cho Phú 260 triệu (trong đó 230 triệu chi phí chuyển việc và 30 triệu tiền liên hoan chia tay với đồng nghiệp). Tuy nhiên, từ khi chuyển tiền thành công, chị V. không thể nào liên lạc với Phú được nữa. Trước khi “giăng bẫy” với chị V. đối tượng Ngọ Chí Phú từng “cất lưới” thành công với 3 người phụ nữ khác cũng trên địa bàn TP. Hà Nội, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Cũng với thủ đoạn làm quen qua mạng, nhiều công nhân lao động bị các đối tượng giả danh người nước ngoài lừa đảo. Thủ đoạn lừa đảo quen thuộc là tặng quà và yêu cầu chuyển cước phí.
Tháng 7/2018 Công an quận 3 (TP.HCM) tiếp nhận đơn tố cáo của một nạn nhân nữ 29 tuổi. Nội dung đơn tố cáo trình bày việc có quen một người nước ngoài qua mạng xã hội và tự xưng là đại tá quân đội Mỹ, sắp về hưu, có ý định sang Việt Nam định cư. Sau đó, người này nói sẽ chuyển cho nạn nhân một hộp quà, vài ngày sau nạn nhân nhận được email bên chuyển phát nhanh báo hộp quà bị giữ tại Hải quan sân bay Cần Thơ và yêu cầu phải nộp 3.500 USD vào tài khoản ngân hàng để nhận quà. Do tin tưởng, nạn nhân đã chuyển 65 triệu đồng. Đến lần thứ 2 được yêu cầu chuyển thêm 2.500 USD nữa thì nạn nhân nghi ngờ nên trình báo công an.
Một nữ công nhân khác làm việc tại TP. Hồ Chí Minh đã mất hơn 10 triệu đồng. Tháng 4/2018, chị nhận được lời mời kết bạn từ một tài khoản có tên Morgan Lombardi đến từ nước Anh. Sau đó, người này chủ động nhắn tin làm quen. Chỉ trong vòng 1 tuần trò chuyện, người bạn ngoại quốc này đã chủ động thông tin gửi tặng 25.000 USD cho chị để có vốn làm ăn, chăm lo gia đình. Là người bị đổ vỡ trong hôn nhân, lại đang túng quẫn, nên khi tiếp nhận thông tin đó, chị rất vui mừng.
Sau đó, chị nhận được tin từ phía “nhân viên bưu điện” xác nhận là có quà và tiền từ nước ngoài chuyển về, chị càng tin tưởng. Vì thế khi được yêu cầu chuyển khoản thanh toán cước chị đã không do dự. Tuy nhiên, cũng giống như các nạn nhân khác, sau khi thực hiện thành công việc chuyển khoản, chị không thể liên lạc tiếp với người bạn ngoại quốc của mình nữa.
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - Bộ Công an, trong quá trình điều tra, truy án có thể thấy các đối tượng phạm tội thường nhắm vào những người nhẹ dạ, cả tin mà đại đa số là phụ nữ. Chúng thường sử dụng các tài khoản trên mạng xã hội, với vẻ ngoài lịch lãm, ghi địa chỉ cư trú tại các nước như Mỹ, Anh, Pháp… sau đó tìm kiếm hoặc kết bạn với các phụ nữ là người Việt Nam, đồng thời giới thiệu mình là doanh nhân, xuất thân trong các gia đình giàu có, định cư ở nước ngoài.
Sau khi làm quen, kết bạn, vờ yêu đương, hứa hẹn đám cưới… khi thấy nạn nhân đã “cắn câu”, các đối tượng này thường đề nghị tặng quà có giá trị hoặc chuyển một số tiền lớn về Việt Nam rồi thông báo cho nạn nhân đến nhận. Tiếp đó đồng bọn chúng sẽ gọi điện giả là nhân viên Hải quan, nhân viên công ty chuyển phát nhanh… yêu cầu nạn nhân nộp phí hoặc tiền cước vận chuyển vào một tài khoản ngân hàng. Nạn nhân tin tưởng chuyển cho đối tượng lừa đảo 2 -3 lần, với số tiền hàng chục triệu đồng thậm chí lên đến hàng trăm triệu. Các đối tượng thực hiện lừa đảo cho đến khi nạn nhân không còn khả năng tài chính để nộp hoặc nghi ngờ bị lừa đảo sẽ cắt đứt liên lạc với nạn nhân.
Mặc dù đã được cảnh báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông suốt thời gian qua về phương thức, thủ đoạn phạm tội, tuy nhiên nhiều công nhân lao động vẫn bị dính “bẫy”.
Tỉnh táo để nhận diện nguy cơ, rủi ro
Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar, ông Nguyễn Minh Đức cho biết: Hầu hết các thông tin cá nhân của người sử dụng hiện nay ở Việt Nam đều do chính người sử dụng tự đưa lên. Thông tin về ngày tháng năm sinh, trường học, nơi làm việc, nơi ở... kê khai trong các ứng dụng mạng xã hội được để ở chế độ mở. Thêm vào đó, nhiều người có thói quen cập nhật rất nhiều hoạt động trong ngày lên mạng xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc ai cũng có thể thu thập được thông tin của họ và tiến hành các hành vi lừa đảo.
Chủ tài khoản "bóc phốt" kẻ lừa đảo |
Có một thực tế là khi sử dụng mạng xã hội càng lâu, thì thông tin để vẽ lại chân dung của người dùng càng rõ ràng. Do vậy, khi chúng ta đã công khai chia sẻ các dữ liệu cá nhân thì việc các dữ liệu này bị thu thập, bị xử lý và chia sẻ sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của người sử dụng.
Các chuyên gia về an toàn thông tin mạng khuyến cáo người sử dụng nên hạn chế cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội để tránh lộ thông tin, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, thực hiện hành vi lừa đảo.
Theo Thượng tá Nguyễn Bình, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP. Hà Nội, để phục vụ công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm hình sự nói chung, đặc biệt là các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, mạng viễn thông, đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác, ngoài việc tự trang bị các kiến thức cần thiết để phòng tránh bị các đối tượng lừa đảo thì chia sẻ, tuyên truyền cho người trong gia đình, những người xung quanh để biết phòng chống.
U22 Việt Nam: Tròn 10 năm những giấc mơ còn dang dở |
Bão like, tương tác sau dòng chia sẻ cảm động về cô gái lớn tuổi nhất tuyển nữ Việt Nam |
Ninh Hiệp: Rủi ro tiềm ẩn ở chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.