Tổng cục Môi trường: Phương án xử lý rác thải của Hà Nội chưa căn cơ
Đời sống - 20/07/2020 17:00 Nguyễn Thủy
Lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho rằng phương án xử lý rác thải của Hà Nội chưa căn cơ - Ảnh Zing |
Trong cuộc họp báo sáng ngày 20/7, Lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho rằng có nhiều vấn đề xoay quanh việc người dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn. Cách xử lý của Hà Nội là tốt, nhưng không phải giải pháp căn cơ.
"Sự việc rác thải ở Hà Nội ùn ứ do bãi rác Nam Sơn bị chặn, thành phố đã xử lý tốt khi bố trí phương án ở những bãi rác khác. Nhưng đây không phải giải pháp căn cơ vì sự việc đã lặp lại nhiều lần", ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết.
Ông Thức cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến việc chặn xe ở bãi rác Nam Sơn liên tiếp xảy ra.
Thứ nhất, vị trí quy hoạch để đặt bãi rác có vấn đề. Trong cuộc tổng rà soát của Tổng cục Môi trường, đơn vị đã nhận thấy sự không phù hợp về quy hoạch của nhiều địa phương. Dù được quy định bãi rác phải đảm bảo khoảng cách với khu dân cư là 500 m, nhiều nơi không đáp ứng được.
Ở sự việc của Hà Nội, người dân có ý kiến được di dời vì bãi rác Nam Sơn không đảm bảo quy định về khoảng cách khiến mùi bốc lên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn về giải tỏa, đền bù giữa thành phố và người dân.
Người dân thủ đô bị hoành hành bởi mùi rác
Thứ hai, Hà Nội đang áp dụng công nghệ xử lý lỗi thời. Cùng với Hà Nội, có đến 71% địa phương sử dụng biện pháp chôn lấp rác thải, trong khi 13% địa phương sử dụng công nghệ đốt rác, còn lại là những giải pháp khác.
"Thủ tướng đang giao cho Bộ tham mưu một số giải pháp cấp bách trong xử lý chất thải rắn và sinh hoạt. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng được khuyến khích sử dụng công nghệ xử lý rác hiện đại như đốt phát điện trong thời gian tới", ông Thức cho biết.
Thứ ba, bài toán quy hoạch và công nghệ xử lý rác thải cũng liên quan trực tiếp đến việc phân loại, thu gom tại nguồn. Nguồn lực để thực hiện đồng bộ quy trình này chưa có.
Sự việc người dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn khiến rác thải nội thành ùn ứ đã lặp lại nhiều lần - Ảnh Zing |
Ông Thức đặt ra câu hỏi vì sao trước đây nhiều địa phương từng áp dụng cách phân loại tại nguồn nhưng đều không thành công. Nguyên nhân là người dân phân rác tại nguồn, nhưng đến công đoạn thu gom và xử lý lại đổ chung vào một xe rác. Việc này khiến việc phân loại trở nên vô nghĩa.
"Đây là bài toán đồng bộ trong cả một hệ thống. Chúng ta phải cân nhắc làm sao đồng bộ được quy trình toàn diện từ lúc phân loại đến khâu thu gom, đến lúc xử lý", ông Thức cho biết.
Quay lại sự việc rác thải ở Hà Nội ùn ứ do bãi rác Nam Sơn bị chặn, lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho rằng giải pháp mà thành phố hướng đến là việc đầu tư nhà máy điện đốt rác. "Hà Nội đang xây dựng nhà máy này ngay tại Nam Sơn và thời gian tới, khi được xây dựng xong và vận hành thì bài toán rác thải ở thủ đô sẽ được giải quyết", lãnh đạo Tổng cục Môi trường nói.
Tất cả đàn ông đều ngoại tình, lăng nhăng: Họ ngoại tình với ai? Trên mạng xã hội, rất nhiều phụ nữ lên án, quy kết tất cả đàn ông đều ngoại tình, lăng nhăng. Có lẽ cũng có ... |
Khi công đoàn cơ sở là cầu nối Với tổng số 52 đoàn viên công đoàn, trong đó có 47 đoàn viên nữ, từ lâu công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Tiểu học ... |
Hết “khổ” vì rác? Hệ thống xử lý rác thải ra sao là một vấn đề quan trọng tại các đô thị lớn để tránh gây ra ảnh hưởng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng