Tại sao cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu cá chép?
Đời sống - 17/01/2020 08:10 Dương Minh Hoàng
Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu việc phóng sinh cá chép. Ảnh baomoi.com |
Theo truyền thống người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm mọi gia đình làm mâm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Mọi người tin rằng, Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc đã làm và chưa làm được trong năm với Ngọc Hoàng. Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Nhưng tại sao dịp cúng ông Công ông Táo mọi người lại lựa chọn cá chép để thả? Có thể thay bằng con vật khác hay không? Điều này xuất phát từ sự tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Theo quan niệm, trong tất cả các loài sống dưới nước, chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn lên trời và hoá được thành rồng.
Tương truyền, cá chép khi muốn trở thành rồng phải qua 3 kỳ thi. Mỗi kỳ thi như vậy sẽ phải qua những ghềnh thác cao và lên gần trời hơn một chút. Bài thứ nhất phải búng đuôi qua một thác cao, hiểm trở. Khi qua được thì đuôi thay đổi, có sức mạnh hơn. Bài thứ hai, sóng gió mưa vần vũ dữ dội nhưng cá chép vẫn phải vượt qua. Lúc này, một nửa mình cá chép đã hóa rồng. Sau khi búng qua được bài thi thứ ba thì toàn thân cá chép hóa thành rồng.
Cúng ông Công, ông Táo cần tấm lòng thành và phóng sinh đúng cách. Trong ảnh; Phóng sinh cá chép với sự nhàng, nâng niu. Ảnh vietnamnet.vn |
Quan niệm truyền thống cho rằng cá chép là phương tiện đi lại duy nhất để Táo quân về trời. Không thể thay cá chép bằng con vật khác. Cá chép còn là một biểu tượng văn hóa: Cá hóa long (hóa rồng), cá vượt vũ môn (tôn vinh sự học thành đạt), thể hiện sự từ bi của người Việt (phóng sinh)... Cũng theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp lên thiên đình.
Thực tế những năm qua, việc thả cá chép dịp này diễn ra không ít lộn xộn, ảnh hưởng đến phong tục cổ truyền thiêng liêng. Bản thân ca chép phục vụ nhu cầu thả dịp này phần lớn là cá chép đỏ được nuôi; trong môi trường như vậy, khi được thả, chúng khó lòng tồn tại. Nhiều người cho rằng, có thể thay thế bằng cá chép giấy, còn nếu thả cá chép sống thì nên mua cá tự nhiên. Sau khi mua về nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm một cọng rêu vào một chiếc chậu nhỏ (nếu mua cá trước thời gian cúng lâu). Khi cúng, chậu cá chép được để cạnh mâm cỗ cúng. Cá để dâng lên Táo quân không nhất thiết phải to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được.
Thả cá chép cùng với túi ni lon vừa ô nhiễm môi trường, vừa làm cá có thể không thoát ra ngoài được. Ảnh baomoi.com |
Khi đi phóng sinh cần chọn những ao, hồ nước sạch, không gian rộng và không quá ô nhiễm. Khi thả, không đứng trên cao đổ xuống hay vứt cả túi cá xuống, làm như vậy cá có thể bị chết, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cách tốt nhất để phóng sinh cá là chọn chỗ mép nước gần, nhẹ nhàng nghiêng bát hoặc túi để cá tự quẫy, bơi vào dòng nước. Hình ảnh phóng sinh đẹp là đặt cá trong lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Tránh việc đổ, ném, quăng cá mạnh tay từ xô, chậu, túi nylon xuống thẳng sông hồ. Hành động này không những xấu xí, thiếu văn minh mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt, tuyệt đối không thả cá cùng cả túi nilon...
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định