“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi - YÊN MÃ SƠN

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

“Kho báu” với nhiều lợi thế

Tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng lần thứ 8, tổ chức tại Manila (Philippines) tháng 10/1998, có 5 dự án hành lang được đưa ra thảo luận. Hội nghị đã thống nhất ưu tiên thực hiện Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC). EWEC chính thức thông tuyến vào ngày 20/12/2006.

EWEC đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đến cửa khẩu Myawaddy (bang Kayin) ở biên giới Myanmar - Thái Lan. Ở Thái Lan, bắt đầu từ Mae Sot, chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan. Ở Lào, chạy từ tỉnh Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh và ở Việt Nam, chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh thành Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng.

Tuyến hành lang 1.450km này là cung đường mở ra nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, xã hội giữa các nước; trong đó, du lịch được xem là “kho báu” cho các nước trên tuyến khai phá.

Ngay từ khi thiết lập, du lịch bằng đường bộ qua tuyến EWEC đã được các nước chú ý bởi giá trị đồ sộ của hệ thống danh thắng, di tích lịch sử; kết nối những không gian văn hóa đa dạng và đa sắc tộc… Lợi thế về địa lý vẫn thường được người làm du lịch trên cung đường này nói gần gũi, rằng: “Ngày ăn cơm ba nước” (buổi sáng ở Quảng Trị, trưa ở Lào và tối ở Thái Lan).

Tại Việt Nam, Quảng Trị là cửa ngõ của EWEC. Từ Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đến cực Đông - biển Cửa Việt chỉ hơn 2 giờ đồng hồ. Với hệ thống di tích lịch sử văn hoá, danh thắng đồ sộ, cùng những bãi biển nổi tiếng, Quảng Trị là địa phương đầu tiên tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách từ Myanmar, Thái Lan và Lào. Từ cửa ngõ đầu tiên này, giá trị lan tỏa và kết nối cho các đơn vị lữ hành trong khu vực EWEC, với các chương trình du lịch đã được xác lập như EWEC - Con đường di sản miền Trung - Con đường huyền thoại, lễ hội Vì Hoà bình…

Hay cụ thể và gần gũi như nhu cầu của những du khách “khát biển” từ Đông Bắc Thái Lan và Lào, các bãi biển đẹp nổi tiếng như Nữ hoàng bãi tắm Cửa Tùng, biển Cửa Việt, biển Mỹ Thuỷ và hàng chục bãi biển mới nổi khác là lợi thế đặc biệt, cả về mặt khoảng cách địa lý. Chỉ tính riêng những địa phương ở gần cửa khẩu Densavan (đối diện cửa khẩu Lao Bảo), buổi sáng du khách có thể tự lái xe nhập cảnh đến Quảng Trị tắm biển, tham quan các danh thắng; chiều tối có thể quay về, vì khoảng cách di chuyển chưa đầy 200 cây số…

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Con đường hoa dã quỳ ở huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) thu hút khách tham quan. Ảnh: THIÊN SƠN.

Những cánh cửa dần mở lại

Từ giai đoạn đầu thông tuyến EWEC, phát triển du lịch đã được các quốc gia quan tâm, bởi đây là cung đường kết nối những tài nguyên vô giá. Mỗi nước có những cách làm khác nhau, với những thế mạnh riêng. Như cách làm du lịch của người Thái vẫn thường nổi trội, từ lâu đã có chiến dịch maketing rất tốt: tại Mukdahan, một trung tâm thương mại lớn của thành phố này đã được đặt tên Đà Nẵng. Và xa hơn tại miền Nam, “thủ phủ” du lịch Phu Khet cũng đã có những quán ăn, cửa hàng mang tên Đà Nẵng và các địa danh khác của Việt Nam…

Trong khi đó, tại Việt Nam, Quảng Trị ở giữa miền Trung nên có nhiều điều kiện thuận lợi để kết nối du lịch EWEC với “Con đường di sản miền Trung”, nhất là với các tỉnh láng giềng như Thừa Thiên Huế và Quảng Bình. Nếu Thừa Thiên Huế được biết đến với hệ thống di tích Cố đô xưa, Quảng Bình được thiên nhiên ban tặng hệ hang động độc đáo, thì Quảng Trị có những đặc điểm rất riêng để liên kết phát triển du lịch tâm linh, du lịch hoài niệm và du lịch khám phá mạo hiểm, nghỉ dưỡng. Đó là một không gian lợi thế và hấp dẫn trong kết nối du lịch EWEC.

Thế nhưng, đại dịch COVID-19 xảy ra hai năm qua gần như làm “đóng băng” hoạt động du lịch quốc tế; các tour kết nối qua cung đường EWEC cũng không là ngoại lệ. Song, tín hiệu “hồi sinh” đã nhanh chóng được thắp lên. Từ cuối năm 2021, Việt Nam chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch, từng bước thích ứng linh hoạt với “bình thường mới”. Cho đến nay, đại dịch từng bước được kiểm soát, Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và những cánh cửa giao thương, du lịch đã và đang dần mở ra.

Trong kết nối với EWEC, từ sau ngày 09/5/2022, Chính phủ Lào cho phép mở cửa các cửa khẩu quốc tế, những tín hiệu “hồi sinh” của du lịch trên tuyến EWEC có thêm dấu hiệu rõ rệt, được hiện thực hoá bằng nhiều tour xuyên Á trên cung đường này.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cụm di tích lịch sử cầu Hiền Lương - sông Bến Hải. Ảnh: TRẦN TIẾN

Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty TNHH Lữ hành Du lịch Việt Hà (Vietha Travel) cho biết, các kênh du lịch nội địa và quốc tế đã bắt đầu kết nối, khởi động lại sau khi Thái Lan, Lào và Việt Nam thông thương. “Hiện tại chúng tôi đã đưa khách Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Trong khi đó, các tour nội địa đi Thái Lan cũng đang lên đơn và chuẩn bị khởi động. Tất cả sẽ được “hồi sinh” và phát triển theo quỹ đạo của nó. Vấn đề chúng ta chuẩn bị được những gì để đón nhận làn sóng du lịch hậu COVID này”, ông Hà chia sẻ.

Đón làn sóng du lịch hậu COVID-19, 2022 cũng là một năm đặc biệt của du lịch Việt Nam. Tại cửa ngõ với EWEC, ông Hồ Văn Hoan - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cho biết, ngay từ đầu năm tỉnh đã có chương trình khôi phục du lịch sau đại dịch. Tháng 02/2022, cơ quan quản lý du lịch 5 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam ký biên bản liên kết, hợp tác để tăng cường triển khai nhiệm vụ này.

Năm 2022 đặc biệt hơn khi là Năm Du lịch Quốc gia diễn ra tại tỉnh Quảng Nam, các hoạt động hướng đến Lễ hội Vì Hoà Bình tại tỉnh Quảng Trị, Asian Routers 2022 tại Đà Nẵng, Festival Huế 2022… Theo đó 2022 là một năm đầy hy vọng đối với du lịch Việt Nam nói chung và 5 địa phương miền Trung nói riêng, trong đó hứa hẹn có thêm động lực từ những cánh cửa dần mở lại với EWEC.

“Đối với du lịch trên EWEC, phía Lào đã thông đường, bắc cầu với Thái Lan, từ đó mở ra cánh cửa lớn để hướng tới nhiều kỳ vọng. Với lợi thế về vị trí địa lý, Quảng Trị sẽ khai thác triệt để du lịch trên tuyến này. Cũng như Đà Nẵng và Huế, Quảng Trị là cực Đông ngắn nhất của hành lang EWEC, nó như là một ban công hướng ra biển Thái Bình Dương, chắc chắn là nơi hưởng lợi nhiều nhất”, ông Hoan tin tưởng.

Du lịch phục hồi: Coi chừng Du lịch phục hồi: Coi chừng "chặt chém"

Sáng 18/6, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết đã tổ chức đội kiểm tra liên ngành ...

Du lịch phục hồi, Khánh Hòa ‘khát’ nhân lực chất lượng cao Du lịch phục hồi, Khánh Hòa ‘khát’ nhân lực chất lượng cao

Các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao sau ...

Du lịch vừa phục hồi, hướng dẫn viên lặn biển ở Khánh Hòa đối diện nguy cơ thất nghiệp Du lịch vừa phục hồi, hướng dẫn viên lặn biển ở Khánh Hòa đối diện nguy cơ thất nghiệp

Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh yêu cầu UBND TP Nha Trang tạm dừng hoạt động du lịch lặn ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

Công đoàn Quảng Ninh lên ngôi vô địch Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 Video

Công đoàn Quảng Ninh lên ngôi vô địch Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024

Công đoàn Quảng Ninh đã thắng Sacombank Bình Dương 4-3, qua đó giành chức vô địch Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024, với tiền thưởng trị giá 150 triệu đồng.

“Cuộc đại phẫu” di tích Cà phê tối

“Cuộc đại phẫu” di tích

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.

Talk Công đoàn: Bão Yagi đi qua, tình Công đoàn ở lại… Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Bão Yagi đi qua, tình Công đoàn ở lại…

Đồng chí Bùi Minh Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về chủ đề: Bão Yagi đi qua, tình Công đoàn ở lại...

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 Infographic

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 cụ thể như sau:
Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc

Thông qua Công trình "Con nuôi Công đoàn", chị Nguyễn Thị Huyền Thanh, cán bộ cấp dưỡng Công an quận Hải An, TP Hải Phòng đã luôn được công đoàn cơ sở quan tâm, động viên, hỗ trợ trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho con gái trong suốt 6 năm qua.

Đọc thêm

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Câu chuyện quanh tôi -

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Nét đẹp Người lao động -

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.