Tết không cồn liệu có còn vui?
Đời sống - 24/01/2020 11:41 Ý YÊN
Tiệc tất niên không có rượu bia tại Công ty Nutifood - Ảnh: Tuổi trẻ. |
Còn nhớ mồng 1 Tết năm ngoái, tôi không khỏi ngạc nhiên khi gặp lại Hiệp, cậu bạn thân thiết hồi cấp ba. Chẳng là mới chưa đầy hai ngày trước đó, qua điện thoại Hiệp còn báo với tôi là năm nay về nhà ngoại ở Bắc Giang ăn tết nên không về quê. Ấy vậy mà mới trưa mồng 1 Tết đã gặp bạn ấy đầu xóm. Thấy tôi ngạc nhiên, Hiệp mới phân bua: “Khốn khổ bạn ạ. Thằng em tôi đi ăn tất niên với đám bạn, chẳng biết uống kiểu gì mà lúc đi xe về bị tai nạn, phải đưa đi viện nên ông bà gọi về”. Thế là cả nhà Hiệp ăn Tết mất vui.
Lâu nay việc lạm dụng bia rượu trong dịp Tết đã trở thành thói quen khó bỏ đối với nhiều người, nhất là thanh niên. Mà cũng chẳng có gì lạ. Cứ gặp nhau thì phải làm vài chén. Năm mới đến nhà nào chúc tết cũng phải uống. Từ chối là kiêng, chủ nhà không vui. Rồi bao nhiêu tiệc khác. Tất niên rồi lại gặp mặt đầu xuân, họp hội rồi họp lớp, rồi lại mừng thọ… Ra khỏi nhà là uống rượu. Mà uống nhiều là say. Say mà lại đi xe máy thì tai nạn cũng là chuyện thường. Chưa kể rượu bia còn là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác như: bạo lực, mất trật tự an toàn xã hội...
Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ 1/1/2020 cấm hẳn việc "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Theo số liệu từ Cục CSGT, số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương trong các vụ TNGT tháng đầu năm 2020 đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều cá nhân, tổ chức đã thay đổi thói quen sử dụng bia rượu trong các buổi liên hoan.
Mới đây, tiệc tất niên tại các nhà máy của Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood khắp ba miền với khoảng 2.000 công nhân được tổ chức mà không có bia rượu. Bữa tiệc vẫn vui. Trao đổi với báo chí, lãnh đạo công ty cho biết từ nay sẽ tổ chức các bữa tiệc nội bộ mà không sử dụng bia rượu, còn các bữa tiệc bên ngoài sẽ khuyến khích nhân viên hạn chế hoặc không sử dụng đồ uống có cồn.
Tại các bữa tiệc tất niên của các nhóm công nhân thuộc khu công nghiệp Bắc Thăng Long năm vừa rồi cũng chỉ có Coca và nước lọc, trà đá...
Chia sẻ với Cuộc sống an toàn, anh Chiến nói: "Mọi người cứ bảo không có rượu mất vui, nhưng chúng tôi thì thấy ngược lại. Uống rượu vào chẳng dám đi đâu thì còn gì là vui nữa. Còn chúng tôi liên hoan xong vẫn có thể đèo nhau đi chơi, đi hát, hoặc trà chanh chém gió..., các chị em rất ủng hộ".
Một điều dễ nhận thấy, thị trường bia rượu Tết năm nay "đìu hiu" hơn hẳn so với mọi năm. Theo hãng tin Bloomberg, doanh số bia của Việt Nam có thể đã giảm ít nhất 25% kể từ nghị định 100 có hiệu lực. Những giỏ quà Tết đã không còn xuất hiện những chai rượu ngoại như trước kia, thay vào đó là trà, cà phê, bánh mứt... Nước giải khát được người dân ưa chuộng, thay vì những két bia, tất cả hướng đến một cái Tết không cồn, an toàn.
Vợ chồng trẻ "đau đầu" chuyện đón Tết bên nội hay bên ngoại? |
“28 rồi sao con chưa về?” |
Việt Nam: Đã phát hiện 2 ca nhiễm virus corona đầu tiên Ngày 23/1, đại diện bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, có 2 ca dương tính với virus corona đang điều trị tại đây và ... |
Bộ Y tế: Hướng dẫn phòng, điều trị và chẩn đoán bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới Trước diễn biến bất thường của bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới, ngày 16/1, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng