Cù lao thương nhớ

Câu chuyện quanh tôi - YÊN MÃ SƠN

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…
Cù lao thương nhớ
Cù lao Bắc Phước.

Nằm cuối dòng sông Thạch Hãn, đối diện với làng An Cư, quê hương của Quận công Nguyễn Văn Tường, cù lao Bắc Phước có ba làng Dương Xuân, Duy Phiên và Hà La, thường gọi tắt là Xuân Phiên Hà. Ngày nay ba thôn này đã sáp nhập thành thôn Bắc Phước với khoảng 300 hộ dân sinh sống bằng nhiều nghề. Trong đó nghề sông nước - đánh bắt thuỷ sản là nghề chính.

Xưa kia không có cầu. Để qua Bắc Phước phải đi đò ngang. Đò ngang ở bến An Cư, từ thị tứ Bồ Bản đi về khoảng 4 cây số. Muốn sang sông phải chờ đò từ bến bên kia sang. Nếu có đò sẵn cũng phải chờ đò đầy mới sang sông bởi hai bờ cách xa, phải chèo bằng tay nên đi rất chậm. Người lái đò tên Thích. Nổi tiếng trong câu nói được truyền tụng đến nay vẫn còn: “Nhất chú Thích, nhì Chủ tịch”. Đại ý ông chèo đò quan trọng hơn cả… Chủ tịch xã. Đơn giản, vì không có người này thì không thể sang sông.

Cù lao thương nhớ
Thuyền chài trên sông Thạch Hãn chuẩn bị ghé cù lao bán cá, tôm. Ảnh: YMS

Về Bắc Phước cũng có thể đi đò dọc - đò từ chợ Đông Hà chạy theo sông Hiếu về các xã dưới này. Đò chạy ngày hai chuyến, mỗi chuyến mất từ 45 phút đến một giờ đồng hồ mới đến nơi. Bây giờ, nếu có tua du lịch trải nghiệm sông Hiếu - Thạch Hãn - cù lao Bắc Phước như trước đây đi đò dọc, tin rằng sẽ có nhiều người tham gia!

Bắc Phước nổi tiếng với những món ngon được người đời truyền tụng. Trong đó phải kể đến cá bống thệ nấu canh dưa chua. Món này có khả năng “vang xa” tận thành phố Đông Hà, xa hơn nữa đến biên giới Lao Bảo. Chẳng biết món canh này ngon do bởi đâu. Nhưng phải là người Bắc Phước, nấu tại Bắc Phước nó mới đúng điệu.

Lý giải điều này, người dân ở đây cho biết, ngoài nguyên liệu cá tươi ra, phải kể đến dưa chua và nguồn nước. Ba thứ ấy mới quyết định được món canh ngon hay không. Và rồi họ giải thích, mạch nước chua phèn ở cù lao này làm nên sự khác biệt ấy. Nước chua phèn làm ra thứ dưa ngon, giòn hơn các vùng khác. Món canh cá bống thệ dưa chua nấu thật cay, đang ăn mà mồ hôi tháo như tắm mới đúng cốt cách cù lao.

Ngày xưa, chỉ cần đi dọc bờ sông, lật những viên đá gần mép nước, đi hơn trăm mét là có thể bắt trên dưới mười con cá bống thệ. Chỉ cần một nắm dưa chua, nếu không thì một nắm cà chua gạo sẽ làm một tô canh ngon tuyệt.

Cù lao thương nhớ
Tô canh cá do người cù lao nấu đãi khách. Ảnh: YMS.

Những người xuất thân từ cù lao, đi cùng trời cuối đất khi về làng, bữa cơm đoàn viên làm sao cũng phải có được bát canh chua. Thứ canh đã thấm vào máu thịt của người xứ này. Còn những người xa đến đây ăn một lần rồi nhớ mãi. Thế nên chú tôi hay kể chuyện có ông bạn làm Chủ tịch huyện ở miền núi. Trước khi ghé cù lao đều “alo” trước cho ông chú, dặn nấu cho bữa cơm rau, cá tươi và nhất định có món canh chua. Khi bữa cơm dọn ra, ông Chủ tịch huyện bảo, chừ (bây giờ) mi đừng nói chi hết để tao tập trung ăn món canh này ạ. Phải tập trung để thẩm thấu hết vị ngon của nó mới đúng bài.

Cũng với người này, chú tôi kể khi thức ăn đã hết mà “chưa bưa cái miệng”, ông này bảo: còn cái nồi kho cá dưới phải không? Đưa lên đây, cá ngon như thế này mà không bỏ cơm tra (tráng) nồi thì uổng lắm.

Buổi sáng trên cù lao rất nhộn nhịp. Tiếng đò máy tành tạch hòa vào tiếng í ơi của phiên chợ sớm. Chợ nằm bên mép sông, là nơi cung cấp cá tươi cho miền núi Quảng Trị. Vài chục chiếc thuyền chài đánh bắt suốt đêm giờ gom hàng lên chợ bán. Cá tươi nhảy long chong đủ các loại. Thiên nhiên đã ban tặng nơi này một hệ sinh thái nước lợ với nhiều tôm cá phong phú. Người sành ăn, khi ăn con cá dìa ở đầm cù lao Bắc Phước sẽ khẳng định có vị lạ và ngon hơn vùng phá Tam Giang xứ Huế hay các vùng khác.

Cù lao thương nhớ
Chợ Bắc Phước nằm bên mép sông Thạch Hãn. Ảnh: YMS

Từ cửa biển đi lên, độ mặn của nước giảm dần nên có nhiều loài cá khác nhau cư ngụ. Ngoài cá tôm, nguồn nước lợ rất thích hợp với loài rong câu phát triển. Và đây cũng là đặc sản của đất cù lao. Rong câu sau khi phơi khô từ màu đen chuyển sang vàng là có thể đem chế biến.

Rong câu có thể hấp chấm nước tương, rong câu nấu canh… Nhưng tất cả đều không thể sánh với món rong câu trộn da heo, đậu phụng. Dễ dàng thấy món này qua mâm cơm của từng gia đình. Đặc biệt, nó như món truyền thống của đất này, thế nên trong mọi tiệc giỗ, chạp đều có mặt và được thực khách “đặt đũa” nhiều nhất.

Mỗi cái Tết tôi thường ghé về nơi này để tìm sự tinh khôi của mùa Xuân. Giữa màn sương rét ngọt, nhìn ra sông Hãn mờ ảo trong mùi hương tảo mộ. Rồi cởi giày ra, đi chân trần trên nền cỏ xanh ngắt để nghe bàn chân thấm từng “milimet hương quê”.

Bữa cơm chiều đoàn viên trên chiếc chiếu lác nơi hiên nhà cũ. Chén rượu quê nồng nàn, ấm áp như liều thuốc tiên xoa dịu những ngày thương nhớ, thậm chí những lo âu, mệt nhọc trên hành trình mưu sinh.

Cù lao thương nhớ
Cồn Đống ở bến đò làng An Cư xưa, nơi đợi đò để qua Bắc Phước. Ảnh: Cù lao Bắc Phước

Về cù lao đi dạo một vòng quanh bờ đê dài chừng 7 cây số sẽ cảm nhận phong cảnh sông nước thanh bình không dễ tìm thấy ở nơi khác. Rừng cây bần chua bao quanh, dưới nước cá vùng, cua đam bò lổn nhổn như muốn lên bờ cùng người. Trên trời, cò, sếu bay về đậu lấm tấm trắng trên cánh rừng bần xanh ngắt.

Ngó về Cửa Việt, phóng tầm mắt ra biển xanh biếc. Chỉ cách thành phố Đông Hà chưa đầy 10 cây số theo đường chim bay nên đi lại cũng khá dễ dàng. Bốn bề sông nước đã làm nên cốt cách con người xứ này phóng khoáng, mến khách. Họ hào sảng như người miền Tây Nam bộ. Cứ lấy lòng mình trải ra hết mà sống. Có con cá dưới sông vừa đánh bắt, thò tay lấy chai rượu dắt trên mái (lều chăn nuôi) là có thể thiết đãi khách. Để rồi câu chuyện vui trên chiếu rượu, cái khà nhăn mặt cay nồng cùng với những cử chỉ đầy khí chất tiêu dao của gia chủ cũng say lòng người lữ thứ.

Để rồi gửi lại ân tình ấy mà chia xa, bước chân rời đi như có ai níu lại. Một đùm cá bống thệ, một đùm dưa chua và một lít nước giếng. “Cầm đi, lên nhà nấu thêm một bữa nữa mà ăn cho “đạ sèm” (đỡ thèm). Và rồi, những người con xa cù lao đã mang theo nỗi thèm khát quê nhà, nỗi thèm khát món canh chua ấy trên hành trình năm rộng tháng dài của tân niên.

Cơ hội để bảo vệ tốt hơn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Cơ hội để bảo vệ tốt hơn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoan nghênh Việt Nam đã thông qua Luật về người lao động làm việc tại nước ngoài theo ...

Những cái nhất bất an Những cái nhất bất an

Lao động cần việc làm, di cư kiếm sống không phải điều xấu nhưng an lành cho tất cả mới là thứ quan trọng nhất, ...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Hội An, Mỹ Sơn và 10 năm Cù Lao Chàm Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Hội An, Mỹ Sơn và 10 năm Cù Lao Chàm

Lễ kỷ niệm 20 năm Hội An sẽ được tổ chức vào ngày 8/9 tại Khu Đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Đấu giá để không ai trúng Cà phê tối

Đấu giá để không ai trúng

Công an đã tạm giữ 5 đối tượng trong vụ việc đấu giá 30 tỷ đồng/ mét vuông đất tại Hà Nội. Các đối tượng này bị bắt với cáo buộc “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Đón xem Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 7/12/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông về kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Đọc thêm

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Câu chuyện quanh tôi -

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Nét đẹp Người lao động -

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Lạc quan với mùa Xuân

Câu chuyện quanh tôi -

Lạc quan với mùa Xuân

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Câu chuyện quanh tôi -

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Tự tình với Tây Nguyên

Câu chuyện quanh tôi -

Tự tình với Tây Nguyên

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.

Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Câu chuyện quanh tôi -

Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc dạy học trực tuyến không chỉ là phương án tình thế hay một sự lựa chọn mà là phương án bắt buộc tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế trong suốt hai năm đại dịch Covid-19 vừa qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Việt Nam dần chuyển từ thích nghi tạm thời với dạy học trực tuyến sang thích ứng lâu dài với hình thức dạy học mới mẻ này.