Sinh viên chạy xe ôm công nghệ: Được và mất?
Câu chuyện quanh tôi - 06/01/2022 13:59 SỸ CÔNG
Không khó để bắt gặp tài xế xe ôm công nghệ là các bạn trẻ, là sinh viên. |
Nghề “bạc bẽo” và...
Giới xe ôm công nghệ chúng tôi thường được gọi là “xe ôm cao cấp” vì cách thức hoạt động khác với cánh xe ôm truyền thống, vốn mang tính tự phát và chỉ hoạt động trên một địa bàn nhất định. Cảnh “làm ăn chộp giật” hay tranh giành khách hiếm khi xảy ra. Tất cả cũng nhờ các app (ứng dụng) chạy xe đều có hệ thống đánh giá tài xế cũng như chăm sóc khách hàng cực tốt, những tài xế vi phạm sẽ bị khóa tài khoản và mất chỗ “kiếm ăn” nếu nhận phản hồi không tốt.
Từ năm 2014, những ứng dụng gọi xe đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần tại thị trường Việt Nam. Quả thực, ở giai đoạn này, mức thu nhập lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ chạy xe ôm là có thật. Thông qua lời giới thiệu của bạn bè, với mức thu nhập hấp dẫn, dù còn là sinh viên nhưng tôi đã đăng ký cho mình một tài khoản dành cho tài xế.
Sau nửa ngày được đào tạo, ngồi trên chiếc Dream cũ, khoác chiếc áo mỏng manh, tôi bắt đầu công việc của mình. Từ những nơi xa trung tâm thành phố nhất, đến các tỉnh lẻ xung quanh Thủ đô... không có nơi, ngõ ngách nào mà tôi chưa từng đặt chân tới.
Nhớ lại, những ngày nắng nóng 40oC, mồ hôi nhễ nhại, mùi mồ hôi trộn với mùi khói thải xe nồng nặc ám vào người, mặt mũi phờ phạc, hốc hác tôi càng thương những người lao động tay chân hơn.
“Đồng nghiệp” tôi quen, dù thu nhập có cao đến mấy nhờ chạy xe thì cũng không có một ai muốn gắn bó với cái nghề này vì họ cho rằng nghề xe ôm này “bạc”. Tôi cũng đã gặp và tiếp xúc nhiều người, họ chạy xe cả năm chỉ để trả nợ tiền cờ bạc. Và cứ có tiền là cuối ngày lại “làm” con lô, con đề, thậm chí mở luôn những sới bạc trên vỉa hè, tiền cứ thế kiếm được lại “bay” đi hết…
Thế nhưng không phải ai cũng vậy, với nhiều người lớn tuổi hơn, họ coi xe ôm là một nghề nuôi sống bản thân và gia đình, vẫn có người sống rất tình cảm. Họ thân thiện, không chặt chém khách nửa đồng và cực kỳ tôn trọng người khác.
Một sới bạc cuối ngày của cánh xe ôm. |
... nguy hiểm
Chuyện xảy ra vào thời điểm cuối năm 2019, đây là lúc "phường đạo tặc" hoạt động hết công suất, chuyện cướp giật, lừa đảo diễn ra như cơm bữa. Đã có nhiều tài xế xe ôm là sinh viên mắc bẫy. Và tôi, một sinh viên kinh nghiệm sống còn ít cũng đã là nạn nhân.
Tôi gặp phải một khách “dởm” gọi xe. Anh ta vẫy xe dọc đường và ngỏ ý muốn được tôi chở đến phố Đội Cung và phố Nguyễn An Ninh (Hà Nội) cùng thù lao hứa trả là 250.000 đồng. Anh ta khoe với tôi rằng mình là dân... xã hội đen và đang đi thu hồi nợ. Trên đường đi, anh ta gọi điện cho các “con nợ” chửi bới, bật loa ngoài và quát nạt lớn tiếng để tôi nghe thấy và tin tưởng câu chuyện đó.
Anh ta cũng không quên làm quen, hỏi nhiều chuyện riêng tư và tỏ ra gần gũi. Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in mấy câu “đạo lý sống” của anh ta và coi đó là một bài học xương máu: “Ở đời em đừng tin ai quá nhiều, đừng đối xử với ai quá tốt, coi chừng bị lợi dụng và bị lừa lúc nào không hay”. Thế mà chỉ sau câu nói đó chưa đầy 30 phút tôi lại đặt niềm tin vào anh ta, và... tôi đã bị lừa.
Khi chúng tôi đi tới ngõ 126 Nguyễn An Ninh, anh ta ngỏ ý mượn túi đeo chéo của tôi với mục đích “để đựng tiền”, mượn 350.000 đồng với mục đích “trả lại cho con nợ”, cùng với đó là điện thoại với mục đích "gọi con nợ" do điện thoại của anh ta vừa hết tiền.
Lúc đó tôi có chần chừ, nhưng anh ta tỏ ra cứng rắn, văng tục. Đang từ cách xưng hô “anh anh, em em” ngọt lịm gã chuyển dần sang “mày mày, tao tao”. Vừa sợ ăn đòn, thậm chí có khi còn gặp tình huống hiểm nguy, tôi phải đồng ý. Khi đã đưa tiền và tài sản, cũng như buộc tôi đợi ở đầu ngõ thành công, gã đi vào ngõ rồi “chuồn” luôn ngay sau đó...
Đơn trình báo của một tài xế xe ôm lên cơ quan công an. |
Do tin người, và thiếu kinh nghiệm sống, tôi đã bị gã... xã hội đen “dởm” này vừa lừa vừa cướp mất “cần câu cơm”. Chưa kể cứ vài ba hôm đọc báo, tôi lại nhận được hung tin, nhiều tài xế xe ôm công nghệ là sinh viên bị cướp giật thậm chí bị sát hại. Tôi không ngại khó, không ngại khổ nhưng nghĩ đến những vụ việc cướp giật, giết người kia và nạn nhân là những bạn sinh viên chỉ trạc tuổi mình, tôi đã rất lo sợ. Cũng may sau lần bị lừa muối mặt đó, tôi chính thức bỏ được cái nghề mà nhiều người cho là “bạc” và đầy nguy hiểm này.
Tặng hàng ngàn vé máy bay, tàu xe cho sinh viên, công nhân về nhà ăn Tết Chương trình "Mang Tết về nhà" năm 2022 dự kiến hỗ trợ 3.290 vé máy bay, tàu và xe đưa sinh viên, thanh niên công ... |
Xe ôm công nghệ ở TP. HCM được phép hoạt động trở lại Từ 18/11, TP. HCM cho phép xe ôm công nghệ được hoạt động trở lại với điều kiện không quá 50% số chuyến ở từng ... |
"Kẻ chiến thắng" thất thế, thị trường xe xăng hồi sinh, xe điện vẫn lẹt đẹt Đầu năm 2021, thị trường xe xăng hồi sinh tích cực so với cùng kỳ năm trước, nhưng xe máy điện thì ngược lại. Bên ... |
Tin cùng chuyên mục
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
Câu chuyện quanh tôi - 14/05/2022 16:28
Người chị, người bạn của nữ công nhân
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.
Câu chuyện quanh tôi - 29/04/2022 14:07
Loại bỏ các mối nguy hiểm
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.
Câu chuyện quanh tôi - 21/04/2022 09:39
Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”
Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?