Uốn éo câu view giữa cổ mộ linh thiêng: Hãi hùng!
Văn hóa - Xã hội - 14/03/2023 14:08 Mỹ Anh MỸ ANH
Cụ thể, clip lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 12/3. Nhóm 4 cô gái nhảy nhót, uốn éo giữa vườn tháp mộ của chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đáng nói, vườn tháp mộ này là nơi an nghỉ của khoảng 1000 vị tăng ni trải dài trong cả ngàn năm hình thành và phát triển của ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất cả nước. Đây không chỉ là chốn linh thiêng với những người theo đạo Phật, mà vườn tháp mộ cùng quần thể chùa Bổ Đà là danh thắng, di sản, là viên ngọc quý của tiền nhân trao gửi lại thế hệ mai sau.
Sẽ là hơi cường điệu nếu cho rằng những cô gái kia đã chà đạp lên di sản, xô đổ những giá trị thẳm sâu của ngôi chùa có từ thế kỷ XI. Bởi kỳ thực, chùa Bổ Đà dù có thâm trầm, cổ kính và không được thuyết minh nhiều trên truyền thông như những ngôi chùa “siêu to khổng lồ” mới xây để đông đảo công chúng biết về giá trị của những hạng mục của chùa. Nhưng dù có thế nào, ý thức về những hành động, việc làm nơi chốn tâm linh của những người trong clip thực sự rất đáng quan ngại.
Lực lượng chức năng đã xác minh và vừa xử phạt người đăng clip 5 triệu đồng. Và, clip đã được gỡ khỏi trang cá nhân người đăng. Họ cũng nhận những lỗi lầm do “chưa ý thức được”. Song, báo chí trích một câu rất đáng chú ý khi người đăng clip được hỏi tại sao lại hành động như vậy và quay clip rồi đăng clip? Cô gái này chỉ đáp ngắn gọn: cho vui!
Cỗ máy công nghệ khổng lồ TikTok, Facebook thực sự là nơi chốn mua vui, nơi diễn ra những hoạt cảnh khổng lồ được lắp ghép bằng những đoạn clip 30 giây - 1 phút. Những cỗ máy này thúc đẩy người dùng đăng nội dung lên để được ghi nhận, để được “lĩnh thưởng” là những nút tim, những lượt chia sẻ và lượt view. Xa hơn, người ta có thể bán hàng và kiếm tiền từ lượt view này.
Đó là một cỗ máy “gây nghiện”, điều này đã được nhiều báo cáo chứng minh. Người xem muốn xem nhiều hơn nữa, người đăng cũng muốn đăng nhiều hơn nữa. Và cũng như bao hội chứng gây nghiện khác, nó cần tăng liều. Nay sốc mai phải sốc hơn nữa; nay nhảy nhót giữa phố mai phải về cánh đồng hay những nơi thâm sơn cùng cốc…
Và câu trả lời “cho vui” kia tuy xuất kỳ bất ý bật ra nhưng lại diễn tả đầy đủ tâm trạng của những người đang đánh mất mình vì mạng xã hội. Họ vô thức “quẩy” mọi nơi độc dị, vô thức đăng lên mạng bất chấp ngữ cảnh, bất chấp những phản ứng có thể gặp phải. Và họ khi được hỏi một điều rất đơn giản về động cơ của chuỗi hành động, họ trả lời cũng vô thức đầy chân thành.
Câu hỏi đặt ra là, nghiện mạng xã hội có thực sự vui như họ nghĩ không?
Câu trả lời là không. Rất nhiều hệ lụy của việc nghiện dùng mạng xã hội sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tinh thần, thể chất, tài chính và năng suất làm việc. Nó không vui như người ta nghĩ mà nó làm ta càng ngày càng áp lực khi khoác thêm nhiều lớp áo của danh hão, like ảo.
Từ Nờ Ô Nô làm từ thiện gọi người vô gia cư là “bà già nghèo khổ giữa mùa đông cô độc”, tới đạp mồ mả để livestream đám tang và giờ là nhảy nhót giữa vườn tháp mộ, đó là những hình hài khác nhau của một hội chứng: câu view bất chấp.
Chúng ta có thể thông cảm, hoặc bức xúc. Chúng ta có quyền tẩy chay và lên án. Chúng ta cũng có cả thái độ tảng lờ những sự nhảm nhí quanh mình. Nhưng chúng ta cần hiểu điều mà xã hội cần với mạng xã hội. Đó là những nội dung sạch, có ích cho cộng đồng. Hoặc chí ít là giải trí vô thưởng vô phạt nhưng không phản cảm.
Và điều này chỉ có được bằng lao động, sáng tạo chân chính cũng như tu dưỡng lâu dài chứ không phải đến từ những người thích ăn xổi với những thứ độc lạ để “cho vui”.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa - Xã hội - 27/03/2023 11:40
Sướng trên mạng, khổ ngoài đời
Những tấm hình “tự sướng” dễ dãi lộ lọt thông tin cá nhân trên không gian mạng, nhiều bảng điểm “phơi bày” riêng tư của con cái, hàng loạt chuyến đi cái gì dân Facebook cũng biết vô số trong các trang cá nhân… đang là miếng “mồi ngon” cho lừa đảo công nghệ cao!

Văn hóa - Xã hội - 20/03/2023 11:03
Sim rác tràn lan, nhà mạng không thể vô can
Sim rác dùng lừa đảo, sim rác dùng đòi nợ kiểu “khủng bố”, sim rác đe dọa, … vẫn tràn lan mặc cho nhà mạng hứa hẹn quản chặt đủ kiểu hay quyết liệt thuê bao đúng chính chủ! Những “đe nẹt” từ cơ quan quản lý hay mức phạt vài tỷ đồng dường như chưa đủ buộc họ phải đi đúng đường và kinh doanh đúng hướng.

Văn hóa - Xã hội - 18/03/2023 16:38
Trên trời mây trắng như bông
Đó là tên của một loạt bài phóng sự về các nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines (VNA) mà tôi viết cách đây hơn 30 năm, đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam vào đầu những năm 90 thế kỷ XX.
Kinh tế - Chính sách

Chất lượng sống 15 mét vuông

Dám nghĩ, dám làm nhưng ai dám chịu trách nhiệm?

Tiếp viên vô tình, Vietnam Airlines có vô can?

Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo

Rút bảo hiểm xã hội một lần - đóng chặt, mở toang hay he hé?
Môi trường - Sức khỏe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Nữ nhân viên công chứng bị đánh: Cú đạp của sự bất lực!

Bệnh viện kêu cứu và an toàn của bệnh nhân
