Trụ lại trong dịch, trở lại sau dịch
Đời sống - 12/02/2024 18:49 MAI ĐÌNH TOÀN
Công nhân ăn Tết xa nhà: "Buồn nhưng lấy con làm động lực" Những công nhân đón Tết xa quê Chủ xóm trọ 10 năm làm tiệc, lo Tết cho công nhân |
Đoàn viên công đoàn tại thành phố Hội An tham gia diễu hành nhân Hội An tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO”. Ảnh: MAI ĐÌNH TOÀN. |
Nghỉ việc không phải là… kết thúc
Khu du lịch sinh thái Thị Nhạn, ở gần cầu Đế Võng, đường Võ Chí Công, phường Cẩm Châu, TP. Hội An một ngày nắng vàng ươm cuối tháng 10/2023 với khung cảnh không còn “u ám” như cách đây 2 năm trong đại dịch Covid-19.
Vẫn còn đó một vài tiểu cảnh, phương tiện phục vụ du lịch trải nghiệm bị hư hại do sự bào mòn của thời gian trong những ngày tháng khó khăn của đại dịch. Thế nhưng, cùng với những hàng dừa xanh ngút ngàn của một vùng quê Hội An, Khu du lịch Thị Nhạn vẫn là điểm đến hấp dẫn bởi nét hoang sơ, thanh bình vốn dĩ.
Thúy Vy, cô gái người Hội An gắn bó với khu du lịch này nhiều năm đã tươi rói nụ cười trở lại trên môi, khi công việc đã được nối lại và “chạy” đều. Vy kể, nếu như khoảng từ năm 2020 đến 2022, những nhân viên như chị khốn khó do hệ thống du lịch, dịch vụ của Hội An tê liệt bởi đại dịch Covid-19, thì từ đầu năm 2023 đến nay, công việc đã tương đối đều đặn trở lại.
Vy là nhân viên trụ lại với khu du lịch này từ trong đại dịch đến nay. Gặp khó khăn nhưng Vy không “quay đầu” là do khu du lịch vẫn hoạt động có kiểm soát phòng, chống dịch. Việc tận dụng các không gian ẩm thực riêng lẻ là căn chòi tách biệt xây dựng trên hệ thống ao hồ đảm bảo cho các nhóm gia đình ngồi riêng để “giãn cách” phòng, chống dịch Covid-19.
Cách thức vận hành này đã giúp khu du lịch có được một lượng khách không lớn nhưng vẫn tạm duy trì được công việc kinh doanh cũng như giữ chân được NLĐ. “Dịch đã yên nên lượng khách hiện nay đều đặn dần trở lại rồi. Công việc tụi em khá ổn, ai cũng thấy vui”, Thúy Vy chia sẻ.
Chị Thúy Vy cùng với nhiều nhân viên khác trụ lại làm việc trong và sau dịch Covid-19 ở Khu du lịch sinh thái Thị Nhạn. Ảnh: MAI ĐÌNH TOÀN. |
Du lịch là “rường cột” trong nền kinh tế của thành phố di sản Hội An nên khi xảy ra đại dịch Covid-19, từ tháng 3/2020 đến năm 2022, đại đa số nhân lực du lịch của TP. Hội An nghỉ việc, chuyển nghề. Hoạt động công đoàn do vậy gặp vô cùng khó khăn. Ngay cả những người lãnh đạo CĐCS cũng bị chao đảo trước sức tàn phá của đại dịch. Bảo vệ mình đã khó, giúp được người càng khó hơn. Ấy vậy mà có những lãnh đạo công đoàn hết sức tâm huyết với “màu xanh công đoàn”, lấy niềm vui của đoàn viên, NLĐ làm niềm vui của mình.
Chị Trần Thị Thùy Duyên - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Phước Nguyên, phường Cẩm Châu, TP. Hội An là một trong những người như vậy.
Chị Duyên kể, do tình hình dịch bệnh khó khăn, bản thân chị cũng chỉ còn là hợp đồng thời vụ. Để giữ chân NLĐ sát cánh cùng công ty vượt qua khó khăn, Ban Giám đốc Công ty giữ lại trưởng các bộ phận 15 người, hưởng 50% lương; nhân sự cây xanh, làm vườn, buồng, phòng, bảo vệ, mỗi bộ phận giữ lại 2 người.
BCH CĐCS Công ty giải thể nhưng với bản chất công đoàn, chị Duyên vẫn thường xuyên quan tâm, kết nối nắm bắt thông tin của các cựu đoàn viên, nhân viên đã chuyển, nghỉ việc để tham mưu lãnh đạo công ty có những hỗ trợ, chia sẻ kịp thời đối với họ.
“Công ty có bạn nữ làm mẹ đơn thân nghỉ việc do dịch Covid-19. Khó khăn thu nhập, con bạn ấy lại đau nặng phải điều trị dài ngày và rất tốn kém viện phí. Biết chuyện này mình đã kết nối với lãnh đạo công ty hỗ trợ mẹ con bạn ấy. Kết quả điều trị rất tốt, hai mẹ con xuất viện trong niềm vui lẫn sự cảm động. Hiện bạn ấy đã quay trở lại làm việc tại công ty”, chị Duyên kể.
Cùng với ngành Du lịch thành phố, các hoạt động của Công ty Phúc Nguyên cũng đang trên đà phục hồi. Dù chưa đạt con số 200 lao động trước dịch, nhưng hiện nay công ty đã thu hút 60 lao động trở lại làm việc, trong đó hơn 50 người là “người cũ” quay lại với ngôi nhà thân thương, nơi có những cán bộ công đoàn mẫn cán như chị Duyên.
NLĐ không bị bỏ rơi
Từng là Phó Chủ tịch UBND phường Cẩm Châu, rồi giữ cương vị Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hội An và tham gia BCH Công đoàn 3 nhiệm kỳ liên tiếp, anh Phùng Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hội An chia sẻ, chưa bao giờ anh thấy công đoàn thành phố lại đối mặt với những cam go, khó khăn như trong đại dịch Covid-19 vừa qua.
Trước dịch Covid-19, LĐLĐ TP. Hội An có 127 CĐCS với gần 9.000 đoàn viên, NLĐ. Từ năm 2020 đến năm 2023, cả trong và sau đại dịch Covid-19, có 27 CĐCS phải giải thể. Hiện nay LĐLĐ TP. Hội An quản lý 111 CĐCS, với 5.785 đoàn viên trên tổng số 6.383 NLĐ.
Đáng chú ý, dịch bệnh xảy ra đã khiến khoảng 3.500 NLĐ, đoàn viên phải tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Điều này kéo theo việc buộc phải giải thể 17 CĐCS trong 56 CĐCS thuộc doanh nghiệp ngoài Nhà nước do trong vòng 6 tháng không sinh hoạt theo Điều lệ Công đoàn.
“Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc NLĐ, nhất là số lao động công nhật. LĐLĐ TP. Hội An cũng nắm bắt, kết nối, trao đổi thông tin với lãnh đạo các doanh nghiệp để có chính sách hỗ trợ kịp thời cho NLĐ khó khăn, nhất là các trưởng bộ phận, NLĐ có tay nghề để họ yên tâm công tác, tạo điều kiện thu hút lao động trở lại sau dịch”, anh Hữu chia sẻ.
Du khách tham quan chợ phiên làng chài Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An ngày 10/1/2024. Chợ phiên này hình thành lúc dịch Covid-19 bùng phát năm 2020 và nay thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Ảnh: MAI ĐÌNH TOÀN. |
Theo LĐLĐ TP. Hội An, trong 3 năm xảy ra dịch Covid-19, LĐLĐ thành phố đã kêu gọi, tranh thủ các nguồn hỗ trợ của tỉnh, của các cá nhân trong và ngoài nước được 400 triệu đồng hỗ trợ cho khoảng hơn 2.000 công nhân, đoàn viên công đoàn vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân, NLĐ đau ốm đột xuất…
“Năm 2020, chưa có văn bản của Tổng Liên đoàn, hay của LĐLĐ tỉnh, Ban Thường vụ, BCH LĐLĐ TP. Hội An mạnh dạn xin LĐLĐ tỉnh Quảng Nam sử dụng nguồn kinh phí tích lũy của LĐLĐ thành phố để chi 196 triệu đồng hỗ trợ cho NLĐ nghỉ việc không lương. Việc làm này đã được LĐLĐ tỉnh khen vì sự linh hoạt, giúp đỡ đột xuất kịp thời đối với NLĐ”, anh Hữu nói.
Trở lại sau dịch
Một tín hiệu đáng mừng là đến cuối năm 2023, riêng khu vực sản xuất kinh doanh, toàn TP. Hội An đã phát triển mới 796 đoàn viên công đoàn, trong đó loại hình công ty cổ phần có 368 đoàn viên.
Một số CĐCS có số đoàn viên phát triển mới số lượng lớn như Công đoàn Công ty CP Hội An Focus (90 đoàn viên), Công đoàn Công ty CP Dịch vụ - Thương mại Yaly (70 đoàn viên), Công đoàn Công ty CP Tập đoàn Royal Capital (70 đoàn viên), Công đoàn Công ty CP Du lịch và Khách sạn Thanh Lịch (67 đoàn viên)... Loại hình Công ty TNHH cũng có 368 đoàn viên được phát triển mới, trong đó doanh nghiệp có số đoàn viên phát triển mới số lượng lớn là Công ty TNHH MTV Phước Thịnh (74 đoàn viên), Công ty TNHH Lá Sen Ta (54 đoàn viên), Công ty TNHH Một thành viên Hà An Vitours (32 đoàn viên). Riêng Nghiệp đoàn xích lô Hội An và Nghiệp đoàn Ghe bơi Du lịch Sông Hoài - Hội An hầu như vẫn giữ nguyên số thành viên, không tăng không giảm...
Còn nhớ ngày 1/11/2023, khi UBND TP. Hội An tổ chức lễ diễu hành để lan tỏa niềm vui việc gia nhập “Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO”, trong hàng trăm người, người ta thấy nụ cười, niềm vui và sự hào hứng của khá nhiều đoàn viên công đoàn, cả những anh đạp xích lô chuyên chở khách du lịch mà cách đó không lâu khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, họ còn không mơ nổi việc trụ lại được cuộc mưu sinh trong dịch bệnh.
Người lao động trong ngành Du lịch Hội An trở lại công việc sau dịch Covid-19 đầy hứng khởi. Ảnh: MAI ĐÌNH TOÀN. |
Anh Phan Phước Tùng - Chủ tịch Nghiệp đoàn Xích lô Hội An chia sẻ, mặc dù gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng đến nay nghiệp đoàn vẫn hiện diện 102 đoàn viên, giữ nguyên được số lượng dù đời sống anh em từng rơi vào khó khăn.
Những ngày giáp Tết Giáp Thìn, 4 tổ thành viên của nghiệp đoàn hầu như tất bật với khách. Số lượng du khách trở lại tham quan ngày một đông và xích lô là phương tiện không thể thiếu trong lựa chọn của họ khám phá, tham quan di sản nổi tiếng này.
Anh Tùng thổ lộ, cùng với chủ trương, chỉ đạo chung của lãnh đạo thành phố, của LĐLĐ TP. Hội An, anh em trong nghiệp đoàn luôn sát cánh, đồng hành với sự phát triển, nỗ lực phục hồi kinh tế thành phố, nhất là du lịch. Hơn 2 năm dịch bệnh Covid-19 là quãng thời gian vô cùng gian nan. Anh em người đi phụ thợ hồ, người sang phụ làm cơ khí, bán bánh mì...
“Bản thân mình thì tham gia công đoàn đã hơn 20 năm. Mấy mươi năm đạp xích lô chở khách du lịch và cũng mới dừng chân một năm để chuyên tâm điều hành nghiệp đoàn. Hơn hai năm dịch Covid-19, anh em gian nan mới trụ lại với cuộc sống, với gia đình, với tổ chức. Thời điểm ấy kinh phí nghiệp đoàn có hạn nên cũng chỉ giúp được một số anh em để họ vượt qua khó khăn. Nhưng bằng tình cảm, sự thâm tình của anh em với nhau trong nghiệp đoàn nhiều năm, nên ai cũng quyến luyến và gắn kết. “Sóng gió” dịch bệnh do vậy cũng không xô ngã được tinh thần của anh đoàn viên chúng tôi... Bây giờ kinh tế, du lịch đang trên đà phục hồi, anh em thu nhập cũng đỡ rồi. Hiện nay bình quân mỗi tháng anh em thu nhập khoảng 15 triệu đồng/người, cũng là khoản thu đảm bảm đời sống gia đình, góp phần chung tay xây dựng phát triển thành phố văn minh, giàu đẹp. Trước mắt, chúng tôi cũng có một cái Tết gọi là tươm tất...”, anh Tùng tâm sự và cười.
Video chia sẻ của anh Phùng Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hội An về tình hình việc làm của đoàn viên, NLĐ trong đại dịch Covid-19.
Công nhân ăn Tết xa nhà: "Buồn nhưng lấy con làm động lực" Nhìn dòng người tất bật đón Tết cùng gia đình, chị Trần Thị Mỹ Lệ (33 tuổi, quê Quảng Trị), công nhân Công ty TNHH ... |
Những công nhân đón Tết xa quê Tết là dịp sum họp gia đình nhưng với những lao động di cư bị ảnh hưởng việc làm, đó vẫn là một điều xa ... |
Chủ xóm trọ 10 năm làm tiệc, lo Tết cho công nhân Ông Đặng Văn Hương - chủ xóm trọ tại TP. HCM đã tổ chức tất niên và tặng nhiều phần quà ý nghĩa trong dịp ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới