Bom ở phố Cửa Bắc và những vết sẹo thời bình
Cà phê tối - 29/11/2020 15:05 Mỹ Mỹ
Tham nhũng bằng cấp Hà Nội, khẩu trang và ‘cuộc chiến’ chưa hồi kết Suy nghĩ nhỏ trong một ngày lễ lớn của Hà Nội |
Lực lượng chức năng kiểm tra và tìm phương án di dời quả bom. Ảnh: CTV |
Đáng chú ý, đúng giờ này cách đây 3 năm, lực lượng chức năng cũng đã tiến hành trục vớt quả bom ngay dưới chân cầu Long Biên. Và chắc chắn, quả bom ở phố Cửa Bắc chưa phải là những quả bom cuối cùng lẩn khuất đâu đó trong lòng thành phố. Bởi trong chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là 12 ngày đêm năm 1972, Hà Nội hứng chịu 34.000 tấn bom.
Còn ở cả nước, từ sau chiến tranh đến năm 2000, cả nước đã có hơn 100.000 người bị chết và bị thương do bom, mìn sót lại sau chiến tranh (bình quân mỗi năm khoảng 4.000 người). Còn trong quá trình trực tiếp chủ động rà phá bom mìn, vật liệu nổ, 4.178 người đã bị thương, 997 người đã hy sinh.
Chiến tranh đã lùi xa mấy thập kỷ, nhưng bom mìn vẫn là hiểm họa chực chờ. Cả cuộc chiến chống bom mìn cũng lặng thầm mà khốc liệt hơn bao giờ hết. Nó là vấn nạn, là vết sẹo của những cuộc chiến vẫn còn vương vất ngay giữa thời bình.
Khi gặp những người bạn nước ngoài ở Hà Nội, họ vẫn thích hỏi tôi nhiều về cuộc chiến tranh. Cùng là uống bia nhưng họ sẽ thích ngồi uống bia ở ven hồ Trúc Bạch nơi mà John McCain nhảy dù sau khi bị bắn rơi máy bay. Họ cũng thích đi qua cầu Long Biên, nơi có câu chuyện về việc người Hà Nội dựng chòi quyết giữ từng nhịp cầu trước sự tàn phá của B52, hơn các cây cầu qua sông Hồng khác.
Rồi một lần tôi đưa một người bạn người Mỹ tới triển lãm Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, vì cuộc sống bình yên tại Bảo tàng Công binh. Một cuộc “triển lãm bom” trong “bảo tàng bom”. Và câu chuyện được những người lính công binh phá bom kể. Một câu chuyện mà tới tận bây giờ tôi vẫn nhớ vì nó giúp tôi thay đổi rất nhiều trong góc nhìn liên quan tới lịch sử.
Đó là một buổi chiều Hè ở rừng Trường Sơn. Khi những người lính tháo ngòi nổ một qua bom. Họ chậm rãi tháo rút chất nổ. Nhưng điều lạ là, trong quả bom không hề có thuốc nổ, trong đó toàn bìa và các tông.
Người lính công binh thuyết minh giải thích cho chúng tôi rằng những người làm bom đã cố tình làm điều đó. Họ không muốn chiến tranh, không muốn những quả bom họ sản xuất giáng xuống đầu dân thường vô tội. Và họ đã độn giấy thay thuốc nổ để quả bom không nổ. Để làm được điều này, họ đã phải “gian lận” cả một êkíp chứ không thể là một người.
Người bạn tôi rưng rưng về câu chuyện rất đời giữa thời chiến ấy.
Lúc đầu, tôi chiều những người bạn nước ngoài như thế. Tôi chủ đích chọn những nơi chốn gắn với cuộc chiến như một chủ nhà hiếu khách. Song, “quả bom giấy” làm tôi thay đổi. Với người nước ngoài, Việt Nam ngoài là tên một quốc gia còn là tên một cuộc chiến. Và, cái việc tôi cố tình dẫn họ tới những nơi ghi dấu cuộc chiến làm họ thỏa trí tò mò lịch sử nhưng cũng cứa thêm định kiến trong tâm thức họ về hai chữ Việt Nam.
Trong khi, những câu chuyện của quá khứ cũng cần nhắc lại, nhưng chỉ lất phất thôi. Ngay giữa thời chiến ấy người ta còn muốn tráo bom giấy để bảo vệ đồng loại bên kia đại dương thì giờ cớ gì mình cứ khoét thêm vào những vết rạn quá khứ?
Chiến tranh qua rồi và nó không bao giờ đáng là đặc sản cả. Bom đạn vương sót lại chúng ta sẽ giải quyết từ từ. Có như vậy, những vết sẹo mới lành lặn lại. Hình ảnh Hà Nội hơn 1.000 năm tuổi cũng cần khai thác đầy đủ trầm tích lịch sử cũng như hơi thở của thời đại chứ không chỉ bấu víu mấy chục năm chiến tranh với siêu cường số 1 thế giới.
Đó là những điều cá nhân tôi nghiệm ra. Và tôi tin nhiều người quan tâm tới hình ảnh Thủ đô thân yêu cũng vậy. Đâu đó sẽ còn thấy những quả bom. Nhưng Hà Nội mãi là “thành phố vì hòa bình” - một thông điệp tôi thấy tuyệt hay!
Người dân được đốt pháo hoa hay pháo hoa nổ? Từ ngày 11/01/2021, theo Nghị định 137/2020, người dân được phép sử dụng pháo hoa trong dịp Tết, ngày cưới, sinh nhật... Tuy nhiên, ... |
Thêm 44 kỹ sư của EVNHCMC nhận Chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN Hội nghị Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN lần thứ 38 (CAFEO 38) vừa diễn ra mới đây tại Hà Nội, 44 kỹ ... |
Tham nhũng bằng cấp Cả tuần qua, dư luận xã hội và truyền thông xôn xao với chủ đề bằng giả ở Trường ĐH Đông Đô. |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng