3.546 công nhân ở Tiền Giang làm việc tại Công ty Pouyuen Việt Nam được tạm nghỉ việc
Người lao động - 25/06/2021 14:00 Dương Thùy
Cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu, khử khuẩn phòng dịch tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. |
Theo đó, UBND tỉnh Tiền Giang đã có thông báo gửi đến Sở Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc truy vết rà soát các đối tượng liên quan đến trường hợp F0 tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam. Vì Công ty Pouyuen xuất hiện nhiều trường hợp F0, để quản lý công nhân của tỉnh Tiền Giang đi làm việc tại doanh nghiệp này, tránh lây nhiễm cộng đồng, UBND tỉnh đã yêu cầu cơ quan chức năng rà soát và tạm thời cho công nhân trên địa bàn làm việc tại Công ty Pouyuen nghỉ 7 ngày (từ ngày 25/6/2021) để theo dõi tại nhà.
Sau khi nhận được công văn của UBND tỉnh Tiền Giang, Công ty Pouyuen Việt Nam đã cho 3.546 công nhân có địa chỉ cư trú tại địa phương này tạm nghỉ việc. Công ty Pouyuen Việt Nam là doanh nghiệp có đông công nhân lao động nhất TP HCM, khoảng 56.000 người. Chính vì thế, ngoài công nhân sinh sống và ở trọ tại thành phố, hằng ngày có hơn 13.500 người các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang đi xe đưa đón đến nhà máy làm việc. Mỗi ngày, công ty phải huy động hơn 600 xe buýt đưa đón công nhân, đã được khử khuẩn và chỉ chở từ 20 người trở xuống, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng dịch.
Xe đưa đón của công nhân Công ty Pouyuen Việt Nam được khử khuẩn phòng dịch |
Về phía LĐLĐ tỉnh Tiền Giang, ngay từ đầu mùa dịch thứ 4, đối với công nhân trên địa bàn tỉnh làm việc ở TP HCM, Công đoàn đã có biện pháp phòng tránh dịch áp dụng thời điểm đó. Để quản lý tốt công nhân đi làm liên tỉnh, LĐLĐ tỉnh đã triển khai xe đưa đón công nhân hằng ngày có đăng ký biển số xe với chốt kiểm dịch, khai báo y tế, trên xe chở giảm số người 50 % so ghế ngồi. Hết thời gian làm việc, công nhân về nhà, chấp hành nghiêm thông điệp 5K.
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay đã xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng vì thế thị xã Cai Lậy và huyện Cái Bè đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Đối với người lao động đang làm việc tại hai địa phương này tuyệt đối thực hiện các biện pháp phòng dịch mà Bộ Y tế đề ra.
LĐLĐ tỉnh Tiền Giang ủng hộ lực lượng tuyến đầu phòng dịch |
Theo bà Lê Thanh Tiền - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện tại người lao động trên địa bàn nếu không là F1, F2 hoặc là F3 và không phải đi cách ly thì vẫn đi làm bình thường. Nhưng toàn bộ người lao động phải chấp hành nghiêm các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19. Công đoàn phối hợp doanh nghiệp bố trí khoảng cách làm việc, theo dõi y tế 2 lần/ngày. Công đoàn cũng vận động người lao động nếu đi xe máy thì phải đi về không ghé dọc đường. Trước mắt LĐLĐ tỉnh Tiền Giang vẫn hỏi thăm, động viên và tặng tiền mặt cùng với nhu yếu phẩm tại các khu cách ly cho đoàn viên, người lao động.
Người lao động tại vùng giãn cách xã hội thị xã Cai Lậy được hỗ trợ |
Ngoài ra, để đảm bảo phòng, chống dịch trên địa bàn hiệu quả, tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo kiểm tra nhanh cho ít nhất 20% số công nhân lao động trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp. LĐLĐ tỉnh Tiền Giang cũng đề xuất UBND tỉnh ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân, người lao động trên địa bàn và khuyến khích, vận động doanh nghiệp chủ động mua vắc xin cho công nhân.
“Tôi nghe tin trên địa bàn tỉnh có ca nhiễm bệnh cũng lo lắng lắm, nhưng vì cuộc sống mưu sinh vẫn phải đi làm thôi. Nếu nghỉ ở nhà, không có kinh tế còn đáng lo ngại hơn. Ngày nào đi làm tôi cũng sử dụng 2 cái khẩu trang; khoảng 4 giờ tôi thay một lần và hạn chế tiếp xúc với mọi người để phòng dịch. Thay vì lo lắng và hoảng loạn tôi nghĩ nên bình tĩnh cho đến khi chúng ta được tiêm vắc xin phòng dịch”, chị Huỳnh Mỹ Lý, làm việc tại Khu công nghiệp Tân Hương, chia sẻ.
Xét nghiệm, phong tỏa doanh nghiệp có ca nghi nhiễm trên địa bàn |
Bình Dương yêu cầu dừng chợ tự phát, chuẩn bị tiêm vaccine cho công nhân Bình Dương hiện có khoảng gần 1,3 triệu lao động đang làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với ... |
Số ca nhiễm tăng cao, Bình Dương thắt chặt mọi biện pháp phòng, chống dịch Chỉ trong một thời gian ngắn từ đợt bùng phát dịch thứ 4 đến nay, Bình Dương đã ghi nhận khoảng 187 ca nhiễm trong ... |
Bình Dương: Lại có thêm nhiều công nhân nghi nhiễm Covid-19 Ngày 18/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Dương cho biết vừa ghi nhận thêm 12 trường hợp dương tính với Covid-19. Trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.