Ăn vải, uống thuốc ho cũng dính lỗi nồng độ cồn
Đời sống - 01/01/2020 15:05 Khả Minh
Ăn hoa quả cũng giống như "uống rượu"?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, vải là loại quả chứa lượng đường cao. Quả để môi trường bên ngoài thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu”, tức là lên men rượu.
Người ăn quả vải có lượng đường trên sẽ bám vào khoang miệng, khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, máy sẽ báo có cồn ngay.
“Bởi máy đo nồng độ cồn không xác định đối tượng uống rượu bia hay không mà rất nhạy với cồn, do đo tự động nên mới xảy ra tình trạng ăn vải cũng thổi ra nồng độ cồn”, PGS Thịnh nói.
Ăn vải xong, hơi thở sẽ có nồng độ cồn. |
Cũng theo PGS Thịnh, khi vào trong dạ dày một thời gian, lượng cồn trong vải rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn. Chính vì vậy, dù ăn ít hay nhiều thì máy đo vẫn báo nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.
“Không riêng gì vải mà nhiều loại trái cây khác như: nho, sầu giêng, dứa, táo, chuối, xoài thậm chí là một số loại siro ho hay thuốc uống khi lên men, ai ăn vào cũng xảy ra hiện tượng trên. Chúng ta để ý vị giác cũng có thể nhận ra, bởi những loại quả trên khi để lâu ngoài môi trường sẽ có mùi cồn đặc trưng, thậm chí qua thời gian dài tiếp tục được chuyển hóa sang dạng axit nên có mùi chua”, PGS Thịnh nói.
Có cần sửa luật không?
Nhiều ý kiến cho rằng, cần phân biệt rõ giữa việc người sử dụng rượu bia và người chỉ ăn hoa quả khi lái xe nhưng trong miệng vẫn có nồng độ cồn để tránh xử lý sai, không công bằng.
Lý giải về điều này, ông Thịnh cho biết, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới đều xử phạt những cá nhân vi phạm khi điều khiển phương tiện trong máu có nồng độ cồn. Tất nhiên cũng có những trường hợp người ăn hoa quả, quá may đo cho kết quả có nồng độ cồn, nhưng đó chỉ là con số rất nhỏ.
Thậm chí, ăn xong chỉ vài phút sau lượng cồn trong khoang miệng sẽ bay hết. Cho nên, không nên “vịn” vào việc hoa quả tạo ra nồng độ cồn rồi sửa một bộ luật nào đó được. Bởi đã là luật thì người dân nên chấp hành tuyệt đối.
“Không nên thay đổi luật, cũng không cần chế tài quy định rõ về việc lái xe uống rượu bia và lái xe sử dụng hoa quả hay thuốc. Bởi để hình thành một bộ luật vốn khá rắc rối và liên quan tới rất nhiều vấn đề. Còn chưa kể tới việc có nhiều lái xe sẽ dựa vào lý do này để chống chế, dù trước đó uống rượu bia nhưng lại nói là ăn hoa quả thì rất khó phân định. Làm sao để chứng minh được một người trước đó ăn hoa quả hay uống rượu bia”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Mặt khác, theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các tài xế nên chú ý tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 - 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường để tránh “tình ngay lý gian”.
“Theo tôi nghĩ, điều khiển phương tiện thì các tài xế cũng nên tránh sử dụng các loại hoa quả có khả năng lên men, nếu không khi bị kiểm tra nồng độ cồn sẽ khó mà giải thích”, ông Thịnh cảnh báo.
Những chính sách có hiệu lực từ 1/1/2020: Xe máy mới được dán nhãn năng lượng Đi xe đạp mà vi phạm nồng độ cồn bị phạt tiền, xe máy mới được dán nhãn năng lượng... là những chính sách nổi ... |
Điều tuyệt diệu đầu tiên của 2020! Thay đổi những thói quen nhỏ góp phần tạo nên thành công lớn. Việc quy định “không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị ... |
Từ 1/1/2020, đi xe đạp sau khi uống rượu, bia bị phạt bao nhiêu? Kể từ ngày 1/1/2020, người đi xe đạp nếu uống rượu, bia có thể bị phạt 600.000 đồng; trong khi người đi ôtô, mức phạt ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động
- Thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại Quảng Trị
- Chị Phùng Thị Thúy Hường: 30 năm sống như những đóa hoa
- Hướng dẫn mới nhất về thanh toán tiền khám bệnh bảo hiểm y tế
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons