Cải tiến môi trường làm việc tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động
Người lao động - 18/09/2022 16:16 HÀ VY
Hậu khai giảng |
Nhận diện lãng phí, cải tiến sản xuất
Cải tiến môi trường làm việc, sản xuất đang là một khó khăn của nhiều doanh nghiệp Dệt may quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh miền Trung, trong đó có khu vực Bắc Trung Bộ.
Đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2022 của Bộ Công thương. Theo Ban Chủ nhiệm Đề án, thời gian qua, Nhà nước cũng đã có định hướng ưu đãi cho các doanh nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, những ưu đãi này chưa rõ ràng và ở hình thức cào bằng. Đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp trong nước mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
TS. Phạm Thị Hồng Phượng - Thư ký Đề án trao đổi với chủ doanh nghiệp về những nội dung cần cải tiến môi trường làm việc, cải tiến sản xuất. Ảnh: MAI LAN |
Trong năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát và tác động tiêu cực đến ngành Dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cùng với Liên đoàn Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam ký Tuyên bố chung gửi Chính phủ Việt Nam, chính phủ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), các đối tác, các nhãn hàng EU có hành động cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động để nhanh chóng ổn định sản xuất, tạo thu nhập bảo tồn lực lượng lao động.
Đề án tập trung đào tạo chuyên sâu về quản lý sản xuất, cách nhận diện lãng phí nhanh và chuyên nghiệp hơn bằng cách áp dụng được một số công cụ quản lý theo phương pháp Lean manufacture trong sản xuất, nhận diện các loại lãng phí, phân tích các lỗi sản phẩm, lỗi quá trình, công nhân được tham gia sâu trong cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm lao động gián tiếp bằng các công cụ quản lý chất lượng và đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Sợi - Dệt - Nhuộm - May…
Nhân sự tham gia Đề án là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về 5S3D, Pro-3M, phương pháp Lean trong quản lý sản xuất; có năng lực nhận diện được các loại lãng phí từ thực tế doanh nghiệp, có kiến thức và năng lực vận dụng được 7 công cụ quản lý chất lượng, nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý sự cố kỹ thuật, cải thiện môi trường làm việc cho các doanh nghiệp.
Môi trường làm việc của người lao động chưa đảm bảo. Ảnh: MAI LAN |
Từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, cải tiến liên tục, không ngừng thúc đẩy hiệu quả, nâng cao sự thỏa mãn khách hàng, tạo điều kiện tìm kiếm các nhà sản xuất quốc tế và nội địa có giá trị cao, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng các doanh nghiệp dệt may.
Các doanh nghiệp tham gia Đề án phải đáp ứng tiêu chí: là doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn cải tiến với một số điều kiện cần: Có số lao động ≥ 20 người; doanh thu ≥ 4 tỷ đồng/năm; thâm niên hoạt động ≥ 3 năm; công nghệ sản xuất thuộc ngành Dệt may, khách hàng đang phục vụ: các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài .
Mong muốn cải tiến sản xuất, môi trường làm việc
Để thực hiện Đề án, Đoàn chuyên gia đã khảo sát một số doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Theo TS. Phạm Thị Hồng Phượng – Thư ký Đề án, doanh nghiệp mong muốn cải tiến nhưng điều kiện chưa cho phép và cũng chưa biết tiếp cận cải tiến từ đâu, làm thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện cho người lao động.
Môi trường làm việc của người lao động chưa đảm bảo. Ảnh: MAI LAN |
Chuyên gia tư vấn về cải tiến Bùi Thụy Uyên Vy chia sẻ: “Tại nhiều doanh nghiệp, thiết kế nhà xưởng chưa đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động. Đơn cử như máng điện quá cao, bị lệch (đúng vị trí phải là trên vai công nhân); các lối đi lại chưa thông thoáng, còn nhiều vật cản. Thao tác của người lao động chưa được chuẩn hóa, chưa có công cụ, trang thiết bị hỗ trợ việc sắp xếp và di chuyển hàng hóa dẫn đến người lao động phải làm thủ công. Các thiết bị sắc nhọn chưa có thiết kế bảo vệ. Trang bị phòng, chống cháy nổ chưa đúng quy định. Đèn và cửa thoát hiểm chưa đầy đủ. Các thiết bị khi không có người vận hành không được ngắt nguồn điện và tắt máy dẫn đến lãng phí năng lượng và nguy cơ mất an toàn. Rác thải và và vệ sinh công nghiệp chưa được xử lý một cách hợp lý. Doanh nghiệp chưa thiết kế quy trình công đoạn cho sản phẩm dẫn đến mất cân bằng chuyền. Viêc bảo trì, bảo dưỡng máy chưa hiệu quả. Việc bố trí các khu vực công đoạn bị ngắt quãng, đương đi chưa hợp lý dẫn đến ùn tắc và lãng phí di chuyển, thao tác của công nhân. Đồng thời chưa dán nhãn, hướng dẫn vận hành máy, sắp xếp trang thiết bị gọn gang. Đội ngũ quản lý cấp trung chưa được đào tạo về quản lý nhân lực cũng như kiến thức về cải tiến. Người lao động chưa nhận thức về các chương trình cải tiến hướng đến môi trường làm việc thân thiện”.
Người lao động làm việc tại nhà xưởng. Ảnh: MAI LAN |
Tham gia Đề án này, chị Lê Thị Hiền – Giám đốc Công ty TNHH May mặc Thủy Hiền (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy phải cải tiến về kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là khi chưa có điều kiện mua sắm móc hiện đại. Công nhân đang tạo ra sản phẩm nhưng rất hạn chế. Tâm lý người lao động còn chưa tâm huyết với nghề, chỉ mong muốn làm sao mức lương cao nhất. Tham gia Đề án, tôi được các chuyên gia gợi mở về các nội dung cải tiến như sắp xếp các hệ thống, các khâu trong quy trình sản xuất hợp lý, quy trình từng bộ phận, giảm thời gian “chết”. Môi trường làm việc chưa đủ ánh sáng làm giao thoa của mắt chưa tốt, làm cho công nhân mệt mỏi”.
Lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ quản lý cấp trung tham gia học tập về cải tiến sản xuất, môi trường làm việc. Ảnh: MAI LAN |
Phải làm gì với “kền kền youtuber”? Ít ai quan tâm các "kền kền youtuber" đã sẵn sàng cho “chiến lược chĩa camera” như thế nào ngay khi có thông tin người ... |
Chung cư có thời hạn - phản đối hay ủng hộ? Bộ Xây dựng lại tiếp tục đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn! Phản đối nhiều nhưng ủng hộ cũng không ít. Nhìn ... |
Tàu cá không dầu: an nguy không chỉ của ngư dân Tuần trước, Báo Người lao động tổ chức Lễ kỷ niệm Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, ghi ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất