Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Vị tướng tài ba của Trường Sơn huyền thoại
Đảng với công nhân - 27/02/2023 15:07 TRƯỜNG SƠN
Vị tướng tài ba của Trường Sơn huyền thoại
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là huyền thoại với 5 trục dọc, 21 trục ngang tạo nên “bát quái trận đồ” trên trùng điệp Trường Sơn. Nếu như không có sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, không có truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, không có sức mạnh của chiến sĩ, đồng bào thì sẽ không có đường Trường Sơn. Trong muôn vàn cống hiến, hy sinh không kể xiết cho đường Hồ Chí Minh, không thể không nhắc đến tên tuổi, công lao của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên. Vị tướng tài ba này đã có gần 10 năm là Tư lệnh bộ đội Trường Sơn. Đó là giai đoạn gian khó, ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) và Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (bên phải) trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào 1971. Ảnh tư liệu. |
Năm tháng qua đi nhưng những gì Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên từng gắn bó với Trường Sơn, làm cho Trường Sơn vẫn mãi mãi được khắc ghi. Trong huyền thoại đường Hồ Chí Minh có những đóng góp của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, trong kỳ tích của bộ đội Trường Sơn có kỳ tích của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là "nhạc trưởng" tài ba của bản giao hưởng bi tráng mang tên Trường Sơn. Chúng ta đã biết, Hội nghị Trung ương 15, năm 1959 xác định rõ: Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân. Năm 1959, sinh nhật Bác trở thành ngày đánh dấu sự ra đời của đường Hồ Chí Minh. Lúc đầu, tuyến đường 559 chỉ có 500 cán bộ, chiến sĩ, những người lính mang áo bà ba để che mắt địch - họ là đội quân “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Giữa trùng điệp Trường Sơn, tuyến hành lang giao liên vận tải quân sự được thành lập và từng bước phát triển không ngừng.
Con đường Trường Sơn đạt đến đỉnh cao khi chúng ta tổ chức được binh chủng hợp thành, tạo ra một tuyến đường chiến lược như thể “trận đồ bát quái” nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Phải khẳng định rằng, không có đường Trường Sơn thì không thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào của quân đội và nhân dân ta mà sự kết thúc huy hoàng là cuộc tổng tấn công, nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên kiểm tra Tiểu đoàn xe 101, tại trọng điểm Văng Mu. Ảnh tư liệu. |
Ngày 1/1/1967, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên chính thức trở thành Tư lệnh bộ đội Trường Sơn. Đó cũng là dấu mốc thời gian ghi nhận sự phát triển vượt bậc của tuyến đường vận tải quân sự mang tầm vóc chiến lược này. Từ chỗ chỉ có 5 tiểu đoàn xe với khoảng 750 chiếc, chia thành 4 binh trạm đã phát triển thành 2 sư đoàn vận tải, với 10.000 xe. Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên có mặt ở Trường Sơn trong những năm tháng ác liệt nhất khi kẻ thù trút xuống đây hàng triệu tấn bom đạn, hóa chất cực kỳ độc hại với thực vật và con người.
Với tinh thần “Địch đánh, ta sửa ta đi”, lòng dũng cảm, trí sáng tạo, sự cần cù của bộ đội, TNXP, dân công hỏa tuyến đã vượt qua và chiến thắng sức tàn phá của kẻ thù vốn giàu có và hiện đại hơn ta bội phần. Nghệ thuật hợp đồng binh chủng, bảo vệ tuyến vận tải cơ giới để vừa chi viện, vừa đẩy lui địch trên con đường Trường Sơn ngày ấy đạt tới độ kỳ diệu.
Một chiến trường, một mặt trận đúng nghĩa được mở ra ở đây. Từ những nẻo mòn giao liên len lỏi giữa đại ngàn, tuyến giao thông chiến lược đã được hình thành bởi 5 trục dọc, 21 trục ngang với tổng chiều dài 20.000 cây số trải khắp hai mái Trường Sơn, xuyên qua ba nước trên bán đảo Đông Dương. Không thể không nhắc tới 800km đường kín, 1.500km đường rải nhựa, 200km đường nhựa cùng với 1.500km đường ống xăng dầu, 1.350km đường dây cáp thông tin, 3.800km đường giao liên, 500km đường sông… Trường Sơn thời đánh Mỹ có khoảng 12 vạn bộ đội và 1 vạn TNXP… Đấy là đội quân anh hùng đã lập nên những kỳ tích dưới sự chỉ huy của vị tướng tài ba Đồng Sỹ Nguyên.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là một vị tướng tài ba của Trường Sơn huyền thoại. Ảnh: NGUYỄN TUẤN |
Trong ký ức của những người lính, TNXP, dân công hỏa tuyến Trường Sơn thời đánh Mỹ chưa hề phai nhạt hình ảnh Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên. Ông không chỉ là người chỉ huy mà thực sự là đồng đội, là anh em, bè bạn gần gũi của họ. Không có trọng điểm ác liệt nào, binh trạm nào… ông chưa đến.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đồng cam cộng khổ với bộ đội, TNXP, dân công hỏa tuyến. Ông thấu hiểu nỗi vất vả, hy sinh của họ. Và sự thấu hiểu ấy biến thành lòng yêu thương, sự chia sẻ to lớn mà rất nhiều người lính Trường Sơn còn sống bây giờ nhắc lại vẫn không khỏi rưng rưng, bùi ngùi. Một vị tướng gần gũi, yêu quý, trân trọng cán bộ, chiến sĩ cấp dưới hết lòng biểu hiện rất rõ cái tâm và tầm văn hóa của ông. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những người lính luôn trân trọng, yêu kính, hết lòng với vị chỉ huy của mình.
Biết ơn đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên
Để thể hiện lòng biết ơn và nhằm tôn vinh những đóng góp của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 24/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (01/3/1923 - 01/3/2023).
Tham dự buổi Lễ có đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cùng các lãnh đạo các ban, bộ, ngành… và đại diện gia đình Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tại Quảng Bình. Ảnh: NGUYỄN TUẤN |
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là một sự kiện chính trị lớn, nhằm tôn vinh những đóng góp của Trung tướng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là dịp thể hiện lòng biết ơn của Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình đối với công lao to lớn của đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Tại buổi lễ kỷ niệm, đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình khẳng định, không chỉ là vị tướng tài ba và có tầm nhìn chiến lược sắc sảo, đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên còn là một vị chỉ huy luôn dành tình thương yêu tha thiết, trọn vẹn nghĩa tình với đồng chí, đồng đội. Đồng thời, là người con ưu tú của quê hương Quảng Bình, đồng chí luôn dành tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt đối với tỉnh nhà, có nhiều ý kiến chỉ đạo, góp ý quan trọng, giúp Đảng bộ tỉnh hoàn thiện nhiều chủ trương, định hướng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.
Đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình đọc diễn văn kỷ niệm tại buổi Lễ. Ảnh: NGUYỄN TUẤN |
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhấn mạnh, trong thời gian tới, để xứng đáng với lòng mong mỏi, tâm nguyện của đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân toàn tỉnh quyết tâm đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, góp phần đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
“Tỉnh Quảng Bình cũng sẽ nỗ lực phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội”, đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình phát biểu lại buổi Lễ.
Có mặt tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống Trường Sơn xúc động chia sẻ, có thể nói, cống hiến của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên với chiến trường Trường Sơn là vô cùng to lớn và đặc biệt xuất sắc; đồng chí được ví là “Tổng công trình sư” của Trường Sơn với biết bao sáng kiến, giải pháp chiến đấu thông minh và hữu hiệu. Đồng chí là người thiết kế và trực tiếp chỉ huy xuất sắc nghệ thuật quân sự “hiệp đồng binh chủng” trong chiến đấu chi viện, lấy tư tưởng tiến công làm chủ đạo; là người vạch ra các giải pháp mở thêm nhiều đường tránh, đường vượt khẩu để phân tán sự đánh phá, ngăn chặn của kẻ thù; là cha đẻ của sáng kiến mở đường kín, ngụy trang “đường hở”... hiệu quả trong vận tải.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn ôn lại những kỷ niệm về Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên. Ảnh: NGUYỄN TUẤN |
“Mở đường kín là cuộc cải cách cực kỳ lớn của tuyến vận tải cơ giới, là biện pháp tích cực nhất, chủ động nhất để chống thủ đoạn của máy bay AC130…” như tổng kết đánh giá của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn; để bảo đảm cho việc chiến đấu hiệp đồng binh chủng hiệu quả, đồng chí đã chỉ đạo “phủ sóng” toàn bộ hệ thống thông tin toàn chiến trường Trường Sơn, bảo đảm cho sự liên lạc thông suốt từ Tổng hành dinh Hà Nội vào tới tận chiến trường Nam Bộ.
“10 năm chỉ là chặng đường của một đời người. Song có thể nói, những năm tháng chiến đấu trên Trường Sơn là quãng đời đẹp nhất, thể hiện sự thăng hoa của trí tuệ và bản lĩnh kiên cường của một người cộng sản, một vị tướng tài ba của đồng chí Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên. Thời gian ấy đã làm cho tên tuổi của ông sáng nhất với tên gọi “Vị Tư lệnh của Trường Sơn huyền thoại!”, đồng chí Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại buổi lễ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đánh giá khách quan về thị trường bất động sản Thủ tướng đề nghị đánh giá khách quan, trung thực tình hình thị trường bất động sản, phân tích kỹ nguyên nhân, từ đó đưa ... |
Trao tặng tủ trưng bày tại Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Chiều 20/2/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn trao tặng Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (thị trấn Diêm Điền, huyện Thái ... |
Đồng Sỹ Nguyên - vị tướng tận hiến cho Đảng, cho dân, cho nước Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Hữu Vũ, bí danh là Nguyễn Văn Đồng, sinh ngày 1/3/1923 tại xã Quảng Trung, ... |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 18/11/2024 16:52
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 14:45
Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Đảng với công nhân - 16/11/2024 18:55
Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi
“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.
Đảng với công nhân - 10/11/2024 20:00
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.
Đảng với công nhân - 04/11/2024 10:09
Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng
Việc lựa chọn đi làm ăn xa của đảng viên là chính đáng nên hầu hết các chi ủy, chi bộ đều quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có việc làm, ổn định cuộc sống. Từ đây, nhiều cách làm hay trong quản lý đảng viên đi lao động, làm công nhân, làm việc xa nơi cư trú đã được ra đời…
Đảng với công nhân - 18/10/2024 19:32
“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”
Vẻ bề ngoài là người đàn ông rắn rỏi, dạn dày với nắng gió công trường, vậy nhưng khi chia sẻ về công việc của mình, anh Ngô Văn Nghị - Tổ trưởng tổ kỹ thuật, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại COMA 25 lại như trở thành một người khác - một thanh niên sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Đặc biệt khi nói về hành trình của người đảng viên, chúng tôi đã thấy rõ niềm tự hào lấp lánh trong đôi mắt anh.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?