Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Nghiên cứu - 25/08/2022 09:57 NCS. PHẠM VĂN TÙNG - Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Lao động
Bài viết dưới đây là một phần kết quả của đề tài “QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (nghiên cứu trường hợp tại KCN Bắc Thăng Long)” thực hiện từ năm 2019 đến nay, mô tả vai trò của công đoàn trong xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam kiểm tra bữa ăn ca của công nhân. Ảnh: N. TUẤN. |
Khái quát chung về QHLĐ trong doanh nghiệp
Sau hơn 35 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, QHLĐ đã có sự phát triển mạnh mẽ. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) đã có bước chuyển biến rõ rệt. Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách về QHLĐ tiếp tục được hoàn thiện. Công tác quản lý Nhà nước về lao động được tăng cường; số vụ và tính chất các cuộc đình công có xu hướng giảm.
Vai trò của tổ chức Công đoàn các cấp, nhất là ở các doanh nghiệp được phát huy trong việc quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật của NLĐ được nâng lên; tiền lương, môi trường lao động được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao đời sống của NLĐ.
Nhìn chung, thực trạng QHLĐ trong các doanh nghiệp được khảo sát thông qua nhận xét, đánh giá của NLĐ cơ bản hài hòa, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ được bảo đảm. Tuy nhiên, các tiêu chí nhận xét về doanh nghiệp của NLĐ chưa có điếm số tuyệt đối.
Tỷ lệ NLĐ hài lòng về tiền lương, tiền thưởng rất thấp, chiếm 16,0%. Các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho NLĐ cũng không được đánh giá cao, chỉ có 14,4% số người trả lời hài lòng. Những vấn đề này, nếu NSDLĐ không kịp thời quan tâm, rất dễ xảy ra mâu thuẫn trong QHLĐ.
Vai trò của tổ chức Công đoàn
Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với NLĐ, là một tổ chức không thể thiếu đứng giữa mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngày 17/7/2008, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch số 1233/KH-TLĐ thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư trong các cấp công đoàn. Cùng với đó, Tổng Liên đoàn đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW, Kết luận số 96-KL/TW trong các chương trình, kế hoạch của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch.
Biểu đồ 1: Đánh giá của NLĐ đối với doanh nghiệp |
Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy, NLĐ đánh giá rất cao vai trò của CĐCS trong xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Công đoàn đã tuyên truyền, vận động NLĐ thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách đối với NLĐ. Tích cực, chủ động phối hợp với chính quyền, doanh nghiệp thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, hướng dẫn, giúp đỡ NLĐ giao kết hợp đồng lao động với NSDLĐ, đại diện cho NLĐ thương lượng, ký kết TƯLĐTT, tham gia giải quyết tranh chấp lao động ở cơ sở, ngăn ngừa, hạn chế đình công bất hợp pháp, tạo niềm tin, sự gắn bó của NLĐ với doanh nghiệp
Theo biểu đồ 2, có tới 48% trong số những người khảo sát hài lòng về hoạt động của CĐCS tại doanh nghiệp. Nếu tính chung cả tiêu chí hài lòng và tạm hài lòng, trên 80% NLĐ rất hài lòng về cán bộ công đoàn. Kết quả này cho thấy, vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn đối với NLĐ là rất cao, các cấp công đoàn cần phát huy.
Biểu đồ 2: Mức độ hài lòng đối với cán bộ CĐCS |
Giải pháp xây dựng QHLĐ trong các doanh nghiệp
Nhằm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Các cấp công đoàn cần phát huy tốt vai trò của mình, tích cực tham gia có hiệu quả trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, trước mắt tham gia sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, tập trung vào các vấn đề liên quan đến NLĐ. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước tập trung giải quyết tốt các vấn đề về nhà ở, học hành của con em công nhân, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật lao động.
Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và Luật Công đoàn. Vì hiện nay, phần lớn NLĐ trong các doanh nghiệp thiếu hiểu biết về pháp luật lao động và QHLĐ. Do không nắm vững các quy định của pháp luật, sẽ dẫn đến tác phong và những hành vi không phù hợp, dễ xảy ra xung đột trong QHLĐ với NSDLĐ. Khi có kiến thức pháp luật, NLĐ sẽ nâng cao ý thức chấp hành hoặc tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành.
Nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Các cấp công đoàn cần hướng dẫn, tư vấn cho NLĐ trước khi ký kết, thực hiện HĐLĐ. Đại diện cho tập thể NLĐ thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện TƯLĐTT. Tham gia với NSDLĐ xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, đối thoại với NSDLĐ.
Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về lao động và công đoàn. Kịp thời phát hiện những bất hợp lý của chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Đề nghị xử lý nghiêm minh tất cả những hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Các học viên thảo luận nhóm tại buổi tập huấn nghiệp vụ cán bộ công đoàn và kỹ năng thương lượng thỏa ước lao động tập thể cho các Uỷ viên Ban Chấp hành, Tổ trưởng tổ công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam do Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và Các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Ảnh: Báo Thanh Hóa. |
Tài liệu tham khảo
1. TS. Lê Thanh Hà, 2012, QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
2. Nguyễn Mạnh Thắng, Lê Cao Thắng (2014-2017), Giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân trong các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học, Quỹ NAFOSTED, Hà Nội.
3. Đặng Ngọc Tùng (2008), Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
4. TS. Phạm Minh Đức (2018), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Thực trạng và giải pháp, Nxb Lao động, Hà Nội.
5. PGS. TS. Vũ Quang Thọ (2018), Việc làm, đời sống của người lao động sau khi kết thúc quan hệ việc làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
6. Trung tâm hỗ trợ phát triển Quan hệ lao động, 2016, Báo cáo quan hệ lao động Việt Nam – 30 năm vận động và phát triển, Nxb Lao động, Hà Nội.
Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp Khi gia nhập tổ chức Công đoàn và là đoàn viên công đoàn người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi theo Điều 18 ... |
Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động Những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn đặt trọng tâm đến việc đại diện, chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động (NLĐ), ... |
Thách thức trong hoạt động Công đoàn thời hội nhập Quá trình Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.