Viết tiếp những khát vọng dang dở cho người khuyết tật
Người lao động - 14/09/2022 11:41 MINH ANH
Anh Lê Thảo Nguyên, người góp phần xóa bỏ rào cản tự ti đối với những người khuyết tật, bị tai nạn. Ảnh: MINH ANH |
Những mảnh đời không may mắn
Anh Lê Thảo Nguyên, kỹ sư, KTV chỉnh hình, và cũng là chủ cơ sở xưởng sản xuất tay chân giả Thảo Nguyên (Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ 20 năm theo đuổi và gắn bó với công việc, bản thân không biết đã chứng kiến bao nhiêu trường hợp khuyết tật nặng, tưởng chừng không thể tìm lại được sự tự tin trong cuộc sống thì giờ đây họ lại tích cực và trở thành những con người có ích cho xã hội.
Anh khởi nghiệp từ năm 2003 ngay sau khi vừa tốt nghiệp đại học. Với anh, nghề vừa là tiếp nối truyền thống của gia đình, vừa là trách nhiệm và sự đồng cảm của bản thân đối với những hoàn cảnh không may mắn.
Đối tượng khách hàng đến với cơ sở của anh Nguyên đa dạng, từ những người bị bẩm sinh cho đến bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, nhưng cùng chung một nỗi buồn, sự tự ti về bản thân.
Chứng kiến thực tế hoàn cảnh của anh H. (Bắc Ninh) khi đến chỉnh sửa lại chiếc chân giả mới thay, những bước chân gần như người bình thường từng bước lên bậc, xuống bậc một cách chậm rãi. Đây là lần thứ hai anh đến để làm chiếc chân giả mới. Anh là một trong những trường hợp bị ảnh hưởng nặng nề bởi tai nạn do điện cao thế 8 năm trước. Anh đã mất đi chân trái và tay phải, chân phải còn lại 2 ngón. Chính vì vậy, việc giữ thăng bằng và sinh hoạt với anh khó khăn hơn bao giờ hết.
"Tôi đang ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp và cũng là chủ một công ty, tai nạn không may ập đến, “có những đêm nằm trăn trở và suy nghĩ, buồn về số phận nhưng vẫn phải nghĩ đến ngày mai”, anh H. chia sẻ.
| |
Ở họ, những con người không hoàn hảo luôn toát lên một nghị lực phi thường. Ảnh: PV |
Cũng chung hoàn cảnh với anh H., chị Mai (Quảng Ninh), sau ngày tai nạn định mệnh cách đây vài năm, chị mất hẳn đôi chân, cụt trên gối. Điều này khiến cuộc sống thường ngày của chị bị xáo trộn. Từ một người phụ nữ nhanh nhẹn, hoạt bát, xông xáo, giờ đây sinh hoạt của chị phải phụ thuộc vào đôi chân giả. Nhưng người phụ nữ ấy vẫn cứ lạc quan hơn bao giờ hết. Và chính thái độ tích cực của chị cũng đã truyền cảm hứng đến nhiều hoàn cảnh không may mắn khác.
May mắn hơn nữa, chị luôn có sự động viên của gia đình trong cuộc sống và đồng nghiệp trong công việc. Người phụ nữ ấy lại một lần nữa được trở thành người có ích.
Rất nhiều trường hợp đến với cơ sở của anh Nguyên đều luôn toát lên một nghị lực phi thường. Từ những bước chân tập tễnh để làm quen với chiếc chân giả, từ những mặc cảm về hình thể, họ đã nỗ lực để trở thành những người thành đạt, có vị trí trong công việc, có tiếng nói trong xã hội và hơn hết là họ có một gia đình hạnh phúc.
| |
Người phụ nữ luôn lạc quan mặc dù mình không còn lành lặn như bao người sau một vụ tai nạn thương tâm. Ảnh: PV |
Chỗ dựa tin cậy cho những người khuyết tật
Hiện nay, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn không ít người tàn tật thuộc các đối tượng xã hội. Nhiều năm qua các tổ chức chỉnh hình không thể giải quyết hết do nhiều nguyên nhân, mặt khác nhu cầu được cung cấp những sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng, đặc biệt là sự kết gắn với các khoa chỉnh hình và phục hồi chức năng ở các bệnh viện trung ương và địa phương trong điều trị kết hợp với dụng cụ chỉnh hình.
Với tình yêu thương chân thành và mong muốn cống hiến, giúp đỡ những người tàn tật trong xã hội, đó cũng là động lực để anh Nguyên cố gắng nhiều hơn nữa trong việc giúp những người có hoàn cảnh không may mắn được tái hòa nhập với xã hội, trở thành những người có ích như biết bao người bình thường khác.
Sản phẩm mà bản thân anh nỗ lực mang lại là tay, chân giả làm bằng silicon với đầy đủ chức năng giúp cho khách hàng tự tin nhiều hơn vào bản thân, để họ có thể tự lo được cho bản thân và những sinh hoạt hằng ngày. Anh luôn tâm niệm, phải biến khuyết điểm thành ưu điểm.
Những sản phẩm đang chờ hoàn thiện đối với từng trường hợp khách hàng cụ thể. Ảnh: MINH ANH |
Để làm được một chiếc chân hay tay giả phải trải qua khá nhiều công đoạn, như: Thăm khám mức độ cũng như xác định chức năng còn lại của các bộ phận sau tai nạn để tư vấn cho người bệnh có những định hướng hợp lý; Đo kích thước, thử chân,tập đi, tạo thẩm mỹ, mài giũa sao cho phù hợp với từng người, cố gắng để mỗi chiếc chân giả được làm ra phải thuận tiện nhất, dễ chịu nhất cho người mang và có thêm tự tin trong quá trình sử dụng.
Thế nhưng, với những người làm việc như anh Nguyên khó khăn nhất vẫn là động viên, tư vấn cho bệnh nhân cách tập, vận động để phục hồi khả năng đi lại, sinh hoạt. Có những trường hợp thích nghi nhanh do tình trạng sau tai nạn ở mức độ vừa phải, nhưng cũng có những trường hợp phải mất thời gian dài để làm quen với tay chân giả do tình trạng lúc tai nạn bị quá nặng. “Kỳ tích và nghị lực để họ vượt qua được ranh giới và sự tự tin làm mình nể phục”, anh Nguyên chia sẻ.
Luôn đổi mới về chức năng và hình dạng, giúp người khuyết tật được tự tin và có nhiều lựa chọn. Ảnh: PV |
Sản xuất chân tay giả hiện tại không phải là lĩnh vực quá mới mẻ ở Việt Nam. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất thiết bị y tế đã nhập khẩu công nghệ hiện đại, và cho ra mắt các lựa chọn phong phú về chất liệu, hình dáng, màu sắc, tiểu tiết cũng như mở rộng hơn về chức năng. Nhưng vấn đề giá cả luôn là cản trở để những người kém may mắn có thể lựa chọn cho mình một cơ hội mới.
Anh Nguyên cho biết, chi phí sản xuất sản phẩm khá cao do nguyên liệu phải nhập khẩu nhưng bản thân luôn cố gắng điều chỉnh để phù hợp với bệnh nhân từ chất lượng cũng như giá cả, để ai cũng có thể có được sự lựa chọn mới cho bản thân.
Hơn nữa, kỹ thuật chỉnh hình đòi hỏi người thợ cần có 1 tay nghề cao, sự tỉ mỉ và tận tâm. Bởi mỗi bệnh nhân là 1 trường hợp khác cần áp dụng những phương pháp và kỹ thuật khác nhau để đưa ra kết cấu sản phẩm phù hợp với mỗi người. Việc thiết kế sản phẩm không tương thích với người sử dụng, không chỉ gây bất tiện, khó chịu mà còn tác động xấu kéo theo các hệ lụy không tốt cho người bệnh, khi chỉ cần gây một tổn thương nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Với anh, hoàn cảnh của mỗi người khuyết tật đều là những câu chuyện buồn khác nhau. Nhưng đến đây, mọi người đều muốn tìm lại những ước mơ, hoài bão còn dang dở của mình, để bản thân “tàn nhưng không phế", họ đều mong muốn là một người có ích cho gia đình và cho xã hội.
Cơ hội để thanh niên khuyết tật tìm kiếm việc làm Tham gia Hội chợ việc làm cho thanh niên khuyết tật, tổ chức từ ngày 8 đến ngày 9/9/2022 tại Hà Nội, có 25 doanh ... |
Trẻ khuyết tật đi học: đường đến trường vẫn còn xa Cho đến nay, Chính phủ đã tiến hành xây dựng các chính sách và nhiều kế hoạch hành động để nâng cao tỷ lệ trẻ ... |
Tạo cơ hội để người khuyết tật được làm việc và cống hiến Những năm qua, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao Công đoàn Bộ triển khai các chương trình bảo trợ 8 nhóm ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng