TP HCM: Mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch
Đời sống - 29/07/2020 19:14 Công Thụ (T.H)
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: VGP |
Mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch
UBND TP HCM vừa chỉ đạo các sở, ngành và UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác trong phòng chống dịch COVID-19; tiếp tục kiên trì thực hiện theo nguyên tắc “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch” trong đó chú trọng khâu “phát hiện” với phương châm trong tình hình mới là “phòng dịch sớm - phát hiện kịp thời - cách ly triệt để”; đồng thời phát huy tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch", tự giác bảo vệ chính bản thân và gia đình trước nguy cơ dịch bệnh.
Theo đó, Sở Y tế TP HCM tiếp tục tăng cường giám sát, lấy mẫu và xét nghiệm tất cả các trường hợp có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp hoặc viêm phổi trong cơ sở y tế cũng như các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong cộng đồng; tổ chức giám sát trên diện rộng để phát hiện nguồn lây, đặc biệt khi ghi nhận chùm ca có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp trong khu dân cư; chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra; sẵn sàng các cơ sở cách ly tập trung tại quận, huyện.
UBND TP HCM vừa chỉ đạo các sở, ngành và UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác trong phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: SGGP |
Các cơ sở bán lẻ thuốc cần nhắc nhở người đến mua thuốc có triệu chứng viêm hô hấp cấp đến cơ sở y tế khai báo và kiểm tra sức khỏe; đồng thời ghi nhận thông tin và báo cho phòng y tế và trung tâm y tế địa phương.
Tất cả cơ sở khám chữa bệnh cần tăng cường hoạt động phân luồng, sàng lọc thông qua khai báo y tế để phát hiện người đến từ Đà Nẵng và các địa phương có phát sinh ca bệnh nhiễm COVID-19, đặc biệt là người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế; sẵn sàng các khu vực cách ly tạm thời, khu cách ly điều trị trong cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo năng lực tiếp nhận người nghi ngờ mắc bệnh. Riêng Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ và Bệnh viện Nhi đồng TP HCM luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh bị nhiễm, đặc biệt là trường hợp bệnh nặng.
Hiện TP HCM đang tiến hành cách ly tại nhà, nơi lưu trú 237 người. TP ghi nhận 4.907 người về từ Đà Nẵng từ ngày 1-7 đến nay được cách ly và tự theo dõi sức khỏe tại nhà |
Sở Y tế TP HCM cũng được giao tiếp tục tổ chức tốt hoạt động cách ly tập trung và giám sát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong việc tiếp nhận công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước và chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao được nhập cảnh làm việc tại TP;
Tăng cường giám sát trong cộng đồng nhằm phát hiện kịp thời người nhập cảnh bằng đường bộ không khai báo, chưa được cách ly kiểm dịch, ngăn ngừa nguy cơ xâm nhập dịch bệnh qua biên giới đường bộ, đường thủy lây lan trong cộng đồng; phát động toàn ngành tập trung mọi lực lượng phòng chống dịch COVID-19.
Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tăng cường tuyên truyền đến người dân về các biện pháp phòng chống dịch như vệ sinh khử khuẩn cá nhân, đeo khẩu trang nơi công cộng và hạn chế tụ tập đông người không cần thiết, khuyến cáo người dân nếu không có việc gì cấp thiết thì không nên đến nơi có dịch, thông tin kịp thời về tình hình dịch trong giai đoạn mới; xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin không đúng, sai sự thật về dịch COVID-19 gây hoang mang trong dư luận, nhất là đối với các cơ quan báo chí.
Sở Giao thông vận tải TP HCM cần tổ chức giám sát chặt chẽ đường bộ (xe du lịch, xe hợp đồng, các bến xe) đối với các tuyến xe từ Đà Nẵng và các địa phương có dịch vào TP HCM.
Phòng dịch sớm - phát hiện kịp thời - cách ly triệt để
Trước đó, ngày 28/7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP HCM đã họp về tình hình triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh trên thế giới đang gia tăng từng ngày với diễn biến khó lường, làm ảnh hưởng nặng nề đối với kinh tế các nước. Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, chúng ta đang bước qua cấp dịch bệnh mới với tốc độ lây lan cao. Do đó, vì an toàn xã hội, mỗi người cần giảm sự “tự do” cá nhân, kiềm chế các nhu cầu cá nhân để phòng dịch hiệu quả.
Bí thư Thành ủy TP HCM lưu ý đến tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và cho rằng đây là mối nguy cơ cao. Mỗi người dân, mỗi gia đình phải chủ động phát hiện và thông báo kịp thời cho chính quyền và y tế địa phương để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Bí thư TP HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, muốn phòng chống dịch hiệu quả, phương châm phải là phòng dịch sớm - phát hiện kịp thời - cách ly triệt để. Ảnh: TTXVN |
“Xác định rõ nguy cơ, nguồn bệnh tại thành phố là từ đâu, thì từ đó mới có các giải pháp hiệu quả,” Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Bí thư TP HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, muốn phòng chống dịch hiệu quả, phương châm phải là phòng dịch sớm - phát hiện kịp thời - cách ly triệt để.
Bí thư TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, Sở Y tế TP HCM cần làm rõ thông tin, theo nghiên cứu mới đây, virus COVID-19 đã biến thể sang chủng loại mới, có khả năng lưu trong không khí thời gian dài. Nếu thông tin này được xác thực thì nên có hướng dẫn thực hiện nghiêm ngặt biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cuộc họp, hội nghị đông người… cần chú ý để thoáng khí, lấy gió tự nhiên, hạn chế sử dụng điều hòa.
UBND TP HCM cũng yêu cầu các sở, ngành tiếp tục triển khai thực hiện các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các lĩnh vực. Ảnh: VGP |
Liên quan đến việc nhận người Việt Nam từ nước ngoài về nước, Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu thực hiện đúng quy trình. Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải TP HCM làm việc với Trung ương để nắm bắt kế hoạch và sẵn sàng cho các tình huống. Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng thống nhất với quan điểm ai từ Đà Nẵng về phải tự giác cách ly.
Đối với vấn đề có nên hạn chế loại hình hoạt động nào trong tình hình hiện nay hay không, Bí thư Thành ủy TP HCM cho rằng các loại hình hoạt động không thật cần thiết thì nên giảm và yêu cầu các sở - ngành rà soát, đề xuất với UBND TP HCM. Bên cạnh đó, TP HCM cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để người dân tích cực, tự giác bảo vệ mình và gia đình trước nguy cơ dịch bệnh.
Sở Công Thương TP HCM đảm bảo đủ nguồn cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân trên địa bàn.
UBND TP HCM cũng yêu cầu các sở, ngành tiếp tục triển khai thực hiện các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các lĩnh vực, gồm: hoạt động du lịch; giao thông vận tải; hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống; an toàn tại chợ đầu mối, chợ truyền thống (có nhà lồng), siêu thị, trung tâm thương mại; hoạt động bảo tàng, di tích; thư viện, phòng đọc sách và tổ chức tập luyện của các đơn vị hoạt động thể dục thể thao; cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông.
Khẩu trang y tế lại bị “thổi giá”, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra Ngày đầu tiên Đà Nẵng ghi nhận ca nhiễm mới, một hộp khẩu trang y tế 4 lớp có giá 50.000 đồng/ hộp. Chỉ sau ... |
Tăng cường công tác tầm soát, sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh Nhóm đối tượng thí sinh F0 không tham gia được kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp theo quy định; ... |
Hà Nội kích hoạt lại hệ thống chống dịch Covid-19 toàn thành phố Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu triển khai các giải pháp phòng chống ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bằng mọi giá, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng Sáng nay (29/7), chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nêu cao ... |
Đừng nói lời cay nghiệt với Đà Nẵng! Đã xuất hiện những lời lẽ kỳ thị, những giễu cợt mỉa mai cùng những thông tin “vô tội vạ” chỉ để thỏa mãn “cái like, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định