Xem bói đầu năm: Coi chừng sa chân vào "cạm bẫy"!
Đời sống - 27/01/2020 14:45 DỤC THÚY SƠN
Xem bói đầu năm tại khuôn viên di tích Bia Bà - La Khê (Hà Đông, Hà Nội) - Ảnh: Báo TNMT |
Xem bói đầu năm là một cách giải quyết nhu cầu tâm lý của nhiều người dân, đặc biệt là phụ nữ. Dường như ai cũng tò mò muốn biết những vấn đề chính của bản thân và gia đình trong cả một năm. Thế nên những người đi xem bói đủ mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Có người già, người trẻ, có nông dân, công nhân, có công chức, viên chức... Đặc biệt, người làm kinh doanh buôn bán thì nhu cầu xem bói lại càng cao.
Thậm chí, hoạt động này phổ biến đến mức trên nhiều website còn liệt kê và review lại các địa chỉ xem bói nổi tiếng ở các tỉnh thành để người dân dễ bề tìm kiếm. Tôi có thể tìm thấy ít nhất 7 địa chỉ như vậy ở Hà Nội...
Tại các di tích lịch sử như đền, chùa, miếu mạo..., vào mỗi dịp Tết đến xuân về lại tràn lan các tụ điểm xem bói, xem tướng từ ngoài đầu cổng. Hà Nội có Phủ Tây Hồ, có miếu Bia Bà... Nam Định có Phủ Giầy. Sài Gòn có Lăng Ông... Và rất nhiều địa điểm khác. Báo chí phản ánh nhiều, nhưng hoạt động này vẫn diễn ra công khai, bát nháo. Các thầy bói, thầy tướng còn tích cực mời chào, thậm chí chèo kéo, giành giật khách hàng. Nhiều người chẳng bao giờ xem bói, nhưng thấy thầy mời nhiệt tình, sẵn dịp đầu năm mới cũng tò mò thử một lần cho biết. Thử rồi thì đâm ra... tin. Tin rồi thì đâm ra... nghiện xem bói.
Hầu hết người đi xem bói đều tập trung vào 4 nội dung chính: Gia sự, công danh, làm ăn và tình duyên. Một người bạn của tôi, là nam giới, mới tròm trèm 30 tuổi, nhưng lại rất có thâm niên trong việc đi xem bói đầu năm. Nó bảo: "Đầu tiên cũng chỉ là chở đứa em cùng công ty đi xem bói, rồi ngồi cùng nó. Xong rồi tò mò cũng nhờ thầy xem. Tôi thấy đúng phết ông ạ. Thầy cũng nói nhiều cái hay, thành ra cứ đầu năm là lại đi xem".
Chính vì đầu năm số lượng người đi xem bói đông đảo nên không phải lúc nào đi xem cũng dễ dàng. nhất là đối với các địa chỉ được nhận xét là "xem chuẩn, xem đúng". Nếu quen biết thì còn dễ có lịch hẹn, còn không quen biết thì có khi đi mấy lần cũng không xem được. Người ở xa phải chầu chực chờ đợi cả ngày trời, phải xếp hàng lấy số như đi khám bệnh vậy!
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp, con người phải đối diện với quá nhiều bất an, rủi ro từ bệnh tật, tai nạn cho đến những rủi ro trong công việc làm ăn… thì nhiều người lại càng có nhu cầu xem bói. Nhưng cũng phải nhận thức rõ rằng, việc quá tin vào bói toán làm cho con người dễ sa chân vào mê tín dị đoan. Nhiều người quá tin vào bói toán, rồi bị lạm dụng đến tiền mất tật mang, gia đình đổ vỡ.
Khá nhiều người, sau khi đi xem bói về đã chi ra một khoản tiền lớn, có khi hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí vay mượn tiền để làm lễ giải hạn. Họ tin rằng làm lễ giải hạn càng to thì những sự đen đủi sẽ mất đi và tài vận, may mắn sẽ đến nhiều hơn. Thậm chí, có trường hợp có người phụ nữ đi xem bói, nghe thầy bói “phán” chồng đang bị vong nữ xinh đẹp đeo bám, người vợ đã tạt axit vào mặt khiến nạn nhân chịu 65% thương tật... Và nhiều người, dù ít cực đoan hơn, nhưng sau khi đi xem bói về lại bi quan về cuộc sống, sao nhãng công việc, ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn đời sống gia đình. Tất cả những điều đó cần phải được ngăn chặn.
Mùng 2 Tết: Nhiều người mới ‘được’ đi chùa cầu an |
Nỗi sợ thái quá và tự mình bất an! |
Đi phượt mùa xuân: Hành trình an toàn cho niềm vui trọn vẹn |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng