Thứ tư 15/05/2024 02:33

Việt Nam cần 50 triệu tỷ đồng cho đầu tư phát triển 10 năm tới

- Tuấn Việt

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, để duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm giai đoạn 2021- 2030, dự kiến vốn đầu tư phát triển cho giai đoạn vào khoảng 35% GDP, tương đương với 50 triệu tỷ đồng; 66% trong số đó được huy động từ khu vực ngoài nhà nước.
Cần 50 triệu tỷ đồng cho đầu tư phát triển trong 10 năm tới

Sau khi công bố dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) về quy hoạch tổng thể này.

Theo Bộ trưởng Dũng, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia của Bộ này là nhiệm vụ rất quan trọng, theo phương pháp tích hợp, phạm vi rộng, chưa có tiền lệ và chưa có nhiều kinh nghiệm.

Quy hoạch này được xây dựng với mục tiêu tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh của lãnh thổ; Kết nối thông suốt giữa các vùng, địa phương bên trong quốc gia; Kết nối thông suốt giữa quốc gia và quốc tế; Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thịnh vượng, tạo ra nhiều sinh kế, phù hợp với bối cảnh mới; bảo vệ môi trường; bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên.

Do đó, trong quá trình xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia trong nước và quốc tế, các bộ, ngành, địa phương; nghiên cứu tham khảo, ứng dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Malaysia, hai nước có nhiều điều kiện tương đồng và mức độ phát triển cao hơn trong khu vực để tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức lập và nội dung quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng ở các nước này.

Trong đó, chú trọng xác định không gian phát triển đất nước gắn với hình thành các trục, hành lang phát triển, phân vùng kinh tế và định hướng bố trí không gian các ngành, lĩnh vực...

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm

Theo Bộ KH&ĐT, sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn thách thức cả trong nội tại lẫn thách thức mới từ bên ngoài; biến động nhanh, khó lường, khó dự báo, mang lại thách thức lớn nhưng cùng với đó cũng là cơ hội cho các quốc gia nếu nhận diện, nắm bắt được sẽ vượt qua thách thức, khó khăn và tận dụng cơ hội mới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, quan điểm, tư tưởng chủ yếu của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào yếu tố hiệu quả trong giai đoạn đến năm 2030, sau đó dần phát triển hài hòa, bền vững, cân đối giữa các vùng miền, địa phương.

Trong giai đoạn đến năm 2030, do nguồn lực phát triển có hạn, cần ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để các lãnh thổ đó phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; cụ thể là tập trung hình thành và phát triển một số hành lang kinh tế, vùng động lực, các cực tăng trưởng và bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia.

Trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm, tập trung phát triển vùng lõi và cực tăng trưởng. Cụ thể, phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào vùng lõi là tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong đó, Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng.

Với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển tập trung vào vùng lõi là tứ giác TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó TP.HCM là cực tăng trưởng...

Quy hoạch tập trung hình thành các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.

Cùng với đó, ưu tiên hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc - Nam phía Đông; một số hành lang kinh tế Đông - Tây như Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Mộc Bài - TP.HCM - Vũng Tàu; Hành lang Đông - Tây: Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng...

Hơn 3 triệu tỷ đồng để đầu tư 20 dự án
trọng điểm quốc gia

Tại dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ trong giai đoạn trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030, dự kiến vốn đầu tư phát triển giai đoạn này đạt khoảng 35,0% GDP, tương đương khoảng 50 triệu tỷ đồng.

Trong đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần tăng lên so với thời kỳ trước, hệ số ICOR giai đoạn 2021 - 2030 cần giảm xuống mức 4,9 so với khoảng 7,0 của thời kỳ 2011-2020.

Để có nguồn lực thực hiện quy hoạch, Bộ KH&ĐT dự kiến cơ cấu huy động vốn từ các khu vực: nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Trong đó, dự kiến cơ cấu huy động vốn từ khu vực kinh tế nhà nước là hơn 10 triệu tỷ đồng, khoảng 20,0% tổng vốn đầu tư. Thu hút vốn FDI cần đạt hơn 7,0 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 270 tỷ USD, chiếm 14,0% tổng vốn đầu tư.

Cao nhất là vốn đầu tư cần huy động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, dự kiến là khoảng hơn 33,0 triệu tỷ đồng, chiếm tới khoảng 66,0% tổng vốn đầu tư.

Cần 50 triệu tỷ đồng cho đầu tư phát triển trong 10 năm tới ảnh 1
Theo dự thảo của Bộ KH&ĐT

Cũng theo Bộ KH&ĐT, sẽ có khoảng hơn 3 triệu tỷ đồng tổng vốn đầu tư được dành bố trí cho 20 dự án trọng điểm quốc gia tới năm 2030. Trong đó, vốn đầu tư công là hơn 390 nghìn tỷ đồng.

Trong số 20 dự án trọng điểm quốc gia được thực hiện giai đoạn 2021-2030, có 7 siêu dự án vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện sau năm 2030. Trong đó có các dự án như: Dự án đường bộ cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên; Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku - Lệ Thanh; Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây; Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Phương án 180 - 200 km/h)...

Đến 2030 thu nhập bình quân của người Việt vẫn kém xa của Malaysia... năm 2010

Cũng tại dự thảo này, dẫn nguồn từ báo cáo của WB, Bộ KH&ĐT cho biết, năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.552 USD, đứng thứ 6 Đông Nam Á, bám khá sát Indonesia nhưng còn cách biệt từ xa cho tới rất xa so với các quốc gia khác trong khối như Malaysia, Thái Lan hay Singapore.

Theo đó, ở thời điểm năm 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với GDP bình quân đầu người của Thái Lan (đạt 7.189 USD), Malaysia (10.402 USD), Trung Quốc (10.500 USD), Singapore (59.798 USD).

Theo dự báo của Bộ KH&ĐT, đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD, đến năm 2040 là khoảng 13.000 USD/người và năm 2050 đạt khoảng 25.000 USD/người.

Cần 50 triệu tỷ đồng cho đầu tư phát triển trong 10 năm tới ảnh 2

Theo tiêu chuẩn của WB, nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, sở hữu GDP bình quân đầu người từ 1.036-4.045 USD; nền kinh tế thu nhập trung bình cao, sở hữu GDP bình quân đầu người từ 4.046-12.535 USD và nhóm nền kinh tế thu nhập cao, có GDP bình quân đầu người trên 12.536 USD.

Như vậy, nếu theo chuẩn hiện nay của Ngân hàng thế giới, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam sau năm 2040 sẽ đạt ngưỡng thu nhập cao.

Tuy nhiên, đó là tương lai được dự đoán của 20 năm nữa. Và các số liệu dự báo được đưa ra cũng cho thấy, với mức thu nhập bình quân 7.500 USD/người vào năm 2030, Việt Nam thậm chí còn chưa bằng được thu nhập bình quân của Malaysia vào năm 2010, hay chỉ nhỉnh hơn một chút so với của Thái Lan năm 2018...

Trong dự thảo quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ KH&ĐT đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo kịch bản 1 (kịch bản tăng trưởng thấp), tốc độ tăng trưởng GDP dự báo đạt bình quân 6,26%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và đạt bình quân 6,34%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân 6,30%/năm. Giai đoạn 2031 - 2050 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 6,49%/năm.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2030 sẽ đạt hơn 7.000 USD/người, tương đương GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2020, của Trung Quốc năm 2013, và thấp hơn của Malaysia năm 2010 khoảng 2.000 USD.

Kịch bản này cũng đưa ra dự báo đến năm 2040 GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 13.000 USD/người, tới năm 2050 đạt khoảng 25.000 USD/người.

Còn theo kịch bản 2 (kịch bản phấn đấu), Bộ KH&ĐT giả định bối cảnh thế giới thuận lợi, các vấn đề hạn chế nội tại của nền kinh tế được khắc phục, đà cải cách được duy trì và thúc đẩy thì tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 6,63%/năm; đạt bình quân 7,48%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.

Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030, GDP tăng trưởng bình quân 7,05%/năm, giai đoạn 2031-2050 GDP tăng trưởng có khả năng đạt 7,16%/năm.

Với kịch bản này, dự báo đến năm 2030 GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD/người, đến năm 2040 đạt hơn 14.500 USD/người, và năm 2050 đạt khoảng 32.000 USD/người.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui đong đầy ở Tổ Tự quản nhà trọ An Giang

Hoạt động Công đoàn -

Niềm vui đong đầy ở Tổ Tự quản nhà trọ An Giang

Bằng nhiều cách làm khác nhau, đến nay, mô hình Tổ Tự quản nhà trọ (TTQNT) ở An Giang đã không ngừng phát huy hiệu quả. Ở đó, công nhân lao động được hưởng rất nhiều quyền lợi từ những chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương và của tổ chức Công đoàn…

Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt

Vòng tay Công đoàn -

Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt

Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.

Công đoàn Đồng Nai: Quan tâm nhiều hơn đến đoàn viên, NLĐ khó khăn bị bệnh hiểm nghèo

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Đồng Nai: Quan tâm nhiều hơn đến đoàn viên, NLĐ khó khăn bị bệnh hiểm nghèo

Tháng Công nhân 2024 được LĐLĐ tỉnh Đồng Nai triển khai nhiều hoạt động chăm lo ý nghĩa và đa dạng đến đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, Công đoàn Đồng Nai cùng công đoàn các cấp chú trọng quan tâm nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn đến lao động bị bệnh hiểm nghèo, cực kỳ khó khăn.

LĐLĐ huyện Đakrông: nhiều hoạt động thiết thực giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ huyện Đakrông: nhiều hoạt động thiết thực giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác

Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động thiết thực luôn được các cấp công đoàn huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) đồng tình hưởng ứng và thực hiện hiệu quả, trở thành tiêu chí hoạt động của tổ chức Công đoàn giúp đoàn viên, người lao động (NLĐ) yên tâm, tin tưởng và tận tâm với công việc.

Nhiều tác phẩm ấn tượng tại cuộc thi viết “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị”

Hoạt động Công đoàn -

Nhiều tác phẩm ấn tượng tại cuộc thi viết “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị”

Sau 01 tháng phát động, có nhiều tác phẩm ấn tượng được gửi tham gia cuộc thi viết "Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho nhân viên y tế

Công đoàn -

Đề nghị tăng mức tiền trực và tiền ăn cho nhân viên y tế

Đây là một trong những nội dung mà đoàn viên, người lao động ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng gửi đến đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH? Tôi công nhân

Có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH?

Pháp luật không đặt ra điều kiện phải đóng BHXH bao lâu mới được hưởng. Vì vậy, dù mới đi làm, mới tham gia BHXH thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp tai nạn lao động như những người làm việc lâu năm.

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào? Tôi công nhân

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào?

Tiền phép thừa sẽ được người sử dụng lao động thanh toán cho NLĐ cùng với tiền lương và các khoản trợ cấp (nếu có) khi nghỉ việc.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024 Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024. Dưới đây là 10 đơn vị có số đoàn viên tham gia dự thi nhiều nhất tính đến ngày 12
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Công nhân kiến nghị về Luật Bảo hiểm xã hội và "nới" cơ chế nhà ở xã hội

Công đoàn -

Công nhân kiến nghị về Luật Bảo hiểm xã hội và "nới" cơ chế nhà ở xã hội

Nhiều công nhân lao động nêu ý kiến với đại biểu Quốc hội về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến nhà ở.

Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị góp vào dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) do Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tổ chức.

Nhiều hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Công đoàn -

Nhiều hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Y tế Việt Nam triển khai nhiều hoạt động mang đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động trong ngành.

LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi viết về CNVCLĐ lần thứ III

Công đoàn -

LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi viết về CNVCLĐ lần thứ III

LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP Đà Nẵng lần thứ III, năm 2024.

Công đoàn tỉnh Quảng Bình: Dành quan tâm đặc biệt đến đoàn viên, NLĐ khó khăn

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn tỉnh Quảng Bình: Dành quan tâm đặc biệt đến đoàn viên, NLĐ khó khăn

Ngay từ giữa tháng 3, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch Tháng Công nhân với các hoạt động hướng về cơ sở, dành quan tâm đặc biệt đến đoàn viên, NLĐ khó khăn.

“Tăng quyền chủ động hơn nữa cho tổ chức Công đoàn”

Hoạt động Công đoàn -

“Tăng quyền chủ động hơn nữa cho tổ chức Công đoàn”

Cần tăng cường hơn nữa quyền chủ động cho tổ chức Công đoàn trong việc bố trí cán bộ làm công tác công đoàn tại các địa phương, đơn vị, nhất là đối với những cán bộ công đoàn chuyên trách tại các doanh nghiệp. Đây là ý kiến của một số cán bộ Công đoàn ở tỉnh Quảng Nam kiến nghị với đại biểu Quốc hội khi sửa đổi Luật Công đoàn.

Thừa Thiên Huế: Đoàn viên, người lao động thị xã Hương Trà hưởng ứng Tháng Công nhân

Hoạt động Công đoàn -

Thừa Thiên Huế: Đoàn viên, người lao động thị xã Hương Trà hưởng ứng Tháng Công nhân

Hơn 400 đoàn viên, người lao động trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia hưởng ứng sự kiện phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ thật sự thiết thực, hiệu quả

Hoạt động Công đoàn -

Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ thật sự thiết thực, hiệu quả

Sáng ngày 4/5/2024, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và biểu dương “Sáng kiến, sáng tạo” năm 2024.

Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ sẽ ra mắt trong Tháng Công nhân

Công đoàn -

Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ sẽ ra mắt trong Tháng Công nhân

LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn tỉnh Bắc Giang trong Tháng Công nhân năm 2024.

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Cửu phối hợp đoàn điều tra liên ngành nắm tình hình, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động tại Cong ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh.