Bóng đá, máy móc và cảm xúc
Văn hóa - Xã hội - 11/12/2022 15:12 MỸ ANH
Cụ thể, hàng loạt thay đổi được Ban tổ chức giải đấu đưa ra. Thứ nhất, công nghệ VAR đã được cải tiến lên một bậc mới, thời gian đợi kết quả sẽ chỉ là 25 giây thay vì 75 - 90 giây như trước. Điều này khiến các trọng tài có thể đưa ra quyết định nhanh hơn. Xa hơn, phán quyết của các trọng tài cần xem VAR có thời gian ngắn hơn, về lý, sẽ làm cảm xúc người xem đỡ “cụt hứng” hơn.
Công nghệ VAR tại World Cup 2022. Ảnh: IT |
Đó là lý thuyết, thực tế, các trọng tài áp dụng vào các trận đấu lại khiến câu chuyện rẽ theo hướng khác. Những tình huống phán đoán của trọng tài là 50 - 50 hoặc thậm chí còn 10% nghi ngờ, các trọng tài luôn để tình huống bóng diễn ra. Vì kiểm tra VAR rất nhanh, máy móc soi rất kỹ sẽ khiến quyết định sau cuối đảm bảo tính đúng đắn cao hơn.
Và thực tế, ngay trong trận Anh - Pháp tối hôm qua, trọng tài đã bác bỏ quả luân lưu thứ 2 cho đội tuyển Anh để bóng tiếp tục diễn tiến. Đến khi có tín hiệu từ phòng VAR, ông lập tức thổi phạt 11 mét và thêm một thẻ vàng cho cầu thủ phạm lỗi phía Pháp.
Trận cầu căng thẳng, từng nhịp bóng chảy trôi cuốn cảm xúc người theo từng cử động nhỏ của các cầu thủ. Và lựa chọn trên của trọng tài đương nhiên là an toàn về tính chính xác nhưng để tình huống bóng “trôi” mấy nhịp rồi quay ngoắt thổi luân lưu đương nhiên làm cảm xúc người xem gãy đổ.
Kế đó là công nghệ bắt việt vị có hình mô phỏng 3D gây tranh cãi lớn nhất trong giới chuyên môn. Cầu thủ bị coi là việt vị khi anh ta đứng dưới hậu vệ đối phương vài mi-li-mét. Trong khi, luật việt vị ra đời để cho các cầu thủ tấn công không được ưu thế tranh đoạt bóng lúc anh đứng dưới hàng phòng ngự đối phương.
Các chuyên gia nhận định, việc tiền đạo dưới hậu vệ đối phương vài “mi-li” chẳng giúp cho anh ta có lợi thế. Nó chỉ làm cho các tình huống việt vị trở nên hên xui, máy móc và lạnh lùng. Không cầu thủ nào với tư cách con người có thể quan sát và tính toán cơ thể mình có nhô hơn dăm cầu thủ hậu vệ đối phương vài mi-li-mét cả. Và rất nhiều bàn thắng bị từ chối đầy khắc nghiệt dù quay chậm tới cả chục lần, người xem vẫn không nhận ra cầu thủ tấn công việt vị.
Quả bóng của Adidas có sạc pin và phát tín hiệu cho tổ trọng tài quyết định cũng là vấn đề. Ronaldo bị từ chối bàn thắng vì người ta đo được lực từ quả bóng. Nhật Bản ghi bàn thành công từ tình huống mắt thường ai cũng thấy bóng ngoài sân nhưng tín hiệu từ quả bóng cùng những camera cắt đủ các góc cho thấy phương thẳng đứng, bóng vẫn trên vạch vài mi-li-mét.
Người xem không tài nào phân biệt nổi cầu thủ đúng hay phạm luật, có tác động lực vào bóng hay không mà hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ dẫn dắt. Mắt con người chỉ xem theo dạng quan sát, thế thôi. Đến lúc cần, trọng tài cắt còi và công bố các hình ảnh công nghệ mọi người mới hiểu được. Bóng đá chưa bao giờ xa cách người xem đến vậy.
Ông Collina, trưởng ban trọng tài của World Cup này từng tuyên bố trước giải rằng sẽ tạo công bằng tuyệt đối cho các trận đấu. Và đương nhiên, sức mạnh vượt trội của giải đấu năm nay là công nghệ. Nhưng hàng loạt các tình huống tranh cãi vẫn nổ ra. Gần nhất là những chỉ trích của đội tuyển Bồ Đào Nha về cú ngã trong vòng cấm của Bruno không được trọng tài xem xét.
Trong tình huống ấy, cầu thủ phía Morocco chạm người Bruno là có. Nhưng tác động lực đủ để cầu thủ này phải ngã hay cầu thủ này cố ý ăn vạ thì máy móc chưa phân biệt được mà vẫn phải dùng mắt thường. Đến một ngày, để thực hiện lý tưởng công bằng tuyệt đối, người ta gắn chíp vào cầu thủ để tính tác động lực cũng không lạ.
Cũng vì công bằng tuyệt đối, các đội bóng cũng chơi thứ bóng đá tối ưu hóa tuyệt đối. World Cup 2022 rất dễ nhận thấy thứ bóng đá một màu mà người ta gọi là “kỷ luật”, “khoa học” lên ngôi. Từ châu Mỹ tới châu Phi, châu Á đều áp dụng thứ bóng đá lý tính, nghiêm ngặt của châu Âu để mong tối ưu hóa cơ hội. Bản sắc giữa các đội bóng, các châu lục không còn nhiều mà họ tìm tiếng nói chung qua những bài toán xác suất dựa trên dữ liệu lớn.
Tất nhiên, mọi sự thay đổi ban đầu sẽ gây nhiều xáo trộn và bất bình. Tất nhiên, lý tưởng công bằng tuyệt đối của ông Collina là một lý tưởng đẹp. Và tất nhiên, World Cup 2022 dẫu bị “sốc” công nghệ, người xem vẫn được thấy nhiều trận cầu mãn nhãn.
Nhưng lối đá ngẫu hứng bị triệt tiêu tới độ Neymar được gọi là “vũ công Samba cuối cùng”, hay những trận cầu diễn ra như lập trình là điều rất đáng buồn. Bởi công nghệ có thể hoàn thiện nhiều qua từng giải đấu, song, trái tim con người là thứ công nghệ không thể chạm tới được.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Hoan hô VTV! Sau hàng loạt những tranh cãi, góp ý và phê phán của khán giả về việc VTV đưa các hot girl lên sóng bình luận ... |
World Cup 2022 - World Cup của sự nhân văn World Cup 2022 đang diễn ra đầy sôi động tại Qatar. Ngay từ khi trái bóng Al Rihla chưa kịp lăn, cả thế giới đã ... |
Những tấm lòng cao đẹp ở World Cup 2022 Sau khi trọng tài nổi còi kết thúc trận đấu, ngôi sao của đội tuyển Morocco, cầu thủ mang áo số 2 Achraf Hakimi đã ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Cà phê tối - 26/10/2024 09:34
Cháy một ngôi chùa
Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.
Cà phê tối - 23/10/2024 15:47
Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất