agribank-plus-4112024-522025

Lạc quan với mùa Xuân

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.
Lạc quan với mùa Xuân

Công nhân sản xuất tại xưởng gạch men Công ty Cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng (Thái Bình). Ảnh: Hữu Phước.

Sản xuất hay ăn Tết cũng trong bối cảnh Covid. Dịch bệnh như cái “vòng kim cô” chụp lên nền sản xuất và cuộc sống, sinh hoạt của con người. Nó chỉ bị khắc chế bằng vắc xin, bằng miễn dịch cộng đồng, rồi biến mất hoặc tồn tại như một dạng cúm.

Nói Covid thì khó mà vui, nhưng mùa Xuân vẫn đến với biết bao hy vọng. Và không chỉ hy vọng suông. Công tác an toàn, vệ sinh lao động đang được quan tâm hơn bao giờ hết, giúp sản xuất phát triển và bảo vệ môi trường, mà trọng tâm là bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động.

Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới, trước mắt có nhiệm vụ đóng góp vào quá trình khôi phục, ổn định sản xuất, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Ở đây, sức khỏe, tính mạng của người lao động cũng đứng ở vị trí trung tâm. Xa hơn, phải góp phần đưa ra lời giải cho bài toán phát triển an toàn và bền vững.

Người lao động thì đã trải qua một năm khó nhọc. Được thưởng bao nhiêu, về Tết thế nào để bảo đảm an toàn là mối quan tâm thường trực. Hầu hết đều muốn về quê, nhưng cũng không ít người ở lại với nhà máy, công xưởng, hoặc tranh thủ kiếm thêm. Nhiều người khác không về vì muốn bảo đảm an toàn cho người thân khi bản thân họ ở trong vùng dịch.

Người không về nhớ người ở quê, ăn Tết ở nơi xa, có công đoàn, địa phương giúp đỡ, cùng đùm bọc, sẻ chia. Người ở quê thì nhớ người nơi xa, vắng một chút nhưng vẫn ấm áp, cảm thông, tin rằng ngày đoàn tụ sau sớm tới. Người về gặp gỡ, ríu rít, chợt lo mấy bữa lại đi; việc đầu tiên cần làm là áp dụng các biện pháp phòng dịch, bảo đảm cho người thân, đồng nghiệp sau đợt đi - về.

Sẽ có nhiều tâm trạng, nỗi niềm, nhưng vượt lên tất cả là dự cảm năm mới, Xuân mới tốt lành hơn. Dịch bệnh rồi sẽ phải chấm dứt. Đã có những dự báo lạc quan, trên cơ sở khoa học, về một “Thời điểm Covid-19 như một bệnh đặc hữu đang cận kề” và một dạng Covid như cúm mùa, con người hoàn toàn có thể “sống chung” với dịch.

Sống chung với dịch, như đồng bằng sông Cửu Long sống chung với lũ hàng nghìn năm qua. Hiểu rõ nó, nắm được quy luật của nó, thích ứng với nó, tiến hành các biện pháp, giải pháp làm chủ nó.

Sản xuất sẽ bật lên như chiếc lò xo bị nén. Người lao động sẽ đủ việc làm, ổn định thu nhập. Sức khỏe được quan tâm hơn, điều kiện làm việc, môi trường làm việc tốt hơn. Nhất định như thế.

"Sự lạc quan sẽ khiến cuộc sống luôn tươi đẹp"

Đến với cuộc thi "Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp", thí sinh Trần Thế Vinh gửi đến thông điệp: "Vẻ đẹp con ...

Những công nhân có quan điểm sống lạc quan, tích cực Những công nhân có quan điểm sống lạc quan, tích cực

Vượt qua khó khăn trong cuộc sống, nhiều công nhân, trong đó có công nhân Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên luôn ...

Niềm lạc quan từ một điều giản dị Niềm lạc quan từ một điều giản dị

Bức ảnh chụp một tấm bảng thông báo treo trước cửa một ngôi nhà ở Sài Gòn trong những ngày lock down Tháng Bảy 2021. ...

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.
Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.
Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.
Rời Sài Gòn vì ... COVID

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.
Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.
“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.
Cù lao thương nhớ

Cù lao thương nhớ

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…
Tự tình với Tây Nguyên

Tự tình với Tây Nguyên

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.
Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc dạy học trực tuyến không chỉ là phương án tình thế hay một sự lựa chọn mà là phương án bắt buộc tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế trong suốt hai năm đại dịch Covid-19 vừa qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Việt Nam dần chuyển từ thích nghi tạm thời với dạy học trực tuyến sang thích ứng lâu dài với hình thức dạy học mới mẻ này.
Sài Gòn vơ vẩn đạp xe…

Sài Gòn vơ vẩn đạp xe…

“Lang thang xe máy thì thua xe đạp”… Sài Gòn, đạp xe đi làm, đi học, đi chợ, hay nói kiểu Sài Gòn là “tui đi công chiện”; Sài Gòn, hẳn nhiên có cả đạp xe đi chơi, luyện sức khỏe, hay “đi zdòng zdòng”… Mỗi cuốc xe, mỗi vòng xe, khi nhanh nhanh, khi chậm chậm qua từng con phố, ngoặt lượn hẻm nhỏ,… chợt thấy, rồi nhớ điều gì đó, gặp được những người, những điều thú vị thật Sài Gòn…