An toàn học tập cho phụ nữ và trẻ em gái
Đời sống - 16/10/2019 11:05 Hải Dương (T.H)
An toàn học tập cho phụ nữ và trẻ em gái và vấn đè đặt ra bức thiết. Trong ảnh: Một cảnh bạo lực học đường. Ảnh tienphong.vn |
Việc học tập của phụ nữ thời đại ngày nay không còn gói gọn trong nhà trường phổ thông các cấp, các trường cao đẳng, đại học hay các trường dạy nghề. Để theo kịp yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi phụ nữ phải học mọi lúc, mọi nơi, liên tục trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.
Tuy nhiên, phụ nữ vốn chân yếu, tay mềm; trong môi trường đa dạng các thách thức, họ vẫn liên tục bị quấy rối, bị tấn công tình dục mà không dám lên tiếng. Nguyễn Thị Mai Phương, sinh viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho biết; “Người Việt Nam nói riêng, người phương Đông nói chung, việc lên tiếng về quấy rối tình dục rất khó khăn. Phải là người dũng cảm lắm mới dám chia sẻ cho nhiều người biết”.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới, gia đình và phụ nữ cho biết, có tới 87% phụ nữ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được hỏi từng bị quấy rối tình dục; 14% trẻ em trong 30 trường phổ thông ở Hà Nội từng bị quấy rối, xâm hại tình dục ít nhất một lần trong đời.
An toàn học tập cho phụ nữ và trẻ em gái là điều phải phải phấn đấu; song, chính các em gái lại cũng là người trực tiếp bạo hành bạn học với tỷ lệ vượt trội so với học sinh nam. Ảnh dantri.com.vn. |
Đã xảy ra rất nhiều vụ đổi tình lấy điểm, lấy chứng chỉ, bằng cấp, các đánh giá trình độ tay nghề, để tốt nghiệp, thăng tiến, nâng bậc, lên lương. Điều đó làm băng hoại đạo đức sư phạm, đạo đức xã hội, đồng thời đẩy nữ sinh, phụ nữ vào một cuộc đổi chác mà phần thiệt thòi luôn thuộc về phụ nữ. Vì lợi ích trước mắt, nữ sinh, phụ nữ sẵn sàng đánh đổi, song hậu quả tâm sinh lý họ gánh chịu sẽ rất lâu dài và đó là thiệt hại không đo đếm được.
Các chuyên viên của dự án “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng” tiếp cận trên 3.000 học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ở Hà Nội; đã phát hiện đa số học sinh không tìm sự trợ giúp khi bị bạo hành và nhà vệ sinh là nơi mất an toàn nhất trong trường học. 88% học sinh nữ, 78% học sinh nam cho rằng nhà vệ sinh không an toàn, không sạch sẽ.
Với các em nữ, nguyên nhân mất an toàn là do nhà vệ sinh thường khuất, không có giáo viên, trong khi học sinh nam thường tụ tập bên ngoài. “Khi em đi vệ sinh, mấy bạn nam bên ngoài thường huýt sáo, nhận xét về cơ thể em; thậm chí còn trêu đùa tục tĩu”, một nữ học sinh chia sẻ.
Trong học tập, phụ nữ, trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực cao, song, vì nhiều lý do họ thường cam chịu, ít khi lên tiếng. Ảnh minh họa của dantri.com.vn |
Môi trường an toàn học tập cho phụ nữ và trẻ em gái không chỉ là việc hạn chế, đẩy lùi nạn quấy rối tình dục. Việc bạo hành phụ nữ trong các công đoạn bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cũng diễn ra ở mức khá phổ biến. Thông thường, để vượt qua kỳ bồi dưỡng, đa số phụ nữ vẫn cắn răng chịu đựng. Chị Hằng, một công nhân may cho biết: “Em được bồi dưỡng để làm chủ quy trình, công nghệ mới, nhưng người hướng dẫn thường xuyên văng tục, mạt sát, chửi bới chúng em. Tuy nhiên, chúng em đều nhẫn nhục cho qua”.
Bạo lực học đường trong trẻ em gái cũng là một nhức nhối. Ở đây có một thống kê đáng suy ngẫm, đó là tình trạng học sinh nữ bạo hành bạn nhiều hơn học sinh nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng tâm lý trẻ vị thành niên không ổn định, các em dễ rơi vào trạng thái hoang mang, kích động, bốc đồng; đặc điểm nữ học sinh nhạy cảm hơn các bạn nam, hay hiềm khích, đố kỵ, dễ để tình cảm chi phối, dẫn đến xô xát.
Như vậy, bảo đảm môi trường an toàn cho các em không chỉ đến từ yếu tố khách quan, bên ngoài, mà còn đến từ chính bản thân trẻ em gái. Điều đó đòi hỏi sự giám sát, dạy dỗ chu đáo của phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội.
Thời tiết ngày 16/10: Bắc Bộ trời se lạnh, Trung Bộ mưa trên diện rộng Trong khi Bắc Bộ có thời tiết se lạnh vào đêm và sáng sớm, Trung Bộ lại có mưa trên diện rộng vào ngày 16/10. |
Ngoài styren, nước sông Đà liệu còn “chất độc” khác? Không chỉ hàm lượng styren vượt quy chuẩn, không ít người còn lo ngại nước sông Đà còn có thể chứa những chất khác. ... |
Nước bất thường, dân bất bình! Trong khi "ngóng đợi" kết quả từ phía cơ quan chức năng, để đảm bảo an toàn cho bản thân cùng gia đình, người dân ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng