Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi - BỘI NHIÊN

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.
Sở Y tế lên tiếng về việc Bệnh viện Sản - Nhi Hà Nam chậm, nợ lương nhân viên
"Điểm tựa" của đoàn viên, người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Long An thành lập Trạm Y tế lưu động đảm bảo an toàn cho công nhân lao động đón Tết
Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao
Kỹ thuật viên Lê Thanh Vũ (bên trái) tham gia hội chẩn ở Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Bội Nhiên.

Từ nỗi sợ bệnh lao đến xin làm việc tại bệnh viện lao

Anh Lê Thanh Vũ là kỹ thuật viên (KTV) hình ảnh y học yêu nghề và có sự thấu cảm sâu sắc với những bệnh nhân bị bệnh lao. Trước khi phụ trách KTV trưởng của Bệnh viện Chuyên khoa (BVCK) Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Trị, anh công tác tại Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội. Anh đã vượt qua sự kỳ thị với bệnh lao và người bệnh lao để sống và làm việc vì người bệnh lao. Chia sẻ về cái duyên đến với công việc này, anh Vũ bộc bạch: “Nói thiệt, ở quê mình có nhiều người mắc bệnh lao và sự kỳ thị với người bệnh lao ăn sâu trong cộng đồng từ bao đời rồi nên trong thời gian còn học ở trường cao đẳng kỹ thuật mình không dám, không đủ tự tin để chụp một tấm phim X-quang lao nào. Tới khi làm việc theo diện hợp đồng tại Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội của tỉnh, phụ trách phòng X-quang của khoa Khám bệnh thì mỗi lần chụp X-quang lao là mình đeo tới hai hoặc ba chiếc khẩu trang mà vẫn sợ. Nhưng mình cũng dần hiểu người bệnh lao rất đáng thương vì họ bị kỳ thị đến mức nhiều người bị trầm cảm, xa lánh đến tội nghiệp. Từ đó, họ không dám tiếp xúc với ai.

Phần lớn người mắc bệnh lao là người già, người nghèo, có người bị câm. Mỗi lần trò chuyện với họ, mình cảm thấy họ tự tin hẳn khi được hỏi “khỏe không”, rồi lần sau gặp lại là họ chủ động chào mình và cười nói với mình, ngay cả người câm cũng hễ gặp là cười. Có lẽ vì vậy mà dần dần mình thích công việc chụp X-quang cho người bị bệnh lao nên đã chủ động xin được làm việc ở BVCK Lao và Bệnh phổi ngay từ ngày đầu bệnh viện được thành lập và đi vào hoạt động. Vào đây làm việc rồi, nhưng một thời gian dài sau đó, mình vẫn không dám nói với gia đình biết”.

Được hỏi, trong quá trình công tác, có kỉ niệm nào khiến anh ấn tượng không thể quên? Anh Vũ tâm sự, anh từng bật khóc khi một mình dựng buồng tối tráng rửa phim X-quang. Anh chia sẻ, chiếc máy X-quang nặng 3,5 tạ. Cứ đi khám sàng lọc bệnh lao ở tuyến xã là anh phải mang chiếc máy này theo. Mỗi lần như thế, cán bộ, nhân viên của BVCK Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Trị lại cùng anh khiêng chiếc máy này lên và xuống ô tô. Từ năm 2011, anh Vũ đã thường xuyên tham gia các đợt khám sàng lọc chủ động ở các xã và các trại giam trong tỉnh theo kế hoạch của chương trình “Chống lao Quốc gia”. Để khám sàng lọc bệnh này thì luôn cần máy X-quang nên tại mỗi điểm đến, anh Vũ lại phải tìm cách làm buồng tối để rửa và tráng phim, lúc thì trên bãi đất trống, lúc thì ngay trong nhà vệ sinh của trạm y tế xã hoặc trại giam bằng cách dựng mấy khung sắt thật chắc chắn rồi phủ bạt lên.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao
Kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ và hệ thống rửa, tráng phim X-quang đặt trong buồng tối trên xe ô tô bán tải. Ảnh: B.N.

Buồng tối dã chiến như vậy vô cùng cần thiết vì các đợt khám sàng lọc bệnh lao ở cộng đồng yêu cầu phải trả phim ngay. Với người có biểu hiện ho hoặc có các triệu chứng nghi mắc lao, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang tại buổi khám nên KTV phải nhanh chóng rửa phim, phơi phim để bác sĩ đọc phim và có kết quả chẩn đoán ban đầu đối với từng người. Rất nhiều người đi khám lao không thể nán lại trạm y tế để nhận kết quả chẩn đoán hình ảnh trên phim X-quang được, đặc biệt là bà con người dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Cô ở miền núi như huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông do công việc sinh kế trên đồng áng, nương rẫy, trang trại không nghỉ lâu được đã bao đời nay vẫn nghĩ “người miềng có một cơn ho là rất bình thường”.

Tuy là buồng tối dã chiến nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu tuyệt đối tối nên để hoàn thành chiếc buồng này thường mất nhiều tiếng và cần 4 - 5 người cùng làm. Vậy mà có những lúc phải làm một mình khiến anh bật khóc. Một lần dựng buồng tối tại nơi khám sàng lọc bệnh lao ở xã Hải Thiện của huyện Hải Lăng, một khung sắt bất ngờ rơi vào đầu anh Vũ. Anh đã phải khâu 3 mũi và tiêm vắc xin phòng uốn ván…

Quan tâm, thấu hiểu bệnh nhân

Những bận rộn với các đợt khám định kỳ cho người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút và người nhiễm HIV tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cũng như hoạt động khám, đo chức năng hô hấp ở người có triệu chứng nghi ngờ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để tư vấn về điều trị do BVCK Lao và Bệnh phổi phối hợp Trung tâm Y tế Dự phòng, các trung tâm y tế trong toàn tỉnh tổ chức vẫn không ngăn được KTV hình ảnh y học Lê Thanh Vũ trăn trở cải tiến buồng tối dã chiến. Anh Vũ luôn suy nghĩ phải làm gì để rút ngắn thời gian dựng buồng tối dã chiến trong mỗi đợt khám sàng lọc chủ động bệnh lao tại cộng đồng ở các huyện trọng điểm lao như Hải Lăng, Đakrông, Hướng Hóa và bảo vệ máy chụp X-quang, bộ phận điều khiển và thiết bị rửa phim vào những hôm trời mưa.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao
Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Trị, nơi anh Lê Thanh Vũ đang công tác. Ảnh: Tỉnh ủy Quảng Trị.

Với sự thôi thúc không ngừng từ động lực sáng tạo và cống hiến của tuổi trẻ, nhất là với một người trẻ đã tự nguyện gắn bó với chuyên khoa lao của ngành Y tế tỉnh nhà, anh Vũ tiếp tục tham gia khám tầm soát bệnh lao ở các xã Pa Tầng và A Dơi của huyện Hướng Hóa, Trại giam Nghĩa An và Cơ sở giáo dục Hoàn Cát trên địa bàn huyện Cam Lộ. Anh Vũ vẫn che phòng vệ sinh của trạm y tế hoặc trại giam lại làm buồng tối. Anh vui khi bác sĩ vui mừng thông báo với người không có tổn thương ở phổi là họ không bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Anh Vũ cẩn trọng với từng tấm phim X-quang chụp hình ảnh lá phổi của người sơ nhiễm lao, người mắc lao không có triệu chứng, người đã bị vi khuẩn lao làm xơ hoặc xẹp phổi, người “bữa trước có ho, đợt ni không ho nữa”... Trong những lần khám ở các xã của huyện Hướng Hóa, hình ảnh X-quang do anh Vũ chụp có hôm đã giúp chương trình phát hiện 5 ca bệnh lao. Cao điểm có đợt phát hiện 46/48 người được chụp X-quang xuất hiện tổn thương nghi lao thấy trên phim, đa phần trong số họ là người trên 80 tuổi, người neo đơn.

Anh Vũ bảo, có lần nhìn thấy trên phim X-quang một hang ở đỉnh phổi của một cán bộ trại giam, để giúp người đó không rơi vào tâm lý lo sợ và mặc cảm, anh đã nói: “Lần chụp này chất lượng phim xấu nên rất dễ nhầm khi chẩn đoán và anh hãy về khoa Lao của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội của tỉnh để bác sĩ kiểm tra lại mới có khẳng định đúng”. Sau đó, người cán bộ này đã được điều trị lao và khỏi bệnh, trở thành một trong những trường hợp điển hình khẳng định Quảng Trị là một trong các tỉnh đạt hiệu quả cao về phòng chống lao của Việt Nam với kết quả phát hiện 600 người bệnh lao các thể và điều trị khỏi trên 90% người bệnh mỗi năm.

Năm 2017, BVCK Lao và Bệnh phổi được Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cấp chiếc xe bán tải. Nhìn xe, anh Vũ đã lóe lên ý tưởng cải tiến thùng xe làm buồng tối. Cùng các nhân viên khoa Cận lâm sàng của bệnh viện thực hiện trên 3.000 lượt chụp X-quang ở 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh và tham gia khám sàng lọc định kỳ đầu vào với trên 1.000 phạm nhân tại Trại giam Nghĩa An mỗi năm, anh Vũ hiểu giá trị hiệu dụng của một buồng tối di động trong thực tiễn khám, phát hiện chủ động bệnh lao tại cộng đồng cũng như việc đảm bảo an toàn đối với máy móc trong các đợt khám được triển khai tại những xã miền núi, miền ngược, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao
Kỹ thuật viên Lê Thanh Vũ chụp X-quang phổi cho người bệnh. Ảnh: B.N.

Giữa năm 2017, buồng tối trên thùng xe ô tô bán tải được hoàn thiện đảm bảo an toàn trong vận chuyển máy X-quang và kỹ thuật buồng tối rửa, tráng phim X-quang giúp bệnh viện triển khai các đợt khám sàng lọc, phát hiện bệnh lao tại cộng đồng dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả cao hơn với chi phí thấp hơn, thời gian ngắn hơn ở bất cứ địa bàn nào trong tỉnh, đặc biệt là các thôn, bản của các xã vùng sâu, vùng xa như xã A Vao, huyện Đakrông và xã Pa Tầng, huyện Hướng Hóa,… Với cải tiến kỹ thuật này, KTV hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đang chuẩn bị bước vào tuổi 28 tự tin và chững chạc làm chủ đề tài Cải tiến kỹ thuật đảm bảo vận chuyển và kỹ thuật buồng tối từ thùng xe ô tô bán tải tại cộng đồng, cấp cơ sở năm 2018 của ngành Y tế tỉnh Quảng Trị.

Với KTV hình ảnh y học Lê Thanh Vũ, sự ghi nhận và biểu dương, khen thưởng dành riêng mình qua Cải tiến kỹ thuật đảm bảo vận chuyển và kỹ thuật buồng tối từ thùng xe ô tô bán tải tại cộng đồng là một vinh dự nhưng ý nghĩa thiết thực của nó trong thực tiễn hoạt động hướng tới mục tiêu làm giảm sự lây lan của bệnh lao trong cộng đồng càng làm Vũ vui với nghề, yêu công việc mà mình đã lựa chọn.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao
Hệ thống rửa, tráng phim X-quang trên xe bán tải. Ảnh: B.N
Nỗ lực vượt khó thời đại dịch Covid-19 Nỗ lực vượt khó thời đại dịch Covid-19

Đảm bảo thời hạn kiểm định cho đơn vị, nhất là các đơn vị trực tiếp sử dụng thiết bị làm nhiệm vụ huấn luyện, ...

Chính sách mới về chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Chính sách mới về chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành Quyết định về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh ...

Chuyển đổi số trong quản lý an toàn lao động, thích ứng với tình hình dịch bệnh Chuyển đổi số trong quản lý an toàn lao động, thích ứng với tình hình dịch bệnh

Theo ông Mai Quang Hùng - Trưởng ban An toàn (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc), việc chuyển đổi số trong quản lý công ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Đằng sau những sắc thuế! Cà phê tối

Đằng sau những sắc thuế!

Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đọc thêm

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Câu chuyện quanh tôi -

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Nét đẹp Người lao động -

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Lạc quan với mùa Xuân

Câu chuyện quanh tôi -

Lạc quan với mùa Xuân

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Câu chuyện quanh tôi -

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Cù lao thương nhớ

Câu chuyện quanh tôi -

Cù lao thương nhớ

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…

Tự tình với Tây Nguyên

Câu chuyện quanh tôi -

Tự tình với Tây Nguyên

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.

Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Câu chuyện quanh tôi -

Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc dạy học trực tuyến không chỉ là phương án tình thế hay một sự lựa chọn mà là phương án bắt buộc tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế trong suốt hai năm đại dịch Covid-19 vừa qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Việt Nam dần chuyển từ thích nghi tạm thời với dạy học trực tuyến sang thích ứng lâu dài với hình thức dạy học mới mẻ này.